Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Phát triển như thế nào?

4.7/5 (269 đánh giá)

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, thai 27 tuần phát triển như thế nào, thai 27 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Thai 27 tuần tuổi là thời gian não của bé phát triển mạnh mẽ. Khối não của bé không còn “trơn láng” như những tuần trước đó mà dần hình thành các “nếp gấp” rõ rệt. Điều này góp phần vào sự hình thành chất xám, liên kết với tư duy và trí tuệ của bé. Đây cũng là thời điểm mẹ không thể bỏ qua việc thai giáo mỗi ngày giúp bé yêu thông minh hơn từ trong bụng mẹ.

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Phát triển như thế nào?

Video thai nhi 27 tuần tuổi

Thai 27 tuần là mấy tháng?

Thai 27 tuần là mấy tháng thường là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu.

Trước đây, nhiều người cho rằng thai 27 tuần tuổi là lúc bé bước vào tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ 3, tức tháng thứ 7, cũng là quý cuối cùng của thai kỳ. Tuy vậy, những thông tin mới nhất từ các bác sĩ sản khoa cho biết, thai 27 tuần được tính là tuần cuối cùng của tháng thứ 6, vẫn thuộc tam cá nguyệt thứ 2.

Thai 27 tuần phát triển như thế nào?

Thai 27 tuần có hình dạng tương tự như em bé khi mới được sinh ra, nhưng gầy và nhỏ hơn. Phổi, gan và hệ thống miễn dịch của bé vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện. 

Ở tuần thai thứ 27, bé yêu trong bụng đã có thể mở mắt trong vài giây. Mắt của em bé vẫn đang trong quá trình phát triển, võng mạc đang hình thành ở giai đoạn này. Bé cũng đã có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ do thị lực đang không ngừng phát triển.

Em bé trong bụng lúc này đã hình thành một thời gian biểu nhất định cho khung giờ ngủ và thức. Tuy nhiên, lúc này bé vẫn dành khá nhiều thời gian để ngủ. 

Vị giác của thai nhi bây giờ rất phát triển. Mẹ có thể thử nghiệm bằng cách ăn một số thực phẩm lạ. Em bé có thể nếm được sự khác biệt trong nước ối và phản ứng lại bằng cách đạp chân hoặc nấc cụt.

Lúc này, não của thai nhi cũng đang hoàn thiện hơn mỗi ngày. Bộ não của thai 27 tuần từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây, giờ đang hình thành những nếp nhăn và lồi lõm. Nếp nhăn trên não vẫn được biết đến là biểu tượng cho trí tuệ và sự thông minh. Thật ra, các “nếp gấp” trên não bé đã manh nha hình thành từ trước, nhưng phải đến tuần 27, các nếp nhăn này mới hiển thị rõ hơn.

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu?

Cân nặng thai nhi 27 tuần khoảng 1000g và dài khoảng 36,6cm, tương đương một quả dưa chuột lớn.

Thai nhi 27 tuần tuổi đạp như thế nào?

Ở thời điểm này, bé vẫn tiếp tục phát triển hệ thần kinh và các hệ cơ, xương do đó các cử động ngày càng tăng và có lực hơn.

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Phát triển như thế nào?

Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu mang thai 27 tuần

  • Nhiệt độ cơ thể tăng:

Đây là lúc mẹ bầu bắt đầu cảm nhận rõ nét những thay đổi thật sự của nhiệt độ cơ thể. Mẹ sẽ thấy nóng hơn bình thường. Hãy tránh ăn cay nóng, đồ uống có cồn và đồ ăn nhiều dầu mỡ.

  • Đầu vú tiếp tục sậm màu:

Bầu ngực sẽ ngày càng nặng và căng, các tĩnh mạch giãn và xuất hiện rõ ràng dưới da, đầu ti tiếp tục sậm màu. Những thay đổi này là “bước nền” để bầu ngực của mẹ tạo ra sữa.

  • Phù chân:

Bắt đầu từ tuần thai thứ 27, khoảng 75% phụ  nữ mang thai xuất hiện sự sưng nhẹ các chi, đặc biệt là bàn chân, mắt cá chân và bàn tay. Điều này xảy ra do sự tích tụ chất lỏng trong các mô cơ thể, và do sự tăng lưu lượng máu cũng như áp lực tử cung vào tĩnh mạch chủ, được gọi là phù nề.

  • “Rốn mới” của mẹ:

Rốn của mẹ bầu đã bị lồi ra chưa? Những ngày này, rốn bắt đầu lồi hẳn ra, thậm chí còn hiện ra dưới lớp áo. Bắt đầu từ cuối tam cá nguyệt thứ 2, tử cung của mẹ phình ra, đẩy bụng về phía trước làm rốn càng lồi rõ hơn.

  • Giãn tĩnh mạch:

Giãn tĩnh mạch cũng là một triệu chứng thường xảy ra với phụ nữ mang thai 27 tuần do kích thước của em bé ngày càng to, làm tăng áp lực cho cơ thể mẹ, tắc nghẽn các tĩnh mạch.

  • Chuột rút:

Chuột rút cũng vẫn xuất hiện và gây cảm giác khó chịu cho mẹ khi mẹ đang bước dần sang tam cá nguyệt thứ 3. Chuột rút ở chân thường xuất hiện vào ban đêm. Khi xảy ra chuột rút, bắp chân của mẹ sẽ đỡ đau nếu mẹ xoa bóp hoặc duỗi chân, hay nhẹ nhàng bẻ cong các ngón chân lại. Đi bộ một vài phút cũng sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào.

  • Khó thở và đau ngực:

Đây đều là những triệu chứng thường thấy khi mẹ mang thai 27 tuần. Tuy vậy, mẹ hãy đi khám ngay nếu các cơn đau trở nặng hoặc khiến mẹ khó chịu hơn.

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Phát triển như thế nào?

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu mang thai 27 tuần

Lưu ý các dấu hiệu sinh non 

Thai nhi đã được 27 tuần tuổi, mẹ nên hết sức lưu ý các dấu hiệu của sinh non như:

  • Cơn co thắt gây đau đớn xuất hiện thường xuyên khoảng 10 phút/lần, không thuyên giảm khi mẹ thay đổi vị trí
  • Liên tục đau lưng dưới hoặc có sự thay đổi bản chất của cơn đau lưng dưới
  • Xuất hiện dịch tiết ở dạng lỏng như nước hoặc nhuốm màu hồng nhạt hoặc nâu lẫn với máu
  • Mẹ bị đau hoặc cảm giác có áp lực lớn trên xương chậu, đùi hoặc háng
  • Bị rò rỉ nước từ âm đạo ở dạng dòng chảy nhỏ giọt đều đặn hoặc phun thành dòng.

Những xét nghiệm mẹ cần biết khi thai 27 tuần

Khi bầu 27 tuần, một vài xét nghiệm mới sẽ được tiến hành để kiểm tra đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Kết quả có được sẽ được so sánh với các chỉ số cũ. Các chỉ định xét nghiệm khi thai 27 tuần có thể kể đến như:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Kiểm tra nước tiểu, đo lượng đường và đạm
  • Đo kích thước của tử cung
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Xét nghiệm đường huyết tầm soát bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 27 tuần

  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ

Thai 27 tuần cần thêm nhiều năng lượng để tăng cân và tích mô mỡ. Giai đoạn này, mẹ cần tăng cân đều và từ từ. Vì thế, mẹ nên nạp năng lượng từ những loại rau củ quả giàu chất xơ và ngũ cốc như bánh mì, đậu lăng, các loại hạt… Những thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin nhóm B giúp giảm các triệu chứng táo bón.

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt:

Mẹ nên bổ sung sắt cho cơ thể chính mình và cho cả sự phát triển của bé yêu. Các thực phẩm giàu sắt mẹ nên bổ sung vào thực đơn là cá, rau màu xanh đậm, đậu hũ, các loại đậu, các loại hạt…

  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết:

Mẹ có thể sử dụng viên uống vitamin tổng hợp bà bầu để bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: sắt, DHA, canxi, omega-3… Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ sản phẩm nào.

  • Bổ sung các thực phẩm an thai:

Từ tuần thai 27, mẹ nên bổ sung thêm các món ăn an thai như: gà ác hầm thuốc bắc,  gà hầm hạt sen, cháo cá chép…

Thai giáo tuần 27 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Thai 27 tuần đánh dấu tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2. Mẹ và bé đã bên nhau một hành trình đầy ý nghĩa và chuẩn bị bước sang tam cá nguyệt cuối cùng. Dưới đây là các hình thức thai giáo mẹ nên làm khi thai 27 tuần tuổi:

  • Nói lời cảm ơn và nguyện cầu: Mẹ hãy cảm ơn vì bé đã đồng hành với mẹ trong suốt 6 tháng qua nhé. Việc mang bầu đem tới nhiều mệt mỏi, thậm chí căng thẳng cho bé. Nhưng những cú đạp, những lần xoay mình của bé đều đem tới cho mẹ nhiều hạnh phúc và xoa dịu những điều khó chịu. Ngoài việc nói cảm ơn, mẹ hãy nói ra những nguyện cầu, mong ước của mình đối với bé trong 3 tháng cuối cùng nhé. Đây là hình thức thai giáo ngôn ngữ, cũng là thai giáo tâm linh mẹ không nên bỏ qua ở giai đoạn này.
  • Đi dạo 10 – 30 phút mỗi ngày: Việc đi bộ một cách vừa phải đem tới nhiều lợi ích cho mẹ bầu như kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh phù nề, giảm tê bì, giúp dễ đẻ… Vì vậy, mỗi ngày, mẹ hãy đi bộ 10 – 30 phút tùy vào sức khỏe của mình. Nếu mệt quá, mẹ hãy nằm nghỉ ngơi, không cần bắt buộc phải đi bộ. Việc thai giáo vận động cần đảm bảo yếu tố an toàn trên hết.
  • Gọi tên bé mỗi ngày: Giai đoạn cuối của thai kỳ sắp tới rồi, bố mẹ hãy “chốt” cho bé một cái tên ở nhà thật dễ thương, tránh đổi tên bé trong thời gian tới nhé. Mỗi ngày, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian trò chuyện và đừng quên gọi tên bé với giọng nói thật ấm áp, yêu thương, cưng nựng. Đây là hình thức thai giáo ngôn ngữ và thai giáo cảm xúc hiệu quả. Nhờ đó, bé sẽ quen dần với tên mình. Khi ra đời, mỗi lần nghe ai đó gọi tên, bé sẽ cảm thấy quen thuộc, ấm áp và “hợp tác” hơn.

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp các mẹ bầu có được những thông tin cần thiết nhất để cùng bé yêu chuẩn bị bước vào 3 tháng cuối nhiều niềm vui. Tam cá nguyệt cuối cùng là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Mẹ hãy luôn theo dõi các bài viết mới trên ứng dụng Mamibabi để đảm bảo mình có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh nở an toàn nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG