Thai giáo xúc giác là một trong các phương pháp thai giáo hiệu quả và dễ làm nhất. Tuy nhiên, có nhiều điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ hướng dẫn thai giáo xúc giác cho mẹ bầu cụ thể nhất nhé!
Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc với da. Đối với thai nhi, da chính là cơ quan lớn nhất của cơ thể.
Thai giáo xúc giác là ba mẹ tác động lên thai nhi bằng nhiều hình thức như sờ, nắn, nâng, ôm ấp, vỗ về… Những tác động này sẽ truyền rung động vào nước ối, não bộ của thai nhi sẽ “đánh giá” và cảm nhận được tình yêu thương, sự bao bọc mà ba mẹ dành cho mình.
Nếu đã từng đọc các tài liệu thai giáo xúc giác, hẳn mẹ biết rằng phương pháp này có nhiều lợi ích đối với cả mẹ và bé:
Một thai kỳ trọn vẹn gồm 40 tuần, được chia làm 3 giai đoạn:
Khi thai giáo xúc giác, mẹ cần lưu ý:
Nhiều hình thức thai giáo khác như thai giáo âm nhạc, thai giáo cảm xúc… khuyến khích mẹ thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi mang thai. Nhưng thai giáo xúc giác không như. Mẹ chỉ nên thai giáo xúc giác khi đã qua 3 tháng đầu của thai kỳ. Cụ thể, mẹ nên thực hiện khi thai nhi bước sang tháng thứ 4, tức là tuần 14.
Thai nhi tháng thứ 4 đã có khả năng mút tay và xoay người trong nước ối. Khi cử động, đặc biệt là khi có sự tác động từ bên ngoài, bé sẽ cảm nhận được sự tương tác. Não bé cũng sẽ nhận được những “tín hiệu” đầu tiên về sự tiếp xúc qua lại giữa bé và một “chủ thể khác”. Bé có nhiều cảm giác đa dạng như dễ chịu, thoải mái hoặc khó chịu. Bé cũng cảm nhận được những kích thích bên ngoài quá mạnh hay nhẹ nhàng.
Để thai giáo xúc giác đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên thực hiện vào cùng một khung giờ trong tất cả các ngày. Lý tưởng nhất là khoảng 8 hoặc 9h tối. Đây là lúc đa số mẹ bầu được nghỉ ngơi, thư giãn và chuẩn bị đi ngủ. Tuy nhiên đây chỉ là khung giờ gợi ý, mẹ cần tùy theo thực tế của mình để có thời gian thai giáo xúc giác phù hợp nhất.
Có nhiều cách để thực hiện thai giáo xúc giác. Bố mẹ có thể chọn 1 hoặc nhiều trong các phương pháp dưới đây:
Như đã nói ở trên, bố mẹ chỉ nên thực hiện phương pháp này trong 3 tháng giữa thai kỳ. Bố mẹ có thể nhẹ nhàng xoa bụng, massage và vuốt ve bé. Điều này sẽ truyền năng lượng tích cực tới thai nhi, giúp con phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc. Con cũng cảm nhận được tình yêu thương và chở che mà bố mẹ dành cho mình. Trong 3 tháng giữa, bố mẹ nên làm việc này hàng ngày, mỗi ngày khoảng 3 phút.
Kinh nghiệm thai giáo của nhiều mẹ bầu cho thấy, những bé yêu được massage từ trong bụng mẹ khi sinh ra thường “nền tính”, dễ nuôi và dường như thấu hiểu thông điệp từ bố mẹ của mình.
Đây là cách thai giáo xúc giác đơn giản, dễ làm và cũng rất tình cảm. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mẹ hãy nhẹ nhàng đặt tay lên bụng như đang ôm lấy con, rồi âu yếm, cưng nựng, trò chuyện với con bằng giọng thân thương nhất. Trò chuyện với con là điều rất quan trọng mà phương pháp thai giáo Taegyo nổi tiếng của Hàn Quốc đã nhắc đến. Các cách nuôi con từ trong bụng mẹ của người Nhật cũng rất chú trọng yếu tố ôm ấp và âu yếm thai nhi.
Bố cũng có thể ôm bụng mẹ và kể chuyện cho con nghe. Thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được hơi ấm và những “vùng tối” trong bụng khi bố mẹ ôm bé. Với phương pháp này, bố mẹ hãy thực hiện trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, mỗi lần khoảng 10 phút. Bố mẹ nhớ là chỉ đặt nhẹ tay lên bụng mẹ để “ôm” lấy bé và trò chuyện thôi, đừng tác động gì khác nhé!
Bố mẹ có thể chơi trò kiến bò bằng cách di chuyển nhẹ nhàng các đầu ngón tay trên bụng mẹ. Bố mẹ có thể dùng cả 5 ngón tay của mình hoặc chỉ dùng 2 ngón trỏ và ngón giữa như đang làm động tác “đi bộ”. Trong quá trình chơi, bố mẹ hãy trò chuyện với con thật vui vẻ nhé. Vào khoảng tháng 6 hoặc 7, khi con “nhô” cao, mẹ có thể sẽ cảm nhận được vùng lưng của con. Lúc này bố mẹ hãy để “kiến bò” lên vùng lưng con nhé. Thật thú vị phải không?
Haptonomy là phương pháp thai giáo phổ biến ở các nước phương Tây, do một nhà khoa học người Hà Lan sáng tạo ra. Để thực hiện, mẹ hãy nhẹ nhàng đặt một tay lên bụng và giữ nguyên ở một ví trí nhất định trong vài phút. Bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp và “xê dịch” về phía tay mẹ, giống như đang “nằm gọn” trong tay mẹ vậy. Sau đó, mẹ dần di chuyển tay sang một ví trị khác. Mẹ hãy để ý xem, bé cũng đang “đi” theo bàn tay của mẹ đó.
Haptonomy không chỉ là một phương pháp thai giáo xúc giác hiệu quả, mà còn là một trò chơi tương tác thú vị, giúp bé gắn kết với mẹ nhiều hơn. Mẹ hãy chơi trò này cùng bé khoảng 3 lần mỗi tuần, và mỗi lần 10 phút nhé.
Khi thấy bé yêu đạp một cái, mẹ hãy chờ khoảng 10 giây rồi ấn nhẹ vào đúng vị trí bé đã đạp và thả tay ra luôn. Mẹ chờ một chút nhé, bé sẽ đạp lại như thể đang “đáp lời” mẹ vậy. Sau khi bé đạp, mẹ lại chờ khoảng 10 giây rồi ấn vào một vị trí khác gần với vị trí bé đạp ban đầu. Và bé sẽ lại đạp để “đáp lời” mẹ cho xem.
Khi thấy bé không đạp lại hoặc đạp lại sau một lúc lâu, có thể bé đã mệt hoặc không hứng thú với trò chơi nữa. Mẹ hãy dừng lại để bé nghỉ ngơi và cùng bé chơi trò này vào một ngày khác nhé!
Trên đây là 5 cách thai giáo xúc giác dễ thực hiện. Hình thức này sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi bố mẹ kết hợp cùng thai giáo âm nhạc, thai giáo mỹ thuật, thai giáo cảm xúc…
Nếu bố mẹ đang muốn học thai giáo miễn phí hoặc tìm kiếm các phần mềm thai giáo, hãy cài đặt ngay Mamibabi nhé. Ứng dụng này cung cấp vô số kiến thức bổ ích về thai giáo. Nếu muốn thai giáo dễ dàng hơn mỗi ngày, mẹ hãy đăng ký tài khoản VIP Mom để nhận được các “bài tập thai giáo” hay nhất trong suốt 9 tháng 10 ngày.
Tải Mamibabi về điện thoại ngay các mẹ nhé: http://onelink.to/jfhnzv