Mặc dù mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau nhưng đa phần bạn vẫn có thể quan sát được một số đặc điểm nhất định khi trẻ 7 tháng tuổi.
7 tháng tuổi là thời điểm mà bé có thể mang lại cho bạn vô số những bất ngờ khi ở bên con. Trẻ có thể cười vui vẻ, hiểu một số cử chỉ và động tác cơ bản, đồng thời bắt đầu bò khắp mọi nơi để tìm hiểu mọi thứ. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, trẻ 7 tháng tuổi còn có rất nhiều sự thay đổi khác.
Khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thể:
Sau khi đạt được những cột mốc phát triển kể trên, trẻ sẽ tiến tới những cột mốc phát triển sau:
7 tháng tuổi là thời điểm mà trẻ đang phát triển rất nhanh:
Khi được 7 tháng tuổi, bé cưng của bạn đã bắt đầu nắm bắt và hiểu sự phát triển. Não bộ của bé đang phát triển với tốc độ nhanh hơn so với cơ thể để trang bị những kỹ năng nhằm giúp bé thích nghi với môi trường xung quanh. Đặc biệt, ở giai đoạn này, em bé còn có thể hiểu được nguyên nhân – kết quả và bắt đầu tìm ra mối quan hệ của mọi thứ. Cụ thể, bạn sẽ thấy bé:
Nếu về mặt nhận thức, ở giai đoạn 7 tháng, trẻ đã có thể bắt đầu nhìn mình trong gương hoặc có thể đọc được biểu cảm của mọi người thì về mặt thể chất, bé cũng dần trở nên khỏe mạnh và cứng cáp hơn.
Ở giai đoạn này, cân nặng và chiều cao trung bình của bé trai lần tượt là 7,4-9,2kg và 67- 71cm, còn bé gái thì nặng 6,8-8,6kg và cao 65-69cm.
Dưới đây là một số điều mà trẻ sẽ sớm làm được ở giai đoạn này, bạn cần chú ý quan sát để tìm cách khuyến khích các kỹ năng vận động của trẻ:
Sự phát triển về xã hội và cảm xúc cũng là một trong những cột mốc phát triển quan trọng trong cuộc đời bé. Đây sẽ là nền tảng để bé giao tiếp và tương tác với mọi người trong tương lai. Dưới đây là một số điều mà trẻ 7 tháng tuổi có thể làm được:
Việc tìm kiếm sự chú ý bằng cử chỉ và âm thanh là một trong những dấu hiệu cho thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ đang phát triển. Ngoài ra, trẻ còn có thể:
Mọc răng là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà trẻ 7 tháng tuổi phải đối mặt. Bởi việc này có thể làm cho bé vô cùng khó chịu. Bạn có thể hỗ trợ bé vượt qua bằng cách cho bé ăn thức ăn nghiền hoặc những món ăn mềm và dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ chín, hồng xiêm…
Một số dấu hiệu trẻ mọc răng mà mẹ nên chú ý:
Trẻ 7 tháng tuổi sẽ cần được cung cấp từ 113-250g thực phẩm mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức (nếu mẹ không đủ sữa cho bé). Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng cách nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn.
Ngoài ra, bạn có thể cho bé ăn đa dạng các loại rau củ và trái cây như dưa chuột, cà rốt, đậu, chuối, táo, lê… Ở giai đoạn này, bạn cũng có thể bắt đầu cho bé ăn bốc.
Bạn không cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ nếu con chỉ hắt hơi hoặc bị nấc thông thường. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu sau, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay:
Bên cạnh đó, ở thời điểm này, bạn cũng đã có thể bắt đầu đánh răng cho bé nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ về phương pháp chải răng an toàn nhất cho bé nhé.
Bạn có thể giúp bé đạt được mọi cột mốc phát triển quan trọng bằng một vài mẹo nhỏ sau:
Mỗi đứa trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau, chính vì vậy, nếu bé không đạt được những cột mốc phát triển kể trên thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy kiên nhẫn và tạo một môi trường lành mạnh, an toàn để bé tự do khám phá thế giới nhé.