Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm dinh dưỡng trong thai kỳ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm mẹ bầu phải kiêng cữ, ăn uống một cách an toàn. Trong bài viết dưới đây, Mamibabi sẽ lưu ý tới mẹ một số loại thực phẩm gây hại tới sức khoẻ mẹ bầu!
Thịt Chưa Chín
Theo lời khuyên của bác sỹ, một số loại thịt chưa chín, tái mẹ bầu không nên ăn. Bởi trong thời gian mang thai, do sự thay đổi nội tiết làm hệ thống miễn dịch mẹ bầu trở nên “mẫn cảm” hơn. Do vậy, mẹ bầu dễ mắc bệnh do vi trùng, virus hay ký sinh trùng từ thức ăn sống như thịt tái, gỏi sống,..
Bởi vậy trong giai đoạn này, mẹ bầu nên thực hiện “ăn chín uống sôi” để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ và cả thai nhi.
Gan Động Vật
Trong các loại gan động vật có chứa các chất bổ dưỡng cho cơ thể (như vitamin A). Tuy nhiên, đây lại bộ phận “gây hại” nhất ở động vật. Bởi gan chính là bổ phận giải độc của động vật, là nơi chứa nhiều chất gây hại như gà, heo, bò,...
Trứng Sống
Nhiều mẹ bầu có thói quen ăn phở kèm trứng lòng đào. Đây là món ăn hấp dẫn tuy nhiên mẹ bầu cần kiêng kị trong quá trình mang thai. Bởi đây là loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, gây đau bụng đó mẹ.
Rau răm
Mẹ bầu biết không, rau răm có chứa các chất làm cho cơ thể bà bầu mất máu dẫn đến việc co bóp tử cung. Không chỉ vậy, khi ăn quá nhiều rau răm dẫn đến việc mẹ bầu bị sảy thai hay thai nhi cũng sẽ phát triển không bình thường đó mẹ. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bà bầu phải bỏ hoàn toàn rau răm. Khi ăn trứng vịt lộn, vài ba lá rau răm vẫn được mẹ bầu nhé!
Rau ngải cứu
Rau ngải cứu là loại rau có vị đắng, cay, mùi thơm. Đây là loại rau có tác dụng tốt trong việc tuần hoàn máu, giảm các cơn đau vùng bụng. Tuy nhiên, trong 03 tháng đầu mang thai, việc mẹ bầu lạm dụng rau ngải cứu cũng sẽ gây ra tình trạng ra máu nhiều, co thắt tử. Bởi vậy, mẹ bầu nên lưu ý sử dụng rau ngải cứu sao cho phù hợp nhé!
Rau ngót
Đối với mẹ bầu có tiền sử thai yếu, động thai, đẻ non, hiếm muộn,.. thì mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc ăn rau ngót để tránh những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ mẹ nhé!
Dứa
Một số nhà khoa học cho biết, trong dứa có chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt khi dứa còn xanh thì tỷ lệ bromelain còn rất cao bởi vậy việc ăn dứa còn dẫn đến việc sảy thai ở mẹ bầu nữa đó.
Trong khi mang bầu, mẹ bầu cần tránh xa những loại thực phẩm có hàm lượng cao như cá kiếm, ca thu, cá ngừ đại dương đóng hộp hay cua.
Cua được coi là một loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người bởi nó tiếp thêm sinh lực cho tuần hoàn máu và loại bỏ các chất ứ đọng trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì lại ngược lại đó nhé. Việc “tiếp thêm sinh lực” giúp lưu thông máu có thể đe doạ đến sức khoẻ của thai nhi. Bởi vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cần tránh ăn cua để tránh nguy cơ sẩy thai nhé.
Đồ Uống Có Cồn
Một số loại đồ uống có cồn phổ biến nhất có thể kể đến như rượu táo, rượu vang hay một số loại rượu mạnh khác. Đặc điểm của một số loại rượu này là có thể gây nguy hiểm đối với thai nhi nên mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng chúng trong thời gian mang bầu.
Cà Phê
Trong cà phê có chứa caffeine gây kích thích tới hệ thần kinh trung ương. Theo nghiên cứu, trong 300 gram cà phê có chứa 50 đến 80mg caffeine.
Bởi vậy, trong giai đoạn mang bầu mẹ bầu nên hạn chế việc nạp một lượng lớn cà phê vào cơ thể (nhiều hơn 4 cốc một ngày) sẽ làm cho cơ thể tăng nguy cơ sảy thai đó mẹ!
Mẹ bầu biết không, caffeine có thể đi vào nhau thai gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi đó mẹ bầu. Vậy nên để bảo vệ bào thai, mẹ bầu nên tránh uống cà phê trong thời kỳ mang thai mẹ nhé!
Măng Tươi
Măng tươi thường có vị đắng và hơi the. Đây là loại thực phẩm có thể chế biến được nhiều món như măng xào thịt, gỏi măng nhưng trong măng lại hàm chứa một lượng Cyanide rất cao (khoảng 230mg/kg).
Khi mẹ bầu ăn nhiều măng sẽ tạo thành chất độc Acid Cyanhydric gây hại cho thai nhi đó mẹ.
Trứng Vịt Lộn
Trứng vịt lộn hay trứng cút lộn có hàm lượng đạm cao. Bởi vậy mẹ bầu có thể ăn 1 tuần 2-3 quả để bồi bổ cho thai nhi. Tuy nhiên khi ăn quá nhiều, thì tác dụng sẽ gây phản lại, gây chậm tiêu, sinh ra nhiều cholesterol.
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường ăn nhiều trứng vịt lộn để tăng ký cho thai nhi. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ không khuyến cao điều này vì nó gây hại cho sức khoẻ mẹ bầu.
Bởi vậy, mẹ bầu nên ăn vừa đủ và chọn thêm những phương án khác như uống sữa, uống các loại nước ép,... để tăng ký cho thai nhi.