Thai nhi 28 tuần là một dấu mốc quan trọng trong hành trình mang thai của mẹ. Đây là lúc bé đã phân biệt được những âm thanh quen và lạ. Bé cũng thường nằm trong tư thế “trồng cây chuối”, đầu hướng xuống, chân hướng lên để sẵn sàng cho việc ra ngoài. Rất nhiều thông tin thú vị về bé sẽ được Mamibabi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Cân nặng thai nhi 28 tuần khoảng 1100g và dài hơn 37,6cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Giai đoạn này, bé đã phát triển một cách tương đối hoàn chỉnh, bé đã có đầy đủ các hệ cơ quan cần thiết để sống sót ngoài bụng mẹ.
Thai 28 tuần được tính là tuần đầu tiên của tháng thứ 7 trong thai kỳ. Giờ đây, mẹ và bé đã cùng nhau bước tới tam cá nguyệt thứ 3. Sẽ có nhiều điều mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này.
Thai 28 tuần là mấy tháng là băn khoăn của nhiều mẹ. Đây là thời điểm dễ bị nhầm lẫn giữa tháng thứ 6 và thứ 7. Nếu tự tính tuổi thai tại nhà, mẹ bầu có thể áp dụng 2 cách dưới đây:
Theo cách này, tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng đến thời điểm mang thai hiện tại. Ví dụ: Nếu ngày có kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối là 01/01/2020, thì đến ngày 28/02/2020, thai nhi đã được 8 tuần 2 ngày tuổi.
Đây là phương pháp khá chính xác nếu chị em nhớ chính xác được ngày quan hệ tình dục và ngày rụng trứng. Bởi trứng chỉ tồn tại trong tử cung khoảng 24 giờ nên tinh trùng chỉ có thể kết hợp với trứng tạo thành phôi thai trong khoảng thời gian này.
Mẹ lưu ý: Độ chính xác của 2 cách tính trên chỉ là tương đối. Tuổi thai và ngày dự sinh của mẹ vẫn có thể lệch do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để biết chính xác tuổi thai, mẹ nên tới gặp bác sĩ và siêu âm để có kết quả chính xác nhất.
Não bộ và cơ bắp bé vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong tuần này: các phần điều hướng ý thức của bộ não đang bắt đầu hoạt động.
Phổi của bé cũng đang tập luyện trao đổi khí. Với những bé sinh non tuần 28, khả năng tự hít thở vẫn rất khó khăn.
Thai 28 tuổi bắt đầu phân việt được những âm thanh và giọng nói quen và lạ. Vì vậy, mẹ hãy tận dụng thời gian này để nói chuyện với bé, hát cho bé nghe, gắn kết tình mẫu tử thật nhiều trước khi sinh. Được nghe giọng nói quen thuộc của mẹ sẽ khiến thai 28 tuần cảm thấy an tâm và ấm áp.
Em bé bắt đầu trải qua trạng thái ngủ REM (cử động mắt nhanh giống như đang nằm mơ). Mắt của em bé đã bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng. Những ánh sáng chiếu trực tiếp trên bụng có thể xuyên qua tử cung và thai nhi có thể thấy được luồng ánh sáng mờ nhạt.
Em bé của mẹ đang ổn định vị trí thích hợp để chuẩn bị cho việc chào đời: đầu bé sẽ hướng xuống và chân hướng lên, tăng thêm áp lực vào cơ hoành của mẹ.
Chỉ số thai nhi là các chỉ số bao gồm đường kính túi thai, chiều dài đầu mông (CRL), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chiều dài xương đùi (FL), chu vi vòng bụng (AC), chu vi đầu (HC) và cân nặng theo ước tính (EFW)... Các chỉ số của thai nhi sẽ được hiển thị thông qua những ký hiệu viết tắt trên kết quả siêu âm.
Dưới đây là những chỉ số lý tưởng nhất của thai 28 tuần:
Dưới đây là bảng chỉ số chuẩn của thai nhi 28 tuần tuổi tính theo từng ngày. Các ký hiệu viết tắt trong bảng có ý nghĩa như sau:
Một số cảm giác khó chịu mẹ đã phải trải qua trong tam cá nguyệt đầu tiên đang quay lại. Khi bầu 28 tuần, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, chóng mặt thậm chí buồn nôn. Nguyên nhân là do tử cung phình ra gây chèn ép và tăng áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến não dẫn đến hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi. Cảm giác đau lưng cũng gia tăng đáng kể do bé đang phát triển nhiều hơn. Mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và điều chỉnh tư thế hợp lý để cảm thấy thoải mái hơn nhé!
Nướu bị viêm và sưng là hiện tượng khá phổ biến trong thời kỳ mang thai vì hoóc-môn thai kỳ được sản xuất quá mức. Mẹ bầu nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh nguy cơ viêm nướu, đau răng.
Khi có thai 28 tuần, mẹ có thể trở nên “nhớ nhớ quên quên”. Đôi khi, những nguyên nhân như thiếu ngủ, nội tiết và áp lực kéo dài cũng khiến trí nhớ của mẹ tệ hơn. Một số mẹ phải ghi ra tất cả những việc cần làm để không quên, đặc biệt là những cuộc họp hoặc những công việc quan trọng.
Mẹ có thể thấy vú rỉ một chút sữa non. Đây là loại sữa chứa đạm, béo, kháng thể IgA và các khoáng chất. Nồng độ IgA trong sữa non cao giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh và bảo vệ bé chống lại vi khuẩn đường ruột.
Tử cung với kích thước ngày càng lớn đang làm tăng áp lực và làm “mất kiểm soát” các cơ ở phía sau trực tràng. Mẹ bầu có thể khắc phục chứng đầy hơi bằng cách chia nhỏ bữa ăn (khoảng 5 - 6 bữa/ngày) để tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Nội tiết tố tăng đột biến có thể làm tăng sắc tố da của mẹ bầu, biểu hiện bởi tàn nhang và các vết nám rõ rệt. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì hầu hết các vết nám sẽ mờ dần sau khi sinh vài tháng. Để tránh bị nám, mẹ nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều.
Siêu âm thai 28 tuần giúp theo dõi được sự phát triển của bé và tình trạng sức khỏe của mẹ. Siêu âm thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện để phát hiện khả năng mẹ bị tiểu đường, tiền sản giật, hoặc những bệnh lý trong thai kỳ.
Siêu âm ở tuần thai 28 cũng là một trong 3 “thời điểm vàng” giúp sàng lọc các dị tật thai nhi như: hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng ở các cơ quan nội tạng…
Đây cũng là thời điểm kiểm tra nhịp tim của thai nhi và hoạt động của dây rốn để biết dây rốn có vận chuyển đủ dưỡng chất cho thai nhi hay không, từ đó đánh giá khả năng tăng cân của bé trong các tuần kế tiếp.
Mẹ bầu cũng sẽ được chỉ định tiêm phòng uốn ván mũi 1 ở tuần thứ 28 nếu như trước mẹ đó chưa tiêm. Mũi tiêm thứ 2 sẽ tiến hành sau mũi đầu tiên 1 tháng và trước khi sinh 1 tháng. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn cặn kẽ chế độ dinh dưỡng cần thiết để bé tiếp tục phát triển tốt trong những tuần kế tiếp.
Thai 28 tuần cần làm xét nghiệm gì cũng là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Ở tuần này, các mẹ cần lưu ý tới việc kiểm tra tiểu đường thai kỳ. Xét nghiệm này thường được làm vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, vì vậy nếu mẹ nào chưa làm ở những tuần trước thì mẹ cần làm ở tuần này nhé. Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh gặp nhiều nhất khi mang thai, có liên quan tới chế độ ăn uống mỗi ngày, vì vậy mẹ rất cần làm xét nghiệm này.
Ngoài ra, khi khám thai 28 tuần, bác sĩ sẽ giúp mẹ xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai xem ngôi thai thế nào, kiểm tra cổ tử cung xem có bị dấu hiệu sinh non không, tiêm phòng uốn ván cuống rốn nếu đã tới lúc tiêm, xét nghiệm non-stress nếu cần… Đây đều là các xét nghiệm cơ bản, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể khi mẹ khám thai.
Thai 28 tuần nên ăn gì là vấn đề quan trọng các mẹ nên lưu ý. Tuần 28 là thời điểm mẹ bầu cần chú trọng tới chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh để tránh tiểu đường thai kỳ, hoặc nếu mẹ nào đã bị tiểu đường thì có thể điều trị bệnh tốt hơn. Những điều mẹ cần nhớ là:
Mẹ có thể tham khảo một số món như:
Một câu hỏi nữa liên quan tới dinh dưỡng, đó là thai 28 tuần ăn gì để con tăng cân. Các mẹ có thai nhi nhẹ cân chắc chắn rất quan tâm đúng không ạ.
Đầu tiên là sữa hạt các mẹ nhé, các mẹ rất nên thêm sữa hạt vào chế độ ăn của mình bởi các loại hạt chứa nhiều chất béo, nhưng đây là chất béo lành mạnh từ thực vật nên sẽ giúp bé tăng cân tốt và có nhiều dinh dưỡng. Hơn nữa sữa hạt cũng giúp mẹ bổ sung thêm nhiều chất lỏng. Mẹ có thể uống sữa hạt điều, sữa hạnh nhân, sữa macca, sữa óc chó đều rất tốt.
Thứ 2 là ngũ cốc. Là người Việt Nam, chúng ta có nhiều loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các loại đậu như đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh hay hạt ngô. Hiện nay còn có nhiều loại hạt nhập khẩu cũng tốt như đậu gà, diêm mạch. Các mẹ có thể nấu các loại hạt này thành súp hoặc hầm cùng thịt gà, sườn non cũng rất ngon và bổ dưỡng, giúp bé tăng cân tốt.
Thực phẩm thứ 3 các mẹ nên bổ sung để con tăng cân tốt là các thực phẩm giàu đạm như các loại thịt, hải sản, trứng, sữa…
Đó chính là 3 nhóm thực phẩm mẹ nên bổ sung nhiều hơn để con tăng cân tốt mẹ nhé.
Một câu hỏi liên quan tới cân nặng chắc chắn mẹ nào cũng quan tâm, đó là thai 28 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg. Ở tuần này mẹ có thể tăng 8 – 9 cân mẹ nhé. Điều đó sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển cho bé. Nhưng nếu mẹ nào trước khi mang bầu gầy quá, bị thiếu cân, thì thường sẽ phải tăng cân nhiều hơn, tức là tăng 10, 11, 12 cân vào thời điểm này cũng được. Cơ thể mỗi mẹ mỗi khác, vì vậy tốt nhất khi đi khám mẹ hãy hỏi bác sĩ xem mình tăng cân như vậy đã hợp lý chưa và cần điều chỉnh gì.
Hơn nữa số cân mẹ tăng chỉ mang tính tương đối thôi mẹ nhé. Mẹ tăng nhiều cân không có nghĩa bé cũng tăng nhiều cân. Đôi khi sẽ xảy ra trường hợp dinh dưỡng vào con nhiều, vào mẹ ít, hoặc ngược lại. Vì vậy tốt nhất mẹ nên đi khám thai và cân đo đều đặn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của bé sát sao nhất.
Vào tuần thai thứ 28, nếu mẹ bị sưng phù quá mức, kèm theo với một loạt các triệu chứng khác như tăng cân đột ngột, huyết áp cao và có đạm trong nước tiểu; mẹ hãy thăm khám bác sĩ để xác định được chính xác mình đang gặp vấn phải vấn đề gì.
Hội chứng Chân không yên (RLS) là hiện tượng có thể gặp ở mẹ bầu với các triệu chứng như cảm giác râm ran nơi chân và các khớp. Mẹ nên xét nghiệm máu xem mình có bị thiếu sắt không. Bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên về những phương pháp điều trị thích hợp cho mẹ.
Thai 28 tuần gò nhiều là hiện tượng gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Đó là lúc mẹ cảm thấy bụng mình cứng lại và có cảm giác căng tức khoảng vài chục giây. Đây là hiện tượng bình thường và thường là an toàn. Hiện tượng gò này có nhiều nguyên nhân như cơn gò sinh lý, do áp lực lên tử cung, do hệ xương của thai nhi phát triển, do mẹ bầu căng thẳng, do thai nhi khó chịu… Những cơn gò này sẽ tự dịu dần và qua đi. Mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn, thay đổi tư thế, hoặc uống một chút nước.
Chỉ trong trường hợp các cơn gò không dịu đi mà ngày một tăng lên, kèm theo đau bụng, mệt mỏi, chuột rút, ra máu… thì lúc đó mẹ nên tới bệnh viện ngay vì rất có thể là cơn gò chuyển dạ.
Thai 28 tuần là dấu mốc quan trọng, đánh dấu việc mẹ và bé đã chính thức bước đến tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Đây là giai đoạn mẹ bầu trở nên nặng nề nhất. Việc thai giáo trong thời gian này sẽ giúp xoa dịu những triệu chứng khó chịu của mẹ, đồng thời giúp bé yêu được tương tác với mẹ nhiều hơn mỗi ngày.
Qua những thông tin trên, Mamibabi hy vọng đã giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe khi thai 28 tuần. 3 tháng cuối sẽ “vất vả” hơn nhưng cũng là giai đoạn hạnh phúc và ý nghĩa nhất. Mẹ hãy luôn cập nhật những thông tin thai giáo, cẩm nang mang thai hữu ích nhất tại ứng dụng Mamibabi mẹ nhé!
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv