Thai 36 tuần nặng bao nhiêu, gò nhiều có sao không?

4.6/5 (209 đánh giá)

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Ăn gì để con tăng cân, thai 36 tuần gò nhiều, thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Qua siêu âm, mẹ có thể thấy hình ảnh một bé yêu mũm mĩm đáng yêu rất giống với em bé sơ sinh hoàn chỉnh. Điều này khiến nhiều mẹ thấy trái tim mình như tan chảy, bé yêu dường như đang đến rất gần rồi.

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu, gò nhiều có sao không?

Thai 36 tuần là mấy tháng?

Thai 36 tuần là mẹ và bé đã cùng nhau bước sang tháng thứ 9.

Thai 36 tuần phát triển như thế nào?

Chỉ còn khoảng 4 tuần nữa em bé sẽ chào đời, mẹ chắc chắn đang rất tò mò về sự phát triển của bé ở giai đoạn này. Khi mang thai tuần 36, mẹ dễ dàng theo dõi được hình thái của bé qua siêu âm. Các bộ phận chân, tay cử động nhẹ nhàng vô cùng đáng yêu. Hình ảnh mũm mĩm, mập mạp của bé thật sự khiến trái tim mẹ nào cũng phải tan chảy.

  • Lớp sáp bao phủ mất đi: Lớp sáp trên da của bé đã biến mất dần dần. Lớp này có tác dụng bảo vệ bé khi nằm trong tử cung của mẹ nhưng khi ra đời không còn phát huy tác dụng nữa.
  • Thính giác phát triển mạnh: Thai nhi 36 tuần tuổi có sự phát triển rất mạnh về tai. Bé đã có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài, tiếng của mẹ nói chuyện, nhịp tim của mẹ...
  • Xương hộp sọ và xương toàn thân mềm ra: Có lẽ các mẹ không biết, em bé càng gần ngày ra đời, xương càng mềm ra. Đây là cơ chế tự nhiên để khi chui qua đường ngả âm đạo thuận tiện hơn.
  • Hệ miễn dịch hoàn thiện: Thai nhi 36 tuần đã đủ lớn để hệ miễn dịch phát triển toàn diện. Do đó, ngay sau khi sinh ra, bé đã sẵn sàng chống chọi với điều kiện tự nhiên bên ngoài.

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Em bé tăng trưởng chậm hơn: Thai 36 tuần nặng khoảng 2.6kg là chuẩn, chiều dài từ đầu đến chân khoảng 47.3cm, tương đương một trái bí ngô. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bé sẽ tăng chiều cao chậm hơn, chủ yếu dành năng lượng chuẩn bị cho sự ra đời vài tuần về sau.

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu, gò nhiều có sao không?

Siêu âm thai 36 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 36 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 36 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 36 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 36 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 36 tuần

bụng bầu 36 tuần

Triệu chứng mẹ bầu mang thai 36 tuần gặp phải

Khi mang bầu 36 tuần, mẹ có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau. Hầu hết, những triệu chứng này đều khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chẳng hạn như: Thai 36 tuần đạp nhiều, mẹ bị đầy hơi, táo bón, đau xương chậu, đau lưng, phù nề... Tất cả mọi tình trạng đó đều xuất hiện ở hầu hết phụ nữ mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh con. Hiểu rõ được sự thay đổi trên sẽ giúp các mẹ chủ động hơn khi chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé:

Thèm ăn nhiều hơn khi thai 36 tuần tuổi

So với thời kỳ mang thai 3 tháng đầu bị ốm nghén nặng nề, khi thai 36 tuần, người mẹ cảm thấy mình ăn uống tốt hơn rất nhiều. Thói quen ăn uống có thể khác biệt so với lúc chưa mang thai và thức ăn nạp vào cơ thể sẽ tăng lên về số lượng. Dĩ nhiên, để kiểm soát cân nặng cũng như tránh một số biến chứng trong thai kỳ, mẹ cần ăn uống khoa học, lành mạnh nhất có thể.

Giãn tĩnh mạch

Mẹ bầu dễ dàng nhìn thấy các tĩnh mạch có màu xanh nổi lên rõ ràng dưới da. Chắc hẳn, hiện tượng đó làm cho nhiều thai phụ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm đi tương đối rõ sau khi sinh con một thời gian. Đồng thời để giảm thiểu việc giãn tĩnh mạch, mẹ nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. 

Khó thở

Cho dù đứng, ngồi hay nằm mẹ đều cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Phải đến tuần thứ 38, 39, lúc thai nhi di chuyển xuống dưới vùng xương chậu thì hiện tượng khó thở này mới giảm thiểu.

Dịch nhầy xuất hiện

Khi có thai 36 tuần, ở vùng âm đạo, mẹ sẽ thấy dịch nhầy ra nhiều hơn. Đây là hiện tượng tương đối bình thường nhưng mẹ vẫn cần kiểm tra màu của dịch thường xuyên để phát hiện sớm mọi bất thường nếu có. 

Thai 36 tuần gò nhiều?

Hiện tượng thai 36 tuần gò nhiều không thực sự đáng ngại nếu không đi kèm với một số dấu hiệu bất thường khác. Thai nhi gò trong bụng mẹ có thể do các cử động của bé, bé càng lớn, gò càng mạnh. Đôi khi, đây cũng là cơn gò chuyển dạ giả, tập dượt cho các cơn gò chuyển dạ thật về sau. Nếu mẹ thấy bụng gò cứng nhưng chỉ kéo dài vài giây thì hãy an tâm. Cơn đau không liên tục, không dữ dội chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường.

Ngược lại, nếu cơn gò nhiều đi kèm các triệu chứng ra máu, vỡ ối, rò rỉ ối, chóng mặt, ngất xỉu, đau liên tục, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Rất có thể mẹ đang đối mặt với hiện tượng sinh non. Qua hình ảnh thai nhi 36 tuần từ máy siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tối ưu nhất.

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu, gò nhiều có sao không?

Lời khuyên cho mẹ bầu 36 tuần

Các mẹ khi mang thai không phải chỉ chú ý tới chỉ số thai nhi 36 tuần, mà còn cần chăm sóc bản thân thật tốt. Mẹ có sức khỏe, vui vẻ, lạc quan, con mới bình an. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho mẹ:

  • Tìm hiểu thai 36 tuần nên ăn gì: Một số loại thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến bà bầu càng khó chịu. Mẹ nên ăn nhẹ, ăn thành nhiều bữa và ưu tiên thực phẩm chế biến từ rau xanh, trái cây.
  • Chú ý đến chuyển động của bé: Dù bé chuyển động quá ít hay quá nhiều đều nên đến cơ sở y tế thăm khám.
  • Lưu ý đến tình trạng bong nút nhầy cổ tử cung: Nút nhầy tử cung có dạng đặc, hơi dính và có thể kèm chút máu hồng. Nút nhầy bong tức là thai phụ sẽ sớm sinh con trong vài ngày, thậm chí là vài giờ tới.
  • Chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn: Mẹ nên đọc sách, tìm hiểu trên mạng các kiến thức sinh con để tránh áp lực tâm lý.

Dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 36

Mẹ bầu cũng đừng bao giờ quên các dấu hiệu chuyển dạ tuần thứ 36. Nắm rõ điều đó giúp mẹ chủ động đến bệnh viện sinh con an toàn:

  • Bụng của mẹ tụt xuống thấp
  • Nước ối chảy ra, bong nút nhầy cổ tử cung
  • Mẹ đi tiểu thường xuyên và tiểu ít, có thể đi kèm tiêu chảy
  • Dịch âm đạo tiết nhiều, đôi lúc dịch âm đạo có lẫn máu màu hồng
  • Đau lưng dưới dữ dội, cơn đau ngày một dày đặc hơn

Thai giáo tuần 36 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Vậy là mẹ và bé đã chính thức bước sang tháng thứ 9, giai đoạn gần cuối của thai kỳ. Đây là một bước ngoặt quan trọng. Mẹ hẳn sẽ có nhiều cảm xúc lẫn lộn, hạnh phúc, hào hứng bên cạnh bồn chồn, hoang mang không biết mình sẽ “vượt cạn” thế nào. Mẹ hãy tạm quên đi những nỗi lo và thai giáo mỗi ngày cùng bé mẹ nhé:

  • Trò chuyện cùng bé: Mẹ hãy nói cho bé biết về việc mẹ và bé đã qua tháng thứ 8 rồi và chính thức bước sang tháng thứ 9. Mẹ hãy cảm ơn vì bé đã luôn khỏe mạnh và hợp tác với mẹ. Mẹ cũng nên nói cho bé biết bé đã được mọi người trong gia đình quan tâm và yêu thương nhiều thế nào. Mẹ cũng nên rủ bố và anh chị của bé (nếu có) trò chuyện cùng bé. Những lời nói yêu thương này là yếu tố quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí não của bé; đồng thời giúp cuộc “vượt cạn” của mẹ và bé dễ dàng hơn.
  • Tìm hiểu “bí kíp” đẻ nhanh và dễ: Nên đẻ ở tư thế nào? Cách hít thở khi đẻ ra sao… Mặc dù khi mẹ đẻ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn những điều này nhưng mẹ vẫn nên dành thời gian tìm hiểu trước để tự tin hơn, và để hạn chế việc “bị cuống” trong khi đẻ. Ngoài ra, mẹ nên áp dụng một số bài tập vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và chuyển dạ dễ dàng hơn.
  • Vẽ tranh hoa hướng dương: Hoa hướng dương là biểu tượng của mặt trời, ánh sáng, niềm vui, hạnh phúc, sự tin tưởng… Hoa hướng dương được biết đến là loài hoa rực rỡ mà không hề chói chang. Với mỗi người mẹ, bé yêu hệt như một bông hoa mặt trời tươi tắn kề sát bên mình, luôn tỏa sáng theo những cách rất riêng. Trong tuần này, mẹ hãy vẽ tặng bé một bức tranh hoa hướng dương thật xinh xắn nhé. Đây là hình thức thai giáo mỹ thuật phù hợp với sức khỏe của mẹ khi mang thai 36 tuần, đồng thời giúp bé yêu phát triển tư duy mỹ thuật tốt hơn.

    Trên đây là những thông tin về sức khỏe mẹ và bé khi mang thai 36 tuần tuổi, và những cách thai giáo phù hợp nhất. Chỉ còn 4 tuần nữa thôi, bé yêu sẽ chính thức đến bên mẹ. Trong 4 tuần đó, mẹ hãy luôn theo dõi những bài viết mới nhất của Mamibabi để nắm rõ sự phát triển của bé nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG