Mang thai 3 tuần là khoảng thời gian như thế nào?

Tuần 3 là thời điểm đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Mặc dù các dấu hiệu có thai đã được biểu thị từ tuần 1 nhưng phải đến lúc này, em bé trong bụng mới chính thức bắt đầu phát triển thành phôi thai. Từ thời điểm này đến khoảng tuần 10 là khoảng thời gian phát triển các cơ quan trọng cơ thể em bé. Thậm chí, một số bộ phận còn có những hoạt động cơ bản và một số mẹ nhạy cảm thỉnh thoảng cảm nhận được chuyển động của con. Có thể nói, đây là thời điểm quyết định cho sự hình thành cơ thể thai nhi nên mẹ bầu cần đặc biệt giữ gìn, đi lại nhẹ nhàng, không vận động mạnh. 

Thai 3 tuần siêu âm có thấy không? Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không?

Sẽ không thấy được thai nhi các mẹ nhé, hay nói chính xác hơn là chưa thấy được. Lúc này phôi thai mới hình thành và đang trong thời gian di chuyển đến tử cung để làm tổ. Phôi thai này thậm chí còn chưa phải là thai nhi và có kích thước rất nhỏ. Dù mẹ siêu âm đầu dò hay siêu âm thành bụng đều sẽ không thấy. Đặc biệt việc siêu âm ở tuần này là quá sớm, có thể gây ra những tác động không tốt đối với bé. Vì vậy tốt nhất mẹ nên kiên nhẫn và chờ thêm tới tuần thứ 5, 6 mới nên siêu âm.

Mới có thai 3 tuần quan hệ có sao không?

Không sao cả mẹ nhé. Thực tế là có nhiều chị em không hề biết việc mình đã có thai 3 tuần, vẫn quan hệ bình thường và không sao cả. Tuy nhiên, sức khỏe mỗi người mỗi khác. Nếu đã biết mình có thai thì mẹ nên cẩn trọng hơn trong một số trường hợp sau: đó là mẹ đã từng bị sảy thai, lưu thai trước đây, đã từng gặp phải các trình trạng như tiền sản giật, sinh non, ra máu, cổ tử cung ngắn… Nói chung là nếu những lần mang thai trước mẹ từng gặp phải các vấn đề không tốt thì ở lần mang thai này mẹ nên cẩn trọng hơn, nhất là trong việc quan hệ tình dục ở 3 tháng đầu vì đây là thời kỳ dễ sảy thai nhất.

Thai 3 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?

Không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này các mẹ nhé. Có một điều chắc chắn là lúc này phôi thai đã hình thành và đang di chuyển, nhưng có thể với người này phôi đã vào tử cung rồi, với người khác thì chưa. Tốc độ di chuyển của phôi sẽ phụ thuộc vào các yếu tố trong vòi tử cung, vào cả hoocmon trong cơ thể người mẹ nữa, vì thế có thể nhanh chậm khác nhau. Tốt nhất, trong giai đoạn này, mẹ nên vận động nhẹ nhàng và chờ tới tuần thứ 6 đi siêu âm, thông thường đó là lúc phôi thai đã vào tử cung rồi.

Sự thay đổi của thai nhi 3 tuần tuổi

Trước khi đến tuần 3, kích thước của thai nhi vẫn còn ở mức siêu nhỏ. Tuy nhiên, chỉ sau mốc này, hợp thể này sẽ nhanh chóng phân bào và nhân lên dù kích thước túi thai 3 tuần vẫn còn nhỏ xíu. Các bác sĩ thường ví thai 3 tuần tuổi như một hạt tròn “tí hon” dù chứa trong đó hàng trăm tế bào. Tuần thứ 3, kích thước của em bé trong bụng mẹ chỉ khoảng 0,3 - 0,6mm.

Ở giai đoạn này, hợp thể sẽ bắt đầu đi vào niêm mạc tử cung của người mẹ. Đồng thời, các tế bào vốn ở khu vực ngoài sẽ biến thành nhau thai, đảm nhận chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt. Với những thông tin này, chắc hẳn, mẹ đã tự giải đáp được thắc mắc thai 3 tuần tuổi đã vào tử cung chưa rồi phải không.

Bên cạnh đó, hormone thai kỳ hCG (human chorionic gonadotropin) sẽ bảo vệ niêm mạc tử cung, giúp bào thai phát triển và lớn lên. Hóoc-môn này cũng giúp hình thành giới tính thai nhi và nhiều chức năng quan trọng khác.

Ngoài ra, túi ối cũng đang phát triển trong giai đoạn này và trở thành “lớp đệm” bảo vệ thai nhi nhờ vào phần dịch vàng bên trong đó, được gọi là nước ối.

Thai 3 tuần tuổi: Top lời khuyên vàng cho thai nhi phát triển tốt nhất

Dấu hiệu có thai 3 tuần đầu

Không chỉ có những thay đổi về mặt thể chất, mang thai 3 tuần còn khiến tâm trạng người mẹ bị ảnh hưởng nhất định. Cơ địa mỗi người khác nhau nên có nhiều mẹ hoàn toàn không thấy cơ thể mình có thay đổi nào rõ rệt, hoặc dùng que thử nhưng vẫn chỉ thấy 1 vạch. Đó là lý do chúng ta cần để tâm đến những dấu hiệu điển hình dưới đây để dự đoán được khả năng mang bầu của mình. 

Thay đổi về mặt thể chất

  • Ngực căng tức, khẽ chạm vào cũng đau
  • Cơ thể nặng nề, mệt mỏi
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Khứu giác nhạy cảm hơn, dễ phát hiện ra sự khác nhau dù ít hay nhiều giữa các loại mùi
  • Không còn hứng thú trong chuyện ăn uống, thay đổi khẩu vị, chán ăn cả những món khoái khẩu
  • Nhiệt độ cơ thể tăng, cảm thấy nóng trong người
  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn
  • Máu báo thai (không phải máu kinh nguyệt) xuất hiện. 

Thay đổi về mặt cảm xúc

Dưới đây là một số biến động nhỏ về tâm lý mà mẹ bầu nên tham khảo để xem bản thân đã từng trải qua hay chưa nhé!

  • Dễ xúc động 

Đây là thời điểm cảm xúc lẫn lộn đôi khi xảy ra ở người mẹ và có thể rơi nước mắt chỉ vì những chuyện nhỏ hàng ngày. Với những ai đang có kế hoạch có thai và mong muốn có em bé, đây dường như là thời điểm hết sức “kỳ diệu”. Tuy vậy, với một số mẹ khác, đây lại là khoảng thời gian khó khăn cần phải vượt qua. Dù cảm xúc tích cực hay tiêu cực, đây luôn là lúc thai phụ rất nhạy cảm và cần nhiều sự quan tâm.

  • Lo lắng

Khi có thai, đa số phụ nữ đều có những mối lo về sức khỏe. Mỗi người sẽ có những lo âu khác nhau. Những người mẹ mang thai lần đầu thường lo về sức khỏe của mình, sự phát triển của con. Nhưng với các mẹ đã “từng trải” hơn, sự lo lắng có thể về ngoại hình, kinh tế hoặc quan hệ vợ chồng. Vì vậy, nhiều mẹ thường cảm thấy hoang mang và lo âu ở thời điểm mang thai 3 tuần.

  • Bất an

3 tuần là thời điểm các xét nghiệm, test nhanh đã cho kết quả có thai nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về việc thai nhi có phát triển tốt được không. Từ những vấn đề này, người mẹ dần hình thành sự bất an, bồn chồn, phân vân về việc có nên chia sẻ tin mừng này với người thân, bạn bè hay không. Lời khuyên cho mẹ bầu là, hãy thông báo với những người quan trọng nhất với mình như chồng, bố, mẹ, anh, chị em để nhận được sự quan tâm và chăm sóc của họ. Ngoài ra, hãy để đến thời điểm tam cá nguyệt thứ 2 (khoảng sau tuần 12) mới chia sẻ niềm vui này với bạn bè hay anh em họ hàng bởi đây là lúc tỉ lệ sảy thai xuống thấp, chưa đến 1%. Điều này sẽ giảm bớt phần nào sự bất an cho nhiều mẹ bầu mang thai 3 tuần.

Thai 3 tuần siêu âm có thấy không? Hình ảnh siêu âm thai 3 tuần

Để giải đáp được thắc mắc này, trước hết, mẹ cần hiểu được mức độ phát triển của thai nhi ở thời điểm này. Như đã trình bày ở phần 1, em bé lúc này vẫn chỉ có kích thước siêu vi nên kể cả siêu âm, người mẹ cũng khó có thể nhìn được hình ảnh của bé. Hình ảnh thai 3 tuần tuổi gần như “không có gì để nhìn” nên hầu hết các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên người mẹ chỉ nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề sức khỏe như:

  • Xác minh lại việc có thai chính xác hay không, thai đơn hay thai đôi  
  • Kiểm tra nhịp tim và tuổi thai
  • Xác minh xem thai nhi có bị nằm ngoài tử cung không, nếu có cần có biện pháp xử lý kịp thời
  • Kiểm tra tử cung, ống dẫn trứng có gặp vấn đề gì không
  • Kiểm tra lượng máu để đảm bảo người mẹ có thể cung cấp đủ cho con

Thai 3 tuần tuổi: Top lời khuyên vàng cho thai nhi phát triển tốt nhất

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 3 tuần tuổi

Dưới đây là các chia sẻ, khuyến nghị từ các bác sĩ chuyên khoa sản đối với các mẹ bầu mang thai 3 tuần tuổi:

Nên ăn gì khi có thai 3 tuần?

  • Các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết, với chế độ ăn uống cần đảm bảo tối thiểu 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu không thể cung cấp đủ lượng chất thiết yếu từ việc ăn hàng ngày, mẹ hãy bổ sung thêm từ các loại thực phẩm chức năng, viên uống dành cho phụ nữ mang thai. 
  • Các loại thực phẩm có chứa Axit folic. Đây là chất đóng vai trò quyết định trong việc thai nhi có thể phòng các rủi ro nguy hiểm như sinh non, khuyết tật ống thần kinh, dị tật... Liều lượng khuyến nghị cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 3 là 400 - 600 mcg/ngày. 
  • Các loại thực phẩm chứa sắt để loại bỏ nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu. Khi bị thiếu máu, sức khỏe của cả mẹ và con đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Nên kiêng gì khi có thai 3 tuần?

  • Các món ăn chưa được làm chín hoàn toàn như bò bít tết, thịt nguội, nem chua, trứng lòng đào, thịt hun khói...
  • Các hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá lóc, cá kiếm... Dù thích đến đâu, mẹ bầu cũng không nên ăn tùy ý các thực phẩm trên mà nên có sự tham khảo trước từ chuyên gia dinh dưỡng để tránh những hậu quả không đáng có. 

Cần làm gì để cả mẹ bầu và thai 3 tuần đều khỏe?

Để có một sức khỏe tốt về mọi mặt, người mẹ nên tự xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và duy trì những thói quen như:

  • Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá...
  • Giữ suy nghĩ tích cực, hạn chế lo nghĩ về những va chạm “vặt” trong đời sống hàng ngày
  • Bắt đầu một thói quen lành mạnh như thiền, yoga, đi dạo... để tìm kiếm niềm vui trong những giờ rảnh rỗi
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi bị ốm bệnh. Mọi vấn đề liên quan đến loại thuốc, liều dùng đều cần phải thông qua tư vấn từ bác sĩ

Những bệnh thường gặp khi mang thai 3 tuần 

Sức khỏe người mẹ sẽ phải trải qua những thay đổi lớn khi có thai khiến hệ miễn dịch cũng phải chịu ảnh hưởng ít nhiều. Từ đó, mẹ dễ mắc một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Rối loạn giấc ngủ do “đồng hồ” sinh học thay đổi, giờ ngủ thất thường
  • Rối loạn cảm xúc do tâm lý bất an, lo lắng luôn thường trực
  • Các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, táo bón... do thói quen ăn uống bị ảnh hưởng, thay đổi khẩu vị. Thậm chí, nếu táo bón quá lâu và nghiêm trọng có nguy cơ gây nên bệnh trĩ. 
  • Âm đạo viêm nhiễm do nấm, ngứa
  • Một số bệnh về hô hấp do khả năng đề kháng suy giảm
  • Chuột rút do thiếu canxi, kali

Câu hỏi thường gặp khi mang thai 3 tuần tuổi

Có thai là một sự thay đổi lớn trong cuộc sống của mẹ bầu nên chắc hẳn, khá nhiều mẹ vẫn có những câu hỏi chưa được giải đáp:

  • Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu có sao không?

Đây là thời điểm nhiều mẹ có thể ra máu báo thai, và nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Thông thường, máu báo thai xảy ra trong khoảng 6 -12 ngày sau khi quá trình thụ tinh thành công. Đây là hiện tượng không có gì nguy hiểm, chỉ là phản ứng sinh lý bình thường. Máu báo thai sẽ sớm kết thúc sau vài giờ hoặc vài ngày tùy thể trạng từng người. 

  • Thai 3 tuần tuổi có nên quan hệ tình dục không?

Quan hệ tình dục có vai trò nhất định trong việc gìn giữ hạnh phúc hôn nhân nên khá nhiều mẹ bầu cảm thấy căng thẳng khi nghĩ về vấn đề này dù đang mang thai. Theo quan niệm xưa, các cụ cho rằng, thai sẽ bị yếu và dễ sảy nếu hai vợ chồng vẫn sinh hoạt trong những tháng ngày thai kỳ. 

Tuy vậy, các bác sĩ lại cho rằng, quan hệ tình dục không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi trừ các trường hợp người mẹ vốn có tiền sử dễ sảy thai. Việc “ân ái” giữa hai vợ chồng không những không gây tác động xấu tới bé mà thậm chí còn giúp người mẹ cảm thấy được thoải mái sau những phút giây thăng hoa. Việc thư giãn này rất quan trọng, góp phần duy trì tâm lý, cảm xúc ổn định cho mẹ bầu. 

Cách thai giáo tốt nhất cho thai 3 tuần tuổi

Bé yêu của mẹ lúc này dù chỉ có kích thước siêu nhỏ nhưng đã chính thức trở thành phôi thai. Bé sẽ sớm phát triển các bộ phận quan trọng trong cơ thể mình. Từ tuần này, mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để thai giáo cho bé nhé. Dưới đây là những cách mẹ có thể áp dụng khi có thai 3 tuần tuổi:

  • Nói 5 - 10 điều tốt đẹp mỗi ngày với thai nhi: Cuối mỗi ngày, mẹ hãy dành thời gian nói ra 5 – 10 điều tích cực mình đã gặp trong ngày nhé. Điều này giúp cải thiện chất lượng nước ối, nâng cao sức khỏe và tinh thần cho mẹ, giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Ví dụ: được trò chuyện cùng bạn bè, được một người lạ nhường ghế trên xe bus…
  • Viết nhật ký mang thai: Sẽ thật tuyệt nếu được ghi lại cảm xúc mỗi ngày khi mang thai bé yêu. Mẹ hãy chuẩn bị cho mình một cuốn nhật ký thật dễ thương nhé. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần ghi vài dòng ngắn gọn để lưu lại những kỷ niệm “bầu bí” đáng nhớ của mình. Trong thời gian tới, mẹ có thể lưu cả ảnh chụp siêu âm vào cuốn nhật ký này.
  • Tưởng tượng: Tuần 3 là lúc việc thụ tinh giữa trứng và tinh trùng đã diễn ra, bé yêu không còn là những tế bào nữa mà đã trở thành phôi thai. Mẹ hãy tưởng tượng hình ảnh bé lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày nhé. Tưởng tượng là cách thai giáo rất được người Nhật ưa chuộng, đã được nói đến trong cuốn sách “Mẹ Nhật thai giáo” của tác giả Akira Ikegawa.

Qua những nội dung trên, Mamibabi hy vọng, mẹ bầu đã có thêm kiến thức và tự tin hơn về cách chăm sóc sức khỏe bản thân và thai 3 tuần tuổi. Để liên tục cập nhật sự phát triển của thai nhi trong những tuần sau, mẹ hãy cài đặt “siêu ứng dụng” thai giáo Mamibabi ngay nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG