Bà bầu không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này của mẹ, đặc biệt là mẹ bầu lần đầu làm mẹ.
Khi mang thai, bà bầu cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ rằng phải ăn thật nhiều mới có dinh dưỡng nuôi con. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm, vì có nhiều thực phẩm khi mang bầu mẹ tuyệt đối không nên ăn.
Trong quá trình mang bầu, mẹ bầu ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì. Việc ăn ngọt quá nhiều cũng dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: đái tháo đường, bệnh béo phì, bệnh tim…
Các món ăn sống chẳng hạn như gỏi cá, gỏi sứa, hàu sashimi, trứng lòng đào… là những món ăn được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đối với chị em mang bầu thì những món ăn này nằm trong danh sách những món ăn cần tránh. Nguyên nhân là các món thịt sống chứa nhiều các loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khiến thai nhi chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ sau khi chào đời và thậm chí còn dẫn đến hậu quả mẹ sinh non và con chết lưu.
Cá đặc biệt là nhiều loại cá biển có chứa nhiều omega 3 tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cần tránh các loại cá chứa nhiều chất thủy ngân như: cá mũi kiếm, cá mập, các thu vua, cá walleye….
Các loại thịt chế biến sẵn như: thịt nguội, thịt hộp xúc xích, giăm bông,… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Nếu bà bầu bị nhiễm loại vi khuẩn này thì có thể bị sảy thai. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng, mẹ có thể tự chế biến và hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn.
Thịt nướng, thịt xông khói,… có hương vị thơm ngon rất kích thích vị giác. Tuy nhiên những món ăn này thường được nướng bằng than hoặc gỗ. Khi đốt lên, than sẽ tạo ra một loại chất độc nhiễm vào thức ăn, có khả năng gây ung thư. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn các loại thức ăn này để tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Đồ ăn nhanh chứa lượng muối cao bên cạnh đó, dù trông hấp dẫn nhưng thức ăn nhanh lại rất nghèo chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn thức ăn nhanh khiến đường ruột phải làm việc rất vất vả để tiêu hóa. Nếu áp lực lên chuyển động ruột quá lớn, túi ối có thể bị vỡ, dẫn đến sảy thai. Chính vì thế, mẹ bầu nên cân nhắc nên hạn chế sử dụng thức ăn nhanh.
Sữa tươi chưa tiệt trùng là sữa mới được vắt từ động vật như: dê, bò thường tồn tại nhiều vi khuẩn không đảm bảo vệ sinh, an toàn. Những vi khuẩn Listeria trong sữa chưa tiệt trùng không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hoá mà còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nhất là thận, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng sữa chưa được tiệt trùng.
Khi mang thai các bà bầu nên hạn chế ăn các loại rau sống do rau sống chứa nhiều vi khuẩn: Salmonella, E.coli,… có nguy cơ gây ngộ độc. Việc trần qua rau sống ở nhiệt độ thấp cũng không tiêu diệt được các vi khuẩn này.
Rau ngót chứa nhiều vitamin, sắt, canxi và chất xơ. Đây món canh ưa thích góp mặt trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, rau ngót chứa chất Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp, bà bầu ăn nhiều rau ngót đặc biệt trong ba tháng đầu có thể khiến co thắt cổ tử cung, gây sảy thai.
Khổ qua là loại rau quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Tuy nhiên trong khổ qua có thành phần Quinine, Medicine,… kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn chế biến từ trái khổ qua sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao. Do đó các mẹ nên tránh ăn khổ qua.
Dứa có chứa nhiều vitamin C nếu ăn một lượng hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên trong quả dứa cũng có Bromelain nếu ăn quá nhiều có thể gây sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm. Ăn dứa cũng khiến mẹ bầu dễ nôn mửa, phát ban da và co thắt tử cung trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Măng chứa nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi nên không phù hợp với mẹ bầu. Đặc biệt là chất cyanide có trong măng tươi, chất này dưới tác dụng của các enzym tiêu hóa, cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric có thể gây ngộ độc cho mẹ bầu. Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như: khó thở, nôn ói, đau đầu, tụt huyết áp…Chính vì vậy măng tươi chính là thực phẩm gây sảy thai mẹ bầu nên hạn chế ăn măng khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.
Đu đủ là loại trái cây chứa nhiều sắt (Fe) và canxi, Vitamin A, C, B, G. Tuy nhiên với bà bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh do đu đủ xanh chứa chất gây co bóp tử cung dẫn tới sảy thai. Ngoài ra, các mẹ cũng không nên ăn hạt đu đủ do hạt chứa chất carpine khi nạp vào cơ thể có thể gây rối loạn mạch đập, suy nhược tế bào thần kinh.
Nhãn là loại quả chứa nhiều glucose. Bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bị táo bón. Cho nên, để tránh làm tăng lượng đường huyết tăng trong cơ thể, các mẹ không nên ăn quá nhiều loại trái cây này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau sam là rau có tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ bà bầu cần tránh ăn rau sam bởi nó khiến khiến co cơ trơn tử cung. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn sắp sinh, bạn có thể ăn nhiều một chút, vì sẽ có lợi cho việc sinh đẻ.
Khoai tây rất tốt cho mẹ bầu tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm, mẹ bầu cần tránh xa. Do trong khoai tây mọc mầm có chứa solanin, khi ăn vào, solanin có thể khiến mẹ ngộ độc, gây ra rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh.
Thành phần chủ yếu của lạc là chất béo đặc biệt dầu lạc chứa các vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là vitamin E. Tuy nhiên mẹ bầu ăn lạc rất dễ mắc chứng đầy bụng, khó tiêu, ăn nhiều lạc là nguyên nhân táo bón khi mang bầu.
Dưa muối có vị chua là món ăn thường góp mặt trong bữa cơm gia đình Việt. Dưa muối cung cấp các vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, K, sắt và kali có tác tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên trong dưa muối, đặc biệt là dưa xổi: vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit. Nitrit trong dưa kết hợp với các gốc amin trong thịt hoặc cá có thể tạo thành nitrosamin – một trong những chất gây ung thư. Nếu phụ nữ đang mang thai ăn quá thì sẽ không tốt cho thai nhi. Ngoài ra nếu bà bầu ăn dưa muối đã để quá chua, để lâu ngày có thể xuất hiện hiện tượng táo bón tăng nguy cơ sẩy thai, sinh thai non.
Do rau răm có tính nóng nên từ xưa không ít phụ nữ sử dụng loại rau này để phá thai nên đây là loại rau mà bà bầu không nên ăn đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu vì lúc này thai nhi chưa phát triển ổn định. Do đó, nếu ăn rau răm trong giai đoạn này thành tử cung sẽ bị kích thích dẫn đến co bóp, có khả năng sảy thai. Sau 3 tháng đầu, các mẹ có thể sử dụng rau răm tuy nhiên nên hạn chế, mỗi lần có thể ăn 2-3 cọng.
Trà thảo mộc là thức uống ưa thích của nhiều người. Rất nhiều người nghĩ rằng các loại trà thảo mộc khi sử dụng đều an toàn và có thể sử dụng trong suốt thai kỳ. Một số loại trà mà bà bầu nên hạn chế sử dụng trong thai kỳ đó là: Trà cây dâm bụt, Trà ma hoàng, Trà xanh và đen, Don Quai (Đương quy), Trà xanh, trà sả, trà sâm, trà rễ cam thảo, Cây linh thảo. Do trong trà có thành phần caffeine, nếu thường xuyên uống trà có thể động thai. Bên cạnh đó trong lá trà còn chứa acid tannic cản trở quá trình hấp thu sắt.
Ba tháng đầu là một giai đoạn quan trọng, bởi lúc này thai nhi mới đang trong quá trình được hình thành còn rất yếu mọi tác nhân từ bên ngoài hay bên trong đều có thể làm nguy hại đến thai nhi. Do đó bà bầu bà bầu nên tránh ăn những món ăn đã liệt kê ở trên bên cạnh đó mẹ cần lưu ý:
Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp được câu hỏi bà bầu không nên ăn gì để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó mẹ bầu nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tập thể dục đều đặn để giúp thai nhi phát triển tốt.
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv