Bé 28 tháng tuổi


Bài học theo tháng tuổi

Chăm sóc bé


Sự phát triển tháng này

Cũng như các lứa tuổi khác, các giai đoạn phát triển của trẻ đều bao gồm một số thay đổi. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về bé 28 tháng tuổi của bạn, tránh những khó chịu không đáng có.

Hãy chuẩn bị thêm áo quần cho bé vì ở tuổi này bé rất thích diện để trở người khác hoặc những nhân vật trong phim hoạt hình theo trí tưởng tượng non nớt của mình. Ở tuổi này bé hay giả vờ và thích tưởng tượng trong khi chưa phân biệt được đâu là sự tưởng tượng hay thực tế. Bé vẫn còn xem mình là trung tâm và không thích chơi với những đứa trẻ khác.

Để một đứa trẻ 28 tháng tuổi nhận ra đâu là thật đâu là tưởng tượng không hề đơn giản, phải mất thời gian để não bé đủ trưởng thành và có thể nhận biết đầy đủ một thế giới cụ thể hơn so với thế giới trong trí tưởng tượng của bé.

Đây cũng là độ tuổi bé biết làm hết cái này tới cái khác mà không có chú ý. Một số cha mẹ lo con mới biết đi nên không thể ngồi tập trung lâu vào một cái gì đó, nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Lớn lên, bé sẽ phát triển kỹ năng tự kiểm soát và tập trung theo quy luật cảm xúc.

Sự phát triển của bé

Các trở ngại sẽ tăng lên trong tháng này, do bé học cách cân bằng tạm thời giữa cái này với cái khác. Sự kiên nhẫn của bé sẽ tăng lên một chút và nếu thích, bé sẽ mải mê hơn trong các trò chơi mà bé đang tham gia. Nghĩa là nếu bạn gọi bé làm gì khác, bé có thể không nghe hoặc thậm chí chẳng quan tâm đến những gì bạn nói. Bé cũng có thể nổi cáu và làm cả hai mẹ con bực mình khi cùng muốn một điều hoàn toàn khác nhau.

Đây là thời điểm bé sẽ thực hành kỹ năng vận động nhiều hơn, nghĩa là bé có thể nhặt những vật nhỏ rồi đặt xuống một cách chính xác. Các kỹ năng chạy nhảy cũng sẽ tiến bộ hơn. Trẻ nói được câu dài hơn nhưng bạn đừng mong sẽ hiểu hết những gì bé nói. Bé có thể kết hợp đến 5 hoặc nhiều từ hơn trong một câu. Nếu bạn có con gái, bạn có thể nhận thấy kỹ năng ngôn ngữ ở bé gái phát triển hơn ở bé trai. Sự khác biệt trong quá trình phát triển chung giữa hai giới là bình thường do khác biệt về sinh lý ở não.

Chơi và tương tác

Bé con bạn sẽ dễ bị lấm bẩn. Không phải đợi đến lúc lớn lên bé mới biết giữ gìn sạch sẽ. Hãy thực tế trong cách ăn mặc cho bé. Để đỡ vất vả và tiết kiệm thời gian, hãy giặt ủi quần áo bé mặc chơi và quần áo tốt riêng.

Sau khi chơi yên tĩnh trong nhà khoảng một giờ hoặc lâu hơn, việc đưa bé ra ngoài sẽ rất tốt. Việc vận động làm bé mệt nên bé dễ ngủ hơn. Vận động ngoài trời cũng thúc đẩy sự thèm ăn và làm cho giờ ăn của bé dễ chịu hơn. Đưa bé theo khi bạn đi ra ngoài để bạn có thể giám sát và để bé tham gia vào những gì bạn làm. Hãy nhờ bé "giúp" rửa cái kẹp áo quần trên dây phơi, tưới nước rửa đường hoặc hái hoa. Chơi với nhóm tuổi này không cần phức tạp, hãy tìm những hoạt động mà bé có thể tham gia thay vì chú tâm vào cấu trúc của trò chơi.

Bạn có thể mong đợi gì trong tháng này

Tâm trạng của bạn sẽ dồn dập trong tháng này khi bé đã biết cách gây ảnh hưởng đến bạn. Nếu đang mệt mỏi, bạn sẽ khó được yên ổn. Đôi khi để đơn giản chỉ cần đáp ứng yêu cầu của bé rồi giải quyết hậu quả sau. Không có cha mẹ nào nhất quán 100 % cả.

Ở tuổi này, bạn có thể thấy bé ngồi với hai chân hình chữ W. Tư thế này là phổ biến vì nó giúp bé thấy vững hơn và không cần tập trung để duy trì sự cân bằng khi ngồi. Nhưng thế ngồi này không giúp gì cho bé và theo thời gian có thể dẫn đến vấn đề hông và gối, hạn chế khả năng xây dựng các kỹ năng theo hướng ngang hoặc bên cạnh. Nếu thấy bé ngồi kiểu này, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng. Có thể bạn thấy như một kỷ lục nào đó bị phá vỡ khi phải nhắc nhở mỗi ngày, nhưng dần dần bé sẽ ngừng làm việc đó.

Thực phẩm và chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Ở độ tuổi này có thể phát sinh rắc rối chuyện ăn uống. Để thuyết phục bé ăn hoặc cư xử theo một cách nào đó, cha mẹ có thể đưa ra phần thưởng bằng thức ăn. Để làm việc này, thức ăn có thể được xem là " tốt hay xấu" và nên gán vào đó giá trị tinh thần nào đó. Những phần thưởng bằng thức ăn này nên ít dinh dưỡng hơn nhưng chứa muối, đường và chất béo nhiều hơn. Ở 28 tháng tuổi, con bạn cần các chất dinh dưỡng này do phần nhiều năng lượng của bé tiêu hao cho việc phát triển nên các chất dinh dưỡng hàng đầu rất quan trọng.

Một số trẻ uống sữa quá nhiều làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng khi ăn các thức ăn khác. Sữa ít chất sắt nên thiếu máu không phải là tình trạng hiếm ở tuổi này. Thỉnh thoảng cần nghiên cứu sắt qua xét nghiệm máu để được kê toa bổ sung chất sắt. Sau khi tăng cường ăn uống có chất sắt, có thể mất một thời gian dài cho hồng cầu của trẻ tăng lên. Tìm hiểu thêm về tình trạng thiếu sắt ở trẻ em ở đây.

Đây có thể là lúc thay ghế cao bằng ghế nâng. Rất quan trọng để bé con tham gia vào cuộc trò chuyện trong bữa ăn của bạn, nhưng đừng để bé độc thoại. Khuyến khích mọi người lần lượt nói về những việc xảy ra trong ngày của mình. Với những gia đình bận rộn, chỉ có giờ ăn mới có thể kết nối các thành viên với nhau. Hãy thiết lập quy tắc không mở ti vi trong khi ăn để tập trung vào việc ăn uống và trò chuyện cùng nhau.

Giữ bé khỏe mạnh

Khuyến khích bé ngồi yên khi ăn. Bé còn quá nhỏ để đánh giá đầy đủ cách ăn uống tốt có ý nghĩa như thế nào. Chạy vòng vòng với thức ăn trong miệng bé rất nguy hiểm và có thể gây mắc nghẹn. Hãy học một khóa sơ cứu bao gồm những điều cơ bản về sơ cứu cũng như hồi sức tim phổi. Nếu nhà có hồ bơi, hãy học cách hô hấp nhân tạo. Ghi số điện thoại cấp cứu ở gần điện thoại của bạn. Những việc nhỏ này có thể sẽ có ích nếu chẳng may gặp sự cố.

Lời khuyên chung

  • Cố gắng dành thời gian mỗi ngày một lần với con. Tạo ra những tương tác hiệu quả là cách tốt để bé con gần gũi bạn hơn.
  • Không cần bé nói gì với bạn, bé vẫn cần nghỉ ngơi một lần trong ngày. Ngay cả khi bé không ngủ, bạn cũng cần giữ yên tĩnh trên giường một thời gian với cuốn sách - vì lợi ích của cả hai mẹ con.
  • Hãy đội mũ cho bé trước khi đưa bé ra ngoài chơi. Hãy nhắc nhở bé luôn đội mũ khi ra ngoài.
  • Nếu bạn mới có thêm em bé, hãy dạy bé làm mọi thứ nhẹ nhàng và khen ngợi để bé cảm thấy được yêu thương chứ không có cảm giác bị ra rìa.
  • Bạn sẽ thấy một số hành vi ở bé suy giảm nếu bé có em. Hãy trò chuyện thường xuyên để bé không quên những gì đã học trước đó.