Nhật Bản luôn là quốc gia được biết đến với các phương pháp giáo dục cân bằng giữa tình yêu thương và tính khoa học. Cách thai giáo của người Nhật vì vậy cũng nhận được sự quan tâm từ nhiều “mẹ bầu”.
Trong bài viết dưới đây, Mamibabi sẽ chia sẻ với mẹ 10 nguyên tắc phổ biến trong cách thai giáo của người Nhật.
Khi đọc các tài liệu về thai giáo, mẹ sẽ thấy “thông minh” là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất. Mục đích của thai giáo là giúp bé khỏe mạnh, thông minh, được yêu thương và giàu cảm xúc. Tuy nhiên, một số bố mẹ khi áp dụng thai giáo đã quá kỳ vọng vào việc con mình phải trở nên thông minh vượt bậc hay trở thành thiên tài hoặc thần đồng. Đây không phải là cách thai giáo của người Nhật.
Người Nhật chú trọng đến việc giúp mỗi em bé trở thành “phiên bản tốt nhất của chính mình”; không ép con mình phải thông minh bằng hoặc hơn các em bé khác. Quan điểm này không chỉ giúp ba mẹ có tâm thế nhẹ nhàng khi thai giáo, mà còn giúp các em bé nhận được sự thai giáo phù hợp nhất, không bị gò ép hay bó buộc phải trở nên thật thông minh.
Nếu áp dụng cách thai giáo của người Nhật, mỗi ba mẹ hãy “buông bỏ” tâm thế buộc con phải thông minh theo cách mình muốn. Hãy để bé được sinh ra và thông minh theo – cách – của – riêng – bé.
Dinh dưỡng là yếu tố được chú trọng trong mọi phương pháp thai giáo, bao gồm cả cách thai giáo của người Nhật. Theo cuốn “Thai giáo diệu kỳ theo phương pháp Shichida”, trong thời gian mang thai, người mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:
- Nên áp dụng bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm “đậu – mè – rong biển – rau – cá – nấm – củ”
- Chú trọng tới nguồn nước sử dụng, nên uống nước có sử dụng thiết bị lọc thẩm thấu ngược; hạn chế dùng nước máy chưa qua xử lý kỹ
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp và thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia có hại cho sức khỏe
- Hạn chế dùng đường và thức ăn chứa các chất khoáng có hại cho não của trẻ như chì, thủy ngân, nhôm…
- Giảm lượng muối khi nêm gia vị
- Giảm các món ăn sử dụng nhiều dầu mỡ
- Khi bị ốm nghén, những đồ ăn nóng có mùi mạnh hơn. Vì thế nên ăn các món đã để nguội bớt
- Nên ăn lót dạ khoai lang và hạt dẻ với một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều
- Hạn chế sử dụng sữa bò vì sữa bò là chất béo có hại
Trên đây là cách thai giáo của người Nhật ở góc độ dinh dưỡng để mẹ Việt có thể tham khảo và áp dụng.
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong cách thai giáo của người Nhật. Khi hạnh phúc, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh “hóoc-môn hạnh phúc” giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc. Ngược lại, người mẹ có tâm lý buồn chán, căng thẳng, tiêu cực sẽ khiến bé yêu có nguy cơ mắc nhiều bệnh về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời khó nuôi hơn sau khi sinh.
Trong cuốn “Mẹ Nhật thai giáo”, tác giả nói nhiều đến sự kết nối tâm linh giữa mẹ và bé. Khi mang thai, mẹ và bé ở trạng thái “tuy 2 mà 1”, mọi xúc cảm và suy nghĩ của mẹ đều sẽ được truyền tải đến bé. Để duy trì lối sống tích cực và hạnh phúc, mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây:
- Dành cho riêng mình một khoảng thời gian tĩnh lặng mỗi ngày (khoảng 30 phút), rời xa các thiết bị điện tử và tránh giao tiếp
- Thiện, niệm Phật hoặc cầu nguyện…
- Xem/đọc/nghe những thông tin vui vẻ như truyện cười, phim hài, sách báo có tính nhân văn…
- Trò chuyện chia sẻ cùng chồng và những người thân trong gia đình
- Trò chuyện cùng những người bạn bè, đồng nghiệp vui vẻ
- Tạo lập hoặc duy trì các sở thích cá nhân như cắm hoa, vẽ tranh, may vá…
Trong 280 ngày mang thai, mẹ hãy luôn duy trì việc nghĩ tích cực – sống hạnh phúc như cách thai giáo của người Nhật nhé!
Người Nhật từ lâu đã nổi tiếng với lối sống quy tắc, chỉnh chu và đúng giờ. Điều này được thể hiện rõ trong cách thai giáo của người Nhật. Trong thời gian mang thai, dù sức khỏe và tâm lý có nhiều thay đổi, nhưng mẹ Nhật luôn đảm bảo việc sinh hoạt đúng giờ và điều độ. Việc này không chỉ giúp mẹ có nếp sống lành mạnh, duy trì được công việc và đời sống riêng; mà còn giúp bé yêu “vào nếp” ngay từ trong bụng mẹ.
Đặc biệt, ở những tháng cuối, việc mẹ ăn ngủ đúng giờ sẽ giúp bé phân biệt được giờ ăn – giờ ngủ, buổi sáng – buổi tối… Cách thai giáo của người Nhật đã góp phần “thai nghén” nên những công dân đúng giờ, nghiêm túc và kỷ luật ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Ngoài việc sinh hoạt đúng giờ và điều độ; cách thai giáo của người Nhật cũng chú trọng việc nghỉ ngơi và thư giãn của người mẹ. Nhật Bản thường được biết đến là quốc gia có cường độ làm việc cao đối với những ai đi làm. Vì vậy, với những mẹ đi làm, cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé. Điều này giống với thực trạng của nhiều mẹ Việt trong thời đại ngày nay. Để đảm bảo việc nghỉ ngơi – thư giãn hợp lý trong thai kỳ, mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
- Khi có bầu, hãy nói điều này với đồng nghiệp và cấp trên để nhận được sự chia sẻ. Đừng ngại nhận những công việc nhẹ nhàng hơn, phù hợp với bà bầu. Tránh bê vác nặng, tránh đi lại nhiều hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm, nhiều sóng điện từ…
- Nếu thời gian làm việc quá nhiều, mẹ có thể xin giảm giờ làm hoặc làm part-time để có thời gian nghỉ ngơi
- Đi khám thai đều đặn, đặc biệt nếu có dấu hiệu bất thường cần đi khám thai ngay
- Nói chuyện với chồng và người thân trong nhà để được chia sẻ việc nhà
Với các mẹ làm việc tại nhà, không cần tới công sở, việc nghỉ ngơi, thư giãn có thể dễ dàng và chủ động hơn. Tuy vậy, dù với hình thức làm việc nào, mẹ vẫn nên sắp xếp thời gian thư giãn hợp lý. Đây là nguyên tắc quan trọng trong cách thai giáo của người Nhật
Trò chuyện với con yêu là một trong những kỹ năng đơn giản và dễ thực hiện nhất trong cách thai giáo của người Nhật. Mẹ có thể thực hiện việc này ngay cả trong trạng thái ốm nghén, mệt mỏi hoặc bị động thai, phải nằm im một chỗ.
Khi mới trò chuyện với bé yêu trong bụng, mẹ có thể cảm thấy gượng gạo hoặc ngại ngùng. Tuy vậy, chỉ sau vài ngày liên tục thực hiện việc này, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mẹ hãy coi bé như một người bạn thân thiết và nói chuyện thật thoải mái về mọi thứ trong cuộc sống như:
- Hôm nay trời đẹp quá con nhỉ, thật may đã hết mưa rồi
- Con có thấy món này ngon không, đây là món tủ của mẹ đấy
- Ôi hoa ở ban công nở rồi con này, xinh xắn quá đi
- Bây giờ mẹ con mình cùng uống sữa nha, tới giờ rồi
- Mai là Chủ nhật, con thích đi chơi đâu nhỉ, để mẹ bảo bố đưa mẹ con mình đi
…
Với những mẹ thường bị “bí từ” và không biết trò chuyện gì với bé, mẹ có thể lên chủ đề cho từng ngày như: Thời tiết, phố xá, cây cảnh, thú cưng… Hoặc mẹ có thể tham khảo ứng dụng thai giáo 280 ngày từ Mamibabi - ứng dụng hướng dẫn cách thai giáo của người Nhật theo phong cách tối giản.
Cách thai giáo của người Nhật chú trọng tới việc tương tác với bé ở cả 5 giác quan. Việc này sẽ giúp bé phát triển toàn diện và đồng đều. Thuận theo sự phát triển của bé, mẹ nên có cách thai giáo phù hợp với từng giai đoạn mang thai:
Xúc giác là giác quan đầu tiên hình thành và phát triển ở bé (tuần thứ 7). Mẹ có thể thai giáo xúc giác bằng nhiều cách như đặt tay lên bụng vuốt ve, massage. Khi bé lớn lên, bố mẹ có thể thực hiện động tác ấn nhẹ hay vỗ nhẹ lên bụng để bé cảm nhận và phản ứng lại
Từ tuần thứ 8, thính giác của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3, mẹ nên chú trọng tới việc thai giáo thính giác cho bé bằng nhiều cách như: cho bé nghe nhạc, kể truyện cho bé, trò chuyện với bé…
Từ tuần thứ 9, khứu giác của thai nhi bắt đầu hình thành. Nhưng phải đến những tháng cuối thai kỳ, bé yêu mới có khả năng cảm nhận mùi thông qua nước ối của mẹ. Mùi hương gần gũi nhất với bé yêu chính là mùi của mẹ và mùi sữa mẹ. Để thai giáo khứu giác cho bé, khi mang thai, mẹ nên ngửi những mùi hương tự nhiên dễ chịu, có lợi cho sức khỏe mẹ và bé như mùi hoa, mùi lá, mùi thức ăn nhẹ nhàng…
Từ tháng 13, vị giác đã được hình thành và phát triển ở thai nhi. Càng lớn, vị giác của bé càng hoàn thiện và có thể cảm nhận mùi vị nước ối. Những thực phẩm mẹ ăn vào hoặc sự thay đổi tâm trạng tốt – xấu đều ảnh hưởng tới vị của nước ối. Trong thời gian mang thai, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm để vị giác của bé có những trải nghiệm phong phú nhất.
Trong 5 giác quan, thị giác là giác quan hoàn thiện muộn nhất ở thai nhi. Ở các tháng cuối, qua bụng mẹ, bé có thể cảm nhận được ánh sáng và bóng tối. Bố mẹ có thể thai giáo thị giác cho bé bằng cách dùng một chiếc đèn pin nhỏ bật – tắt để gây sự chú ý cho bé. Hoặc mẹ có thể cùng bé đi dạo ở những nơi có ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng.
Trên đây là cách thai giáo của người Nhật nhằm giúp bé yêu phát triển toàn diện cả 5 giác quan ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Không chỉ cách thai giáo của người Nhật mà mọi cách thai giáo của các quốc gia trên thế giới đều chú trọng tới âm nhạc. “Âm nhạc xoa dịu nỗi đau”. “Âm nhạc kết nối tâm hồn”. Đúng như vậy. Trong thời gian mang thai, âm nhạc không chỉ giúp mẹ có tâm trạng tốt hơn, mà còn tạo nên sự kết nối giữa mẹ và bé. Khi thai giáo âm nhạc cho bé, mẹ nên lưu ý các điều sau:
- Không gò ép mình vào các nguyên tắc cố định, tránh gây mệt mỏi khi thai giáo. Mẹ nên linh động thai giáo âm nhạc sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt của mình
- Nếu có thể, mẹ nên cho bé nghe nhạc 2 lần sáng tối mỗi ngày. Âm nhạc buổi sáng như một lời chào ngày mới. Âm nhạc buổi tối như lời chúc bé ngủ ngon. Tuy nhiên, nếu bận rộn, mẹ có thể chỉ cho bé nghe nhạc 1 lần trong ngày, vào khoảng thời gian mẹ rảnh rỗi
- Mẹ có thể cho bé nghe mọi loại nhạc, miễn sao ca từ vui vẻ, âm điệu lạc quan. Mẹ không bắt buộc phải cho bé nghe nhạc cổ điển hay những bản nhạc kinh điển như một số tài liệu thai giáo yêu cầu. Mẹ nên tránh cho bé nghe nhạc buồn, ca từ bi thương…
- Mẹ nên cho bé nghe nhạc với âm lượng vừa phải, không quá to. Mẹ nên cân nhắc kỹ về việc sử dụng tai nghe cho bé vì việc này khiến mẹ khó kiểm soát âm lượng nhạc bé nghe
Mẹ hãy áp dụng thai giáo âm nhạc cho bé theo cách thai giáo của người Nhật để cả mẹ và bé đều có những giây phút thư giãn mỗi ngày.
Bên cạnh việc trò chuyện và cho bé nghe nhạc, đọc sách truyện cho bé mỗi ngày cũng là điều được khuyến khích trong cách thai giáo của người Nhật.
Việc đọc sách truyện mỗi ngày giúp mẹ có những giây phút thư giãn; hoặc nâng cao kiến thức, kỹ năng… Việc này cũng giúp bé phát triển thính giác và trở nên thông minh hơn.
Khi đọc sách truyện cho bé, mẹ nên lưu ý các điều sau đây:
- Không nhất thiết phải đọc hàng ngày. Điều này có thể gây nhàm chán cho mẹ. Mẹ có thể xen kẽ việc đọc sách truyện cho bé với nhiều hoạt động khác trong tuần như nấu ăn, cắm hoa, chơi trò chơi trí tuệ...
- Khi đọc, mẹ nên ưu tiên đọc sách truyện thiếu nhi với nhiều tranh ảnh sắc màu cho bé. Việc này sẽ giúp mẹ truyền tải được đến bé cả âm thanh lẫn hình ảnh tươi vui. Sau khi bé ra đời, mẹ có thể “tái sử dụng” các cuốn truyện này nhiều lần nữa cho bé
- Khi đọc truyện chữ cho bé, mẹ nên ưu tiên những cuốn truyện có nội dung vui vẻ, nhân văn; với lời văn dễ chịu, yêu thương
- Mẹ cũng có thể đọc cho bé các cuốn sách có nội dung “lớn lao” hơn như sách kiến thức địa lý, toán học, sinh học… miễn sao những cuốn sách này khiến mẹ thấy vui và hào hứng
Mẹ đừng quên đọc sách truyện cho bé mỗi ngày như cách thai giáo của người Nhật nhé!
Trong ba tháng cuối thai kỳ, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian vận động và chơi các trò chơi tương tác với bé. Đây chính là cách thai giáo xúc giác hiệu quả, giúp bé được tương tác với bố mẹ nhiều hơn. Đây cũng là điều được nhắc đến trong cách thai giáo của người Nhật. Để thực hiện điều này, mẹ có thể:
- Đi bộ nhẹ nhàng: Việc này sẽ giúp mẹ và bé có tâm trạng thư giãn, mẹ giảm áp lực cân nặng và giúp việc sinh con dễ dàng hơn
- Yoga: Tập yoga bầu luôn là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé khi mang thai. Bé sẽ được cùng mẹ vận động mỗi khi mẹ tập yoga
- Massage: Việc massage bụng với bàn tay yêu thương của mẹ mỗi ngày sẽ giúp bé được ôm ấp, vuốt ve. Ở những tháng cuối, khi thấy “động” trên bụng mẹ, bé sẽ đáp lại bằng những cú đạp tinh nghịch của mình
- Trò chơi ấn đẩy: Ngoài việc massage, mẹ có thể dùng đầu ngón tay ấn lên bụng để gây sự chú ý với bé. Bé sẽ đạp lại đúng những vị trí mẹ vừa ấn
Mẹ lưu ý: Với những mẹ có vấn đề về sức khỏe, bị động thai hoặc có nguy cơ sinh non, mẹ nên tránh áp dụng các phương pháp thai giáo vận động như trên. Hoặc mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Mẹ có thể tham khảo 2 cuốn sách dưới đây để biết rõ hơn về cách thai giáo của người Nhật:
Thai giáo diệu kỳ theo phương pháp Shichida
Trên đây là 10 nguyên tắc thường gặp trong cách thai giáo của người Nhật. Mamibabi hy vọng mẹ có thể chọn lọc và áp dụng những phương pháp phù hợp nhất cho bé yêu của mình.