Sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào mới đạt các mốc cơ bản là nỗi băn khoăn của không ít người lần đầu làm cha mẹ.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển rất nhanh và có nhiều thay đổi rõ rệt, con lớn lên từng ngày, biết cười, biết đưa tay vào miệng, thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau… Bên cạnh đó, nhiều bé bị hội chứng colic làm phiền khiến cha mẹ rất vất vả trong việc chăm sóc.
Một điều quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là bé tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn này. Trong tháng thứ hai, cân nặng của trẻ thường tăng trong khoảng 150 – 200 gram mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng nếu bé cưng không đạt mức này hoặc chỉ số cân nặng của con tăng nhiều trong một tuần nhưng không tăng hoặc giảm trong tuần kế tiếp.
Điều quan trọng cần nhớ là cân nặng chỉ là một trong những chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của trẻ và có những yếu tố khác cần được xem xét như: chiều dài, chu vi đầu, tình trạng sức khỏe nói chung, giấc ngủ…
Lưu ý là bạn chỉ nên kiểm tra trọng lượng của bé mỗi khi đưa trẻ đi khám sức khỏe hoặc vài tuần một lần, tránh cân quá thường xuyên để không gặp áp lực chuyện cân nặng của con.
Sự tăng trưởng của bé 2 tháng tuổi có thể được chia thành bốn tuần như sau:
Trong giai đoạn này, bé sẽ thể hiện sự chú ý ngày càng tăng đối với các đồ vật có màu sắc phức tạp hơn một chút so với các vật có màu sáng mà con ưa thích trước đó. Bạn có thể đưa cho con vài món đồ chơi như thú nhồi bông, bóng mềm và rối tay hình thú, cho con được chạm và tương tác với chúng. Cần đảm bảo những món đồ này sạch sẽ vì bé có thể cho vào miệng.
Bé có thể phân biệt giọng nói của bạn với các âm thanh khác và hướng về phía phát ra tiếng ồn.
Dù con chưa biết phản hồi lại những gì bạn nói nhưng mỗi ngày, bạn vẫn nên dành thời gian trò chuyện với bé. Tuy chưa thể đáp lời bạn nhưng con có thể chăm chú quan sát chuyển động và biểu cảm trên gương mặt của bạn.
Ở giai đoạn này, bé sẽ muốn đưa bất cứ thứ gì mà con nhìn thấy và nắm được vào miệng. Do đó, con có thể nhét cả bàn tay, ngón chân hay món đồ chơi bất kỳ nào đó vào miệng. Trong độ tuổi này, nhiều bé bắt đầu chảy nước dãi. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cho biết con đang mọc răng, việc chảy nước dãi đơn thuần chỉ là phản xạ khi con muốn đưa mọi thứ vào miệng.
Giấc ngủ của bé sẽ dài hơn trước, con thường ngủ 2 – 4 giấc trong suốt cả ngày, tổng thời gian ngủ vào khoảng 15 – 17 giờ.
Trong tuần này, bạn có thể nhận thấy bé nỗ lực tìm cách nghiêng người sang trái hoặc phải khi được đặt nằm ngửa. Tuy nhiên, con chưa thể tự nghiêng người hoặc lật vì cơ cổ và cánh tay chưa phát triển hoàn chỉnh.
Nhiều trẻ 9 tuần tuổi đã có thể tự xê dịch khỏi chỗ nằm, do đó bạn phải đảm bảo để con không rơi xuống đất.
Các động tác xoay người, đưa tay vào miệng, đạp… của trẻ 10 tuần tuổi chưa thực sự thành thạo và trơn tru. Tuy nhiên, con đã thực hiện được những động tác đơn giản, không cần có sự phối hợp.
Do đó, bạn cho bé có nhiều không gian hơn để con duỗi chân, quơ tay. Khi bé thức, bạn nên đặt bé nằm trên thảm, nệm để con vận động tự do và đừng quên để mắt đến bé. Điều này làm tăng sức mạnh cơ bắp cho trẻ.
Nhiều trẻ 10 tuần tuổi đã có thể bắt đầu tìm cách lật, cố gắng đẩy bằng cách đạp 2 chân và biết cười thành tiếng. Đây là giai đoạn con rất dễ tiếp thu, do đó bạn nên cho con tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người sau này sẽ chăm sóc, chơi đùa với bé.
Trẻ 11 tuần tuổi thường đưa tay vào miệng hay bất cứ món đồ chơi nào mà con nắm được và mút như một thú tiêu khiển yêu thích. Bạn đừng tỏ ra lo lắng khi bé làm việc này, đôi khi con mút tay hay đồ chơi như là hành động tự an ủi.
Khi được 11 tuần tuổi, con có thể ngẩng đầu lâu hơn một chút so với trước đó. Bé có thể giữ đầu ổn định hơn trước nếu bạn bế bé kiểu vác vai hay tư thế đứng.
Bé 2 tháng tuổi cần được chủng ngừa một số bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não do Hib (6 trong 1) hoặc bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệu, viêm não do Hib (5 trong 1). Do đó, bạn cần đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để được tiêm vắc-xin cho trẻ đầy đủ.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thường đạt được các mốc phát triển sau:
Khi được 2 tháng tuổi, nhiều bé có xu hướng quấy khóc nhiều hơn, các cơn quấy khóc của con có thể chẳng có lý do. Hầu hết các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi bé khóc quá nhiều nhưng không có cách nào để giải quyết.
Nếu con khóc và bạn đã đáp ứng hết các nhu cầu của con như thay tã, cho bú, bế ẵm, tắm mát… nhưng bé vẫn khóc thì nguy cơ cao là con bị hội chứng colic làm phiền.
Một nguyên do khác là hệ thống thần kinh của con cũng đang trưởng thành nên bé có thể cảm thấy an ủi khi khóc. Trong khoảng thời gian này, tốt nhất bạn nên làm theo bản năng của mình để đáp ứng các nhu cầu của em bé. Là một người mẹ, bạn sẽ biết những gì phù hợp với bé cưng của mình. Bạn có thể âu yếm, vỗ về con, cho bé da kề da hoặc đặt con vào xe đẩy và đưa con đi dạo bộ ở ngoài. Nhiều bé cần được cha mẹ trấn an và ngửi mùi quen thuộc của mẹ để giữ bình tĩnh.
Bạn hãy thử các hoạt động sau đây khi bé được 2 tháng tuổi:
Trong quá trình chăm sóc bé 2 tháng tuổi, bạn cần lưu ý các điều sau:
Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bạn có thể nhận thấy bé đói thường xuyên hơn. Điều này có nghĩa là con cần nhiều thức ăn hơn trong ngày. Hãy cho bé ăn theo nhu cầu của con. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cho bé bú luân phiên cả hai bên bầu vú để con nhận đủ lượng sữa cần thiết.
Trong thời gian này, bé vẫn cần bú đêm, tuy nhiên thời gian giữa các cữ bú thường sẽ dài hơn so với trước. Nguyên do là giấc ngủ ban đêm của con thường sẽ dài hơn so với trước. Nhiều bé có thể ngủ một giấc dài đến 5 – 6 giờ.
Khi trẻ được 2 tháng tuổi, bạn sẽ thấy các mốc thời gian ngủ của con dần được xác định. Ngoài giấc ngủ ban đêm, con có thể ngủ thêm 1 – 3 giấc khác trong ngày (giữa buổi sáng, sau buổi trưa và lúc chập choạng tối). Thời gian ngủ tốt nhất là khoảng 30 – 60 phút sau khi bú xong. Trong khoảng thời gian này, nếu nhận thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ, bạn hãy cho con đi ngủ ngay.
Tổng thời gian ngủ trong ngày của trẻ 2 tháng tuổi vào khoảng 18 giờ. Trong đó, con thường ngủ 8 – 10 giờ vào ban đêm thời gian còn lại chia cho các giấc ngủ ban ngày và chiều tối.
Hãy nhớ rằng bé cưng của bạn là một cá thể riêng biệt, con phát triển theo kênh riêng của con. Do đó, bạn không nên so sánh bé với con nhà hàng xóm hoặc con của bạn bè mình. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bé có dấu hiệu bất thường trong sự tăng trưởng và phát triển, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt.