Trẻ 15 tháng tuổi là những thiên thần nhỏ hiếu động với các mốc phát triển như chập chững tập đi, hiểu được người lớn nói gì…
Trẻ 15 tháng tuổi đang phát triển nhanh chóng với các kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động và kỹ năng ngôn ngữ… Bên cạnh đó, con yêu cũng dần hoàn thiện khả năng hiểu, cảm nhận thế giới xung quanh. Một vài cột mốc bé yêu sẽ đạt được trong khoảng thời gian này gồm:
Bé 15 tháng tuổi đôi lúc hiếu động đến mức khiến cho người chăm sóc con phải mệt bở hơi tai để phải trông chừng bé dù thiên thần nhỏ chỉ di chuyển loanh quanh trong nhà hoặc thậm chí là mỗi phòng khách. Mỗi ngày trôi qua, bạn sẽ nhận thấy dường như con lớn hơn ngày hôm qua một chút, hoàn thành nhiều mục tiêu thể chất hơn ngày hôm trước.
Cân nặng của bé 15 tháng tuổi sẽ rơi vào khoảng từ 9,5 cho đến 10,8kg với điều kiện bé được ăn các thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn đang tự hỏi trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì thì câu trả lời sẽ bao gồm:
Bé 15 tháng tuổi đang phát triển các khả năng khác nhau để tương tác với môi trường của mình bao gồm các kỹ năng giao tiếp và phát triển cảm xúc. Dưới đây là một số cột mốc phát triển của bé mà bạn có thể tham khảo:
Vào thời điểm được 15 tháng, bé có thể phát ra những từ đơn giản như “ma”, “ba”, “ha”. Trong giai đoạn này, khả năng nhận thức và ngôn ngữ của bé đang phát triển nhanh chóng. Bé sẽ tự lập hơn, sẵn sàng tham gia vào cuộc trò chuyện theo cách riêng của mình.
Cột mốc phát triển của bé 15 tháng tuổi trong nhận thức và ngôn ngữ gồm:
Nếu bạn tỏ ra lo lắng về việc trẻ 15 tháng tuổi chưa biết nói thì đừng quá lo lắng bởi mỗi bé sẽ có nhịp điệu phát triển riêng và đôi lúc khi chạm mốc 2 tuổi, con mới bắt đầu nói sõi.
Trẻ 15 tháng tuổi sẽ rất tò mò về môi trường xung quanh và muốn tham gia vào mọi hoạt động. Bé yêu cũng có thể bắt đầu thể hiện một chút hành vi bướng bỉnh dẫu vẫn chưa phân biệt được đúng sai.
Ở giai đoạn này, điều quan trọng đối với bố mẹ là phải quyết đoán hơn và giúp con bình tĩnh, không chiều theo sự vòi vĩnh của bé nếu điều đó thiếu hợp lý. Việc rèn giũa hành vi của con từ lúc còn tấm bé sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình định hình tính cách và tính kỷ luật cho trẻ trong tương lai sau này.
Bạn có thể nhận thấy trẻ 15 tháng tuổi dường như không hứng thú với việc ăn một bữa có khẩu phần lớn hoặc trở nên kén chọn hơn đối với những loại thực phẩm mà bạn cho con ăn. Điều này là hoàn toàn bình thường với các bé ở độ tuổi này và bạn không cần phải quá âu lo đâu.
Bạn đừng nên cho bé những miếng thức ăn có kích thước lớn. Bữa ăn nên diễn ra ở nơi yên tĩnh, bạn không nên cho bé đi bộ, chạy hoặc dụ dỗ con ăn.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi sẽ bao gồm các thực phẩm, món ăn như sau:
Bên cạnh đó, bạn cũng hãy thử cho con được nếm qua các món ăn từ nui, mì, phở đã được hầm mềm, cắt nhỏ hoặc thậm chí cả ruột bánh mì nếu bé có ý định muốn thử.
Ngoài ra, với các món trẻ 15 tháng tuổi không nên ăn thì bố mẹ không nên cho con ăn các loại hạt, trái cây có hạt (nho, dưa hấu, ổi, mận… nếu chưa được tách hạt), bỏng ngô, kẹo cứng, kẹo cao su hoặc xúc xích… Bạn chỉ nên cho bé ăn các món này cho đến khi bé được ít nhất 4 tuổi khi mà con có thể nhai tốt hơn để tránh tai nạn hóc, nghẹn có thể khiến trẻ bị ngạt thở.
Trẻ 15 tháng tuổi sẽ có khẩu phần bằng 1/4 khẩu phần ăn của người lớn. Bên cạnh 3 cữ chính, bé 15 tháng tuổi nên được cho ăn thêm từ 2-3 bữa phụ mỗi ngày với nhiều loại thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa (váng sữa, phô mai, sữa chua…).
Các bác sĩ cho biết hầu hết trẻ trong độ tuổi tập đi cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày hoặc được bổ sung 40 calo cho mỗi 2.54cm chiều cao. Dẫu cho như thế, bạn cũng đừng lo lắng về việc phải cân đo đong đếm giữa lượng calo cho từng bữa ăn mà hãy thoải mái nhất có thể.
Đơn giản hơn, thay vì gò ép thiên thần nhỏ phải ăn hết những gì trong bát, hãy để con được ăn dựa trên khẩu vị và sự thèm ăn của chính bản thân. Để con thoải mái với chọn lựa của mình trong việc ăn gì hay không ăn gì, bạn có thể cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy (hay còn gọi là phương pháp ăn dặm BLW).
Nếu muốn rèn luyện cho bé 15 tháng tuổi tính tự lập khi con lớn lên, bạn có thể tập cho con ngủ riêng trong cũi hoặc giường của chính mình.
Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi này sẽ cần những giấc ngủ ngắn trong ngày và đi ngủ sớm vào buổi tối.