Cảnh báo: Top 12 lợi ích của Thai Giáo mẹ không thể bỏ qua

4.7/5 (275 đánh giá)

Lợi ích của thai giáo đã quá rõ ràng, vậy nên vài năm trở lại đây, thai giáo rộ lên như một hiện tượng tại Việt Nam. Nhà nhà thai giáo, người người thai giáo. Mẹ hãy cùng Mamibabi điểm nhanh những lợi ích của thai giáo để tin tưởng thai giáo cho em bé trong bụng nhé.

Cảnh báo: Top 12 lợi ích của Thai Giáo mẹ không thể bỏ qua

1. Top 4 lợi ích của thai giáo theo quan điểm từ chuyên gia

Tốt đẹp cho con
Gắn bó gia đình 
Tu dưỡng được mình 
Lợi nhà ích nước

Nhà giáo Nguyễn Viết Hùng đã đúc kết 4 lợi ích của Thai giáo thành một bài thơ như trên. Thời kỳ trong bụng mẹ (tiên thiên) quan trọng gấp nhiều lần sau khi sinh (hậu thiên), là cơ may số một, là thời gian vàng để bà mẹ giúp con NÊN NGƯỜI TỐT ĐẸP sau này.

Mọi lời nói trong tầm tai nghe của thai nhi, mọi tâm trạng của thai phụ đều có ảnh hưởng đến tính cách đứa trẻ trong tương lai, thành nền móng nhân phẩm cho mỗi công dân sau này. Cho nên Thai giáo không chỉ có ý nghĩa quý giá với gia đình, mà còn có tác dụng to lớn với xã hội.

2. Top 8 lợi ích của thai giáo đối với trẻ

Đặc điểm của trẻ em được thai giáo Theo tác giả Trần Trúc Anh (trong quyển Cẩm nang thai giáo - Phương pháp giáo dục trẻ khi còn là bào thai), thì những trẻ em được Thai giáo tốt sẽ có những đặc điểm sau:

  • Thừa hưởng những ưu điểm di truyền của cha mẹ: Kết hợp những nét đẹp của bố và mẹ nên thường xinh trai, đẹp gái hơn bố mẹ
  • Nhanh chóng trưởng thành: Trẻ được thai giáo có biểu hiện rõ ràng là lớn nhanh hơn những trẻ khác, nói sớm, nhanh nhẹn, hoạt bát..., biết ngồi, đứng, đi, chạy sớm hơn những đứa trẻ khác.
  • Ngoan, ngủ tốt, hiếm khi quấy khóc: Trẻ được thai giáo có đầy đủ dưỡng chất trong cơ thể ngay từ trong bụng mẹ nên có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái nên thường dễ nuôi
  • Chỉ số IQ, EQ cao: Nhờ những tác động hàng ngày suốt trong thời kỳ mang thai nên não bộ của trẻ được thai giáo phát triển rất nhanh. Và do được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, những cảm xúc tích cực từ mẹ và mọi người xung quanh, bé có chỉ số thông minh xúc cảm (EQ) cao hơn những trẻ khác.
  • Phẩm chất đạo đức tốt: "Con vào dạ, mạ đi tu" nên trẻ được thai giáo được hưởng những suy nghĩ chân thiện mỹ từ mẹ nên có xu hướng trở thành những người biết quan tâm đến mọi người, yêu thương mọi người, nhiệt tình, thành thực, có thái độ sống tích cực, yêu ghét rõ ràng, biết phải trái.
  • Dễ thích ứng và nhiều khả năng sáng tạo: Trẻ trải qua quá trình thai giáo thường có tính độc lập trong cuộc sống, biết tự lập sớm, có khả năng thích ứng với các môi trường sống khác nhau, có cá tính mạnh, trí tưởng tượng phong phú, có tinh thần sáng tạo, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
  • Có ý chí kiên cường: Trẻ được thai giáo thường sống lạc quan, cho dù gặp khó khăn cũng dũng cảm đương đầu.

Tóm lại, trẻ được thai giáo có rất nhiều ưu điểm, thực sự là những đứa trẻ có đầy đủ tố chất như chúng ta hằng mong đợi. Những ví dụ điển hình sau đây sẽ chứng minh những đặc điểm trên là hoàn toàn có cơ sở ở trẻ được thai giáo.

Lợi ích của thai giáo: Kết hợp những nét đẹp của bố và mẹ nên thường xinh trai, đẹp gái hơn bố mẹ

3. Hiệu quả của thai giáo trong lịch sử

Chu Văn Vương

Chu Văn Vương là vị vua sáng lập ra nhà Chu, triều đại trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (gần 800 năm). Đó là một bậc thánh quân không chỉ trị nước anh minh, mà còn là tác giả của một tác phẩm kỳ diệu vào bậc nhất của nhân loại: Kinh Dịch. 

Tương truyền, mẹ Chu Văn Vương khi có mang nhà vua, đã giữ gìn rất cẩn thận theo kinh nghiệm phương Đông. Bà không để mắt phải nhìn những gì xấu xa, tàn héo, mà sớm mai ngắm bình minh rạng rỡ chân trời, đàn chim sải cánh nhịp nhàng, bông hoa lung linh sương đọng, bức tranh tươi rạng sắc màu, hài hòa đường nét.. 

Bà để ngoài tai mọi lời thô lỗ, mọi giọng cục cằn, đêm thanh cất tiếng hát ru cho đứa con trong bụng, lắng nghe những khúc nhạc trong trẻo, du dương. Khi đi đâu, bà cũng bước những bước thong dong uyển chuyển, ngồi không ngồi chiếu xô lệch, đúng không đứng nơi dơ bẩn... Bà tự đọc với ngữ điệu trìu mến, diễn cảm nhất những áng thơ hay, những sách kể chuyện danh nhân, gương sáng trong lịch sử. 

Tất cả, bà đều tưởng tượng như đang nói cho con nghe, đang hướng cho con ngắm, đang tâm tình thủ thỉ cùng con. "Đi đứng ngồi năm đều nhẹ nhàng, cười nói vừa phải, dù tức giận cũng không chửi mắng" (Theo ghi chép của sách Tân sách thai giáo).

Mạnh Tử

Mạnh Tử được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).

Sử sách ghi lại kinh nghiệm thai giáo của thân mẫu Mạnh Tử rằng "Khi mang thai đứa con trong bụng thì phải biết: chỗ không bằng phẳng không ngồi, thức ăn không hợp vệ sinh không ăn”.

Lợi ích của thai giáo: trẻ Dễ thích ứng và nhiều khả năng sáng tạo

Giáo sư Trần Văn Khê

Giáo sư Trần Văn Khê chẳng những được may mắn sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều là nhạc sĩ, ông lại được "thai giáo" một cách rất đặc biệt. Sau đây là câu chuyện do chính Giáo sư kể lại trong một buổi tọa đàm về Thai giáo:

Theo lời kể của má và cậu mợ Năm tôi, lúc má mang thai tôi, trong nước chưa ai nghĩ đến việc Thai giáo. Má tôi đang ở nhà ông Nội tôi, tại chợ Giữa, phía sau nhà là một lò heo, mỗi đêm lúc 3 giờ sáng má tôi thường bị tiếng heo la lúc heo bị thọc huyết làm cho thức dậy và khó ngủ trở lại. Khi nói chuyện đó cho cậu Năm tôi nghe, thì cậu Năm tôi đến gặp ông Nội tôi và thưa rằng:

"Kính thưa Bác, chắc Bác cũng đã biết, theo sách sử để lại có nói chuyện mẹ Thầy Mạnh Tử ngày ra phải mấy lượt dời nhà đi để cho con mình luôn luôn được ở gần những nơi có ảnh hưởng tốt. Em cháu mỗi đêm bị tiếng heo la hét làm thức giấc, có hại cho sức khỏe và có ảnh hưởng không tốt cho bào thai. Cháu xin Bác cho phép cháu rước em cháu về khu vườn yên tĩnh của gia đình cháu trong thời gian mang thai".

Ông Nội tôi cũng biết việc mẹ Thầy Mạnh Tử mấy lượt dời nhà để tạo cho con mình một môi trường tốt, nên đã bằng lòng

Nhà cậu Năm tôi ở trong một khu vườn rộng rãi, giáp ranh làng Đông Hòa và làng Vĩnh Kim. Cậu Năm tôi cho cất một trái sát vách nhà, rộng rãi, có giường cho má tôi và cái nôi cho đứa bé, có chỗ ngồi đọc sách, ngắm cảnh. Cậu cho trồng hai thứ hoa Vạn Thọ và Móng Tay với ý nghĩa là chúc cho đứa bé sanh ra đời sẽ sống lâu và biết đàn hay. Cậu Năm tôi thích đá gà, nhưng đã dẹp tất cả các chuồng gà và không bao giờ tổ chức cuộc đá gà tại nhà như trước nữa. 

Cậu chọn lựa những quyển sách có tính cách giáo dục cho má tôi đọc như "Cổ học tinh hoa", "Luận ngữ", "Nhị thập tứ hiếu", "Gia huấn ca". Mỗi ngày sau giấc nghỉ trưa, cậu Năm đem ống sáo đến thối những bản nhạc trong truyền thống Ca nhạc Tài tử miền Nam cho má tôi nghe. Thỉnh thoảng cậu nói chuyện với bào thai: "Bé ơi, cậu Năm thổi cho con nghe bài Lý Bốn Mùa nghen, Mợ Năm tôi, trước khi lấy chồng làm việc trong nhà hộ sanh, ai cũng khen là "mát tay" vì những đứa bé mợ tôi giúp ra đời luôn luôn được mạnh khỏe. 

Mợ Năm tôi lúc đó cũng theo dõi hàng ngày sự tiến triển của tôi, nên khi nào má tôi nói bào thai đang đạp trong bụng, thì mợ tôi lại vuốt ve trên bụng mà nói với tôi: Con ơi, đừng đạp mạnh má đau nghe con” và khuyên má tôi nên vừa vuốt ve ngoài bụng, vừa nói chuyện với bào thai. Cậu Năm tôi thỉnh thoảng đọc thơ Đường cho má tôi nghe. Má tôi học thuộc những bài thơ hay và thường ngâm những bài thơ đó. Cậu Năm không cho má tôi đi xem hát Bội, vì loại tuồng này có những vai tướng, nét mặt vẽ vằn vện hung dữ. Trong phòng ngủ của má tôi, cậu Năm cho treo bộ tranh Tố Nữ, tức là bộ tranh có bốn cô gái xinh đẹp đang dạo đờn. Những món gì má tôi thèm là cậu mợ tôi cho ăn liên.

Suốt trong 9 tháng, cả nhà đều đến đờn ca, đọc thơ cho tôi nghe, mỗi ngày má tôi đi dạo ngoài vườn xem bông Vạn Thọ và Móng Tay nở, nghe tiếng chim hót trên cành, bà con lối xóm cũng thường đến thăm má tôi, trò chuyện vui vẻ. Má tôi không bao giờ nghe tiếng cãi nhau, quát tháo, giận dữ.

Đến ngày chuyển bụng, mợ Năm tôi luôn ở cạnh giường, nói chuyện cho má tôi bớt lo, Lúc tôi mới vừa lọt lòng, mợ Năm reo mừng thật to: "Sanh con trai rồi, có người nối dòng họ Trần rồi. Cậu Năm liền chạy tới, thổi sáo, chào mừng đứa bé.

Nhờ tiếng Sáo của cậu Năm tôi trong lúc tôi còn là Thai nhi, tiếng đàn Tỳ Bà của ông , tiếng đàn Tranh của cô Ba tôi, tiếng đờn Kim của Ba tôi, từ ngày tôi ra đời đến sau này mà trong lòng tôi thấm nhuần âm nhạc Dân tộc Việt Nam. Vừa mới lớn lên tôi đã biết nhảy nhịp theo tiếng đờn của ông Nội tôi. Lúc lên 6 tuổi đã biết đờn Kìm, lên 8 tuổi đã biết đờn Có, 12 tuổi biết đờn Tranh, 14 tuổi biết đánh Trống nhạc, mãi đến khi khôn lớn tình yêu Âm nhạc Dân tộc đó đã tiếp tục giữ tôi trên con đường sưu tầm, học hỏi, luyện tập, biểu diễn, phổ biến và phát huy Âm nhạc truyền thống Dân tộc Việt Nam đến ngày nay.

Khi được nghe thuật lại, tôi nghĩ rằng mình rất may mắn vì đã được cả gia đình thực hiện việc Thai giáo, mặc dù không có đọc sách vở về môn này, mà làm những điều rất phù hợp với phương pháp Thai giáo hiện nay.

---

Thông qua những chia sẻ trên, mẹ đã nắm vững lợi ích của Thai giáo rồi phải không ạ? Hãy cùng thai giáo với Mamibabi theo các cách sau nhé:

- Tải App Mamibabi thai giáo mỗi ngày đơn giản nhất tại đây

- Tham gia cộng đồng Thai giáo gần 1 triệu mẹ trên Mamibabi tại đây

- Tìm hiểu chi tiết 280 ngày thai giáo

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Thai giáo cơ bản
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG