Trẻ 12 tháng tuổi (bé 1 tuổi) đã biết ngồi vững cũng như có thể chập chững những bước đi đầu tiên, ăn các món rắn như táo, dưa vàng…
Mỗi ngày, cuộc sống của thiên thần nhỏ dường như tràn ngập trong sự khám phá và học hỏi, khiến người lớn đôi lúc phải bở hơi tai để trông chừng bé yêu.
Cân nặng của trẻ 12 tháng tuổi thường sẽ tăng gấp ba lần kể từ khi sinh. Vào tháng thứ 12, bé cũng tăng 50% chiều cao và bộ não sẽ đạt 60% so với kích thước não của người trưởng thành.
Sau 12 tháng tăng trưởng đáng kinh ngạc, quá trình phát triển cân nặng của con sẽ bắt đầu chậm dần lại bởi mức độ hoạt động tăng lên.
Em bé 12 tháng tuổi thường ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi này vẫn cần một giấc ngủ ngắn buổi trưa, sau khi đã được bú hoặc cho ăn no.
Khi chạm đến giai đoạn thôi nôi, trẻ 12 tháng tuổi có thể đã biết tự đứng vững, một số bé thậm chí còn chập chững những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.
Bên cạnh đó, con yêu cũng đã quen với việc tự ngồi, bò bằng tứ chi, bám vào vật gì đó để đứng dậy. Bé tròn 1 tuổi khá giỏi làm một số việc cho bản thân, chẳng hạn như bốc đồ ăn và lật các trang của một cuốn truyện, bấm nút để các món đồ chơi phát ra tiếng nhạc hay chuyển động.
Bé ở giai đoạn 12 tháng tuổi đã có thể phần nào diễn đạt được nhu cầu của mình cho người lớn thông qua cử chỉ lắc đầu, vươn tay. Ngoài ra, con yêu cũng sẽ có thể tỏ ra căng thẳng, thậm chí khóc khi bố mẹ hoặc người thường chăm nom con không ở gần bên.
Trẻ 12 tháng tuổi cũng bắt đầu bập bẹ những từ ngữ đơn giản, chẳng hạn như “ba”, “bố”, “mẹ”… dẫu cho đôi lúc con phát âm không tròn vành rõ chữ lắm.
Một số mũi tiêm mà bé 1 tuổi cần trong thời điểm này gồm:
Do đã biết bò cũng như bước vào giai đoạn chập chững tập đi, con yêu sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với trước, khoảng từ 800–1.000 calo/ngày. Do đó, nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, bé nên được bú ít nhất 3 lần trong ngày.
Bên cạnh đó, không ít bậc phụ huynh cũng đã thắc mắc liệu trẻ 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa thì câu trả lời là được nếu bé đã được tập làm quen với thức ăn dạng đặc, khả năng nhai nuốt của con tương đối tốt hoặc khi con tỏ ra hứng thú với món ăn này.
Bên cạnh đó, bố mẹ còn có thể cho bé nếm thử các loại thức ăn mềm khác như bún, phở, nui… đã được cắt nhỏ sợi ra trước đó.
Cuối cùng, những món ăn thơm ngon trong bữa phụ như sữa chua, trái cây, váng sữa cũng là gợi ý mà bạn không nên bỏ qua.
Một vài món ăn thú vị mà bạn có thể chế biến để bé yêu thưởng thức gồm:
Mỗi trẻ nhỏ đều phát triển theo tốc độ riêng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể chỉ ra các vấn đề bất thường, bố mẹ hãy lưu ý nếu con: