Các mốc siêu âm thai quan trọng tuyệt đối không thể bỏ qua

4.9/5 (270 đánh giá)

Hiện nay siêu âm thai là phương pháp để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của em bé ngay khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó siêu âm cũng cũng giúp mẹ phát hiện sớm những bất thường của trẻ để đưa ra các phương pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên những mốc siêu âm nào rất quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua? Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi? Cùng Mamibabi giải đáp qua bài viết sau đây.

Các mốc siêu âm thai quan trọng tuyệt đối không thể bỏ qua

Siêu âm thai là gì? Phương pháp siêu âm thai như thế nào?

Siêu âm thai là một kỹ thuật không xâm lấn sử dụng sóng âm cao tần để ghi lại những hoạt động của em bé trong bụng mẹ, cũng như theo dõi tử cung và các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Qua hình ảnh thể hiện nhờ siêu âm bác sĩ phụ sản có thể thu thập được những thông tin có giá trị về sự phát triển thai kỳ và sức khỏe của bé. Các loại siêu âm thai hiện có hiện nay là siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D hay siêu âm Doppler màu.

Phương pháp siêu âm sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Mẹ bầu sẽ nằm trên giường, kéo áo để lộ bụng.
  • Bác sĩ sẽ sử dụng một loại gel mỏng (chính là chất dẫn sóng âm) xoa đều lên bụng mẹ 
  • Sau khi sóng âm truyền vào bên trong và đưa thông tin về, các kết quả sẽ được máy tính dịch ra tạo thành những video và hình ảnh trên màn hình. Qua đó mẹ bầu sẽ thấy các hình ảnh về hình dáng, đường nét của đứa trẻ cũng như những cử động của con.

Thường thì khi siêu âm, bạn sẽ thấy những vết đen hay xám xung quanh màn hình và các tấm ảnh siêu âm. Đó thực chất là hình ảnh của các cấu trúc của thai, dây rốn, bánh rau và nước ối. Quá trình siêu âm thai nhi thường chỉ diễn ra từ khoảng 15 - 20 phút, cũng tùy vào các phương pháp siêu âm khác nhau, mà thời gian có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. 

Các mốc siêu âm thai định kỳ

Lợi ích và tác hại của siêu âm thai

Lợi ích của siêu âm thai

  • Tính được ngày dự sinh: Thông qua siêu âm giúp chẩn đoán được ngày dự sinh chính xác cho mẹ bầu.
  • Kiểm tra nhịp tim của em bé: Bác sĩ sử dụng máy Doppler cầm tay để nghe nhịp tim của thai nhi thông qua đó có thể phát hiện các vấn đề bất thường.
  • Xác định đa thai: Thông qua mắt thường không thể xác định được thai đa thai, nên siêu âm là một cách chính xác nhất để xác định tình trạng đa thai.
  • Xác định thai ngoài tử cung: Khi mẹ bầu ở tuần thứ 8-10 khi xuất hiện triệu chứng như: đau bụng, chảy máu...có thể là hiện tượng của mang thai ngoài tử cung. Siêu âm sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ được các biến chứng hay xác nhận rằng đang gặp phải tình trạng này.
  • Biết giới tính của thai nhi: Siêu âm là cách chính xác nhất để xác định giới tính em bé ngay khi em bé chưa chào đời.
  • Kiểm tra tình trạng nước ối: Các hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng nước ối của mẹ bầu qua đó đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Tác hại của siêu âm thai

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh siêu âm gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên siêu âm tùy hứng đặc biệt là trong 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ và hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Do đó, mẹ hãy siêu âm khi thật sự cần thiết hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Tác hại của siêu âm thai

Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

Siêu âm thai ở tuần thứ 5 - 6: Xác định thai đã vào tử cung hay chưa

Khi kinh nguyệt chậm thì tuần thứ 5 hoặc 6 mẹ bầu cần đi siêu âm để xác định thai đã vào tử cung hay chưa. Thường thì ở tuần sáu thai đã vào tử cung và đang hình thành phôi thai và có thể đã nghe rõ tim thai.

Lần siêu âm này mẹ sẽ được bác sĩ tính toán tuổi thai dựa vào kỳ kinh cuối.

Nếu các mẹ có tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc sinh con bị dị tật thì mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ phương pháp sàng lọc trước sinh sớm nhất có thể.

Đồng thời mẹ sẽ được nghe tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho điều độ nhất, bác sĩ có thể kê cho mẹ uống bổ sung thêm sắt hoặc vitamin tổng hợp sau khi thực hiện siêu âm cơ bản xong.

Siêu âm thai ở tuần thứ 8: Đánh giá tổng quát tình trạng của thai nhi

Nhiều mẹ khi siêu âm thai ở tuần thứ 6 chưa thấy rõ phôi thai hoặc tim thai thì thời điểm 8 tuần là lúc mẹ nên đến bệnh viện lần nữa để bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn. Mục đích siêu âm để xác định tim thai và các vấn đề phát triển của phôi thai. Mẹ cũng có thể được bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề chế độ dinh dưỡng hoặc kê đơn thuốc uống vitamin bầu.

Thời gian siêu âm thai định kỳ

Tuần thứ 12: Siêu âm và xét nghiệm Double test để xác định sớm bệnh Down ở thai nhi

Ở thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày, mẹ nên đến các phòng khám để siêu âm phát hiện sớm dị tật ở thai nhi và thời điểm vàng đó là tuần 12. Ở các tuần này thì các dị tật biểu hiện bên ngoài cơ thể thai nhi đã có thể quan sát rõ khi thực hiện siêu âm 4D. 

Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp mẹ đo tim thai, kiểm tra các chi đang lớn dần của con cũng như cơ hoành. Mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện xét nghiệm Double test để tầm soát sớm dị tật thai nhi. Một trong những bệnh có thể xác định tại thời điểm này là bệnh Down thông qua độ mờ da gáy. Khi siêu âm bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ nếu kết quả đo độ mờ da gáy. Nếu thai nhi được xác định có khả năng cao mắc bệnh này,mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chắc chắn.

Tuần thứ 16 - 20: Xét nghiệm Triple test kiểm tra rối loạn nhiễm sắc thể

Khi thai nhi được 16 - 20 tuần tuổi mẹ nên đến phòng khám hoặc bệnh viện để siêu âm giúp mẹ xác định các bất thường về lượng ối cũng như theo dõi thai có đang phát triển ổn định hay không. 

Mẹ có thể làm thêm xét nghiệm Triple test nhằm xác định các bất thường về nhiễm sắc thể hoặc ống thần kinh nếu có. Nếu thai nhi có vấn đề, bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh siêu âm cũng như kết quả xét nghiệm để đưa ra các phương pháp phù hợp

Tuần thứ 22: Siêu âm 4D xác định hình thái của thai nhi

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thai 4D ở tuần 22. Bác sĩ siêu âm kiểm tra hình thái và tình trạng nhau thai, nước ối, cân nặng thai nhi. Đây là thời điểm then chốt để bác sĩ phát hiện các bất thường về hình dạng bên ngoài của thai nhi như: hở hàm ếch hoặc dị dạng ở các cơ quan bên trong. Theo đó bác sĩ sẽ quyết định có cần đình chỉ thai kỳ hay không nếu có bất thường. Việc chẩn đoán các dị tật nghiêm trọng trong thời gian này chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

Tuần thứ 32: Kiểm tra ngôi thai

Lúc này mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ ba và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Khi thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của bé yêu trong bụng mẹ. Ngoài ra bác sĩ cũng giúp mẹ kiểm tra tử cung để phát hiện các dấu hiệu sinh non nếu có. Một số xét nghiệm mẹ có thể sẽ cần thực hiện bổ sung là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thai kỳ.

Tuần thứ 36 - 40: Xác định nước ối, sự phát triển của thai nhi

Đây là giai đoạn rất gần thời điểm con yêu chào đời nên mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm 1 tuần một lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra nước ối, ngôi thai, kiểm tra sự tăng trưởng của con. Các trường hợp thai ở vị trí bất lợi cho mẹ có thể được chỉ định mổ khẩn cấp để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. 

các loại siêu âm thai

Ý nghĩa của các ký hiệu trong kết quả siêu âm thai

  • APTD: đường kính trước và sau bụng
  • TTD: đường kính ngang bụng
  • BPD: đường kính lưỡng đỉnh (đường kính lớn nhất đo ngang qua xương thái dương theo chiều ngang)
  • OFD: đường kính xương chẩm (đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất - từ trán ra sau gáy hộp sọ của thai nhi)
  • CER: đường kính tiểu não
  • THD: đường kính ngực
  • HC: chu vi đầu
  • AC: chu vi vòng bụng
  • CRL: chiều dài đầu mông
  • FL: chiều dài xương đùi
  • AF: nước ối
  • BD: khoảng cách hai hốc mắt
  • BCTC: chiều cao tử cung.
  • EFW: cân nặng thai nhi
  • GA: tuổi thai
  • Ngôi mông: mông em bé ở dưới.
  • Ngôi đầu: đầu em bé nằm ở dưới.

Phân biệt siêu âm thai 2d, 3d,  4d, 5d, đầu dò

Siêu âm 2D

Đây là siêu âm quét hình ảnh theo hình phẳng. Đầu dò gửi và nhận sóng siêu âm ở một mặt phẳng. Các sóng phản xạ lại những hình ảnh đen trắng của cơ quan, bào thai trong một mặt phẳng giúp mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện dị tật bất thường, để có sự can thiệp kịp thời. Siêu âm 2D thường được sử dụng trong thời điểm phát hiện thai ở giai đoạn đầu, kiểm tra vị trí nhau thai, những dấu hiệu bất thường ở thai nhi,…

Siêu âm 3D

Siêu âm 3D là hình thức siêu âm cho thấy những hình ảnh 3 chiều về những chuyển động đang xảy ra bên trong cơ thể mẹ và bé. Nếu siêu âm 2D chỉ có có màu đen và trắng, thì ở siêu âm 3D, đó là những hình màu rất rõ ràng và sắc nét nhờ phần mềm tính toán tốc độ cao sau đó tích hợp thông tin. Dữ liệu được hiển thị trong một hình ảnh cuối cùng, tương tự chế độ chụp cắt lớp hoặc nhiều mặt phẳng. Định dạng nhiều mặt phẳng cho phép bác sĩ siêu âm đánh giá nhiều mặt phẳng hình ảnh 2D cùng một lúc.

Siêu âm 4D

Công nghệ siêu âm 4D là siêu âm 3D có chuyển động cho phép phát trực tiếp các hình ảnh 3D theo thời gian thực. Mẹ có thể xem chuyển động trực tiếp của thai, nhịp tim, vv… 

Ưu điểm của siêu âm 4D bao gồm:

  • Thời gian để sàng lọc / chẩn đoán tim thai ngắn, chính xác
  • Giúp cha mẹ có thể quan sát thấy được các hành vi, hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ
  • Xác định tốt hơn các dị tật thai nhi.

Siêu âm 5D

Siêu âm 5D kết hợp siêu âm 4D và thêm một chiều tự động chẩn đoán, với sự tự động hóa trong tính toán hình ảnh theo chuẩn đã có sẵn giúp bác sĩ nhanh chóng nhận diện được những thay đổi bất thường của thai nhi. Siêu âm 5D cảnh báo sớm cho bác sĩ những sai sót và tự động khắc phục những sai sót trong khảo sát thai nhi cũng như các cơ quan, bộ phận trong cơ thể thai nhi thông qua một chuẩn dữ liệu sẵn có được tích hợp trong máy.

Siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm tần số cao tiếp xúc qua âm đạo. Các thông tin hiển thị bao gồm: hình ảnh tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ quan sinh sản độ với độ phân giải cao giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý phụ khoa.

Siêu âm thai nhiều lần có tốt không?

Hiện nay, nhiều mẹ bầu lạm dụng siêu âm. Đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Mặc dù, siêu âm thai là một phương pháp được đánh giá là tương đối an toàn và hiện tại cũng chưa có kết quả nghiên cứu nào chỉ ra được tác hại của siêu âm đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia, bác sĩ vẫn khuyên các thai phụ không nên quá lạm dụng phương pháp siêu âm, vừa tốn thời gian mà không cần thiết. Tốt nhất là mẹ bầu chỉ nên đi siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của con yêu.

Kết luận về siêu âm thai

Trên đây là những kiến thức hữu ích cho mẹ về siêu âm thai và các mốc siêu âm quan trọng mẹ không nên bỏ qua. Siêu âm trong quá trình mang thai là cần thiết giúp mẹ theo dõi được tình trạng sức khỏe thai nhi qua từng giai đoạn và kịp thời phát hiện những bất thường của thai nhi để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên bồi bổ cho cơ thể những vitamin, và dưỡng chất cần thiết để mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ.

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG