Thai 1 tuần tuổi mới là một chấm "bé tí xíu" chưa thể nhìn bằng mắt thường. Quá trình hình thành phôi thai vẫn đang diễn ra. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ mọi thông tin liên quan tới thai 1 tuần tuổi như: Sự phát triển của thai, điều mẹ cần lưu ý, cách thai giáo tốt nhất…
Tuần đầu tiên thực chất là khoảng thời gian mang thai giả định, chưa hoàn toàn hình thành thai.
Nếu mẹ hỏi các bác sĩ chuyên khoa về việc thai 1 tuần tuổi diễn ra như thế nào, đa số sẽ trả lời mẹ rằng đây là thời điểm chưa có gì nhiều để nói.
Sảy thai 1 tuần đầu được gọi là sảy thai tự nhiên sớm. Hiện tượng này khác với sảy thai tự nhiên muộn, và cũng khác với thai lưu, thai lưu là thai nhi chết trong bụng mẹ ở thời điểm sau 20 tuần.
Dấu hiệu sảy thai ở thời điểm 1 tuần có 2 điểm quan trọng nhất mẹ cần lưu ý, đó là đau bụng và chảy máu âm đạo. Nếu có cả 2 dấu hiệu đó thì khả năng sảy thai là rất cao. Ngoài ra một số mẹ sẽ có thêm các dấu hiệu khác như mệt mỏi, chuột rút.
Tuy vậy, thai 1 tuần đầu là thời điểm khá đặc biệt vì đa số mẹ bầu chưa biết mình có thai. Có những mẹ khi thấy mình trễ kinh sau đó đau bụng và ra máu thì mới đi khám và lúc đó mới biết mình đã sảy thai. Lúc này mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe mẹ nhé.
Quá trình thụ thai sẽ được bắt đầu trong khoảng thời gian rụng trứng, với điều kiện có sự kết hợp của tinh trùng. Các tế bào buồng trứng sẽ được giải phóng và đi tới tử cung, còn tinh trùng phải thực hiện di chuyển thông qua đường ống dẫn trứng để đi tìm các giao tử cái (trứng).
Quá trình thụ thai chỉ có thể kéo dài nhiều nhất trong khoảng thời gian 24 giờ bởi đây là thời gian trứng có thể tồn tại sau khi rụng. Còn đối với tinh trùng, cần đảm bảo sức khỏe dẻo dai để có thể kết hợp với trứng và thụ tinh thành công. Biểu hiện của thụ thai thành công là xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo ở thai phụ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai 1 tuần đầu tiên. Tuy nhiên, thai phụ cần chú ý tới màu sắc của máu để phân biệt thời kỳ thụ thai với thời kỳ “đèn đỏ”. Thông thường, máu báo thai sẽ có màu hồng nhạt, còn máu kinh nguyệt sẽ có đỏ tươi và sẫm màu hơn.
Mamibabi sẽ chia sẻ với các mẹ một số chỉ số cơ bản nhất, xuất hiện trên đa số giấy khám thai ở các bệnh viện và phòng khám nhé:
Đó là các chỉ số cơ bản mẹ nên biết khi đọc giấy khám thai của mình.
Vòng 1 căng tròn, đầy đặn và có cảm giác đau nhức khó chịu là một trong những dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết cơ thể mang thai. Sự thay đổi ở kích cỡ vùng ngực sẽ kéo dài trong khoảng vài tháng đầu mang thai, sau đó trở lại trạng thái ban đầu nên các thai phụ không cần lo lắng về triệu chứng này.
Nôn ói trong thời kỳ mang thai còn được biết đến là biểu hiện của ốm nghén. Thai phụ sẽ thường xuyên cảm thấy dạ dày bị co thắt khó chịu, buồn nôn, ảnh hưởng tới khẩu vị và khiến cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải. Nôn nghén kéo dài nhiều nhất trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ và giảm dần nhờ chế độ dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm chức năng.
Cơ thể mẹ bầu khi mang thai sẽ thường xuyên mệt mỏi, uể oải do các hormone thai kỳ hoạt động liên tục, gây ảnh hưởng nhất định đến quá trình trao đổi chất. Điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe bà bầu bị suy giảm nhưng không đáng lo ngại bởi triệu chứng này chỉ xuất hiện trong thời gian đầu mang thai.
Cơ thể thai nhi 1 tuần tuổi được nuôi dưỡng bằng cách lấy đi một phần chất dinh dưỡng từ mẹ. Đặc biệt, trong thời gian đầu thai kỳ, các mẹ bầu thường thiếu sắt bởi đã tiêu hao một lượng máu lớn để cung cấp cho thai nhi. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng nướu bị sưng, đau nhức do thiếu dưỡng chất cần thiết. Tuy vậy, đây là hiện tượng chỉ gặp ở 1 số ít bà bầu khi thai 1 tuần tuổi.
Chảy máu âm đạo hay còn gọi là máu thai kỳ, là hiện tượng cơ thể thai phụ ra máu có màu hồng nhạt. Triệu chứng này xảy ra bởi ảnh hưởng của quá trình thụ tinh trong cơ thể mẹ gây ức chế nội tiết và khiến cho âm đạo chảy máu.
Đây không phải là hiện tượng khí hư ở phụ nữ mà là hệ quả của quá trình thụ thai đã thành công. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng sẽ diễn ra tại cổ tử cung, thai phụ sẽ cảm thấy vùng này ẩm ướt thường xuyên và tiết ra dịch nhầy.
Một số bà bầu khi mang thai sẽ thay đổi khẩu vị do ảnh hưởng của hàm lượng nội tiết tố tăng cao, làm kích thích vị giác khiến cho bà bầu thèm ăn nhiều hơn. Thậm chí, một số thai phụ còn thích ăn những món ăn mà trước đây mình từng không thích. Ngoài ra, hàm lượng estrogen tích trữ tăng cao làm cho hoạt động vị giác bị đảo lộn, khiến cho các thai phụ cảm nhận hương vị món ăn không chính xác.
Tâm trạng “sáng nắng chiều mưa”, thay đổi nhanh và có phần nóng nảy hơn bình thường là một trong những biểu hiện bạn đang có thai. Lượng Progesterone có trong cơ thể mẹ bầu làm rối loạn quá trình trao đổi chất khiến cho hoạt động của các dây thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn tới tâm trạng bất ổn định, thường xuyên căng thẳng, lo âu.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu tạo áp lực cho hệ xương khiến cho những cơn đau tăng lên và gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày. Do đó, các bà bầu nên bổ sung thêm canxi để khắc phục phần nào tình trạng này.
Hàm lượng Progesterone tăng đột ngột đã gây áp lực cho hệ thống hô hấp. Chính vì vậy, mẹ bầu thỉnh thoảng cảm thấy khó thở, hụt hơi trong suốt quá trình mang thai. Một phần nguyên nhân khác của tình trạng này là do cơ thể mẹ phải cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi 1 tuần tuổi.
Để kiểm tra xem mình có thai hay không, bạn có thể dùng que thử thai. Kết quả thử thai qua que thử có tỷ lệ chính xác khá cao. Mẹ nên dùng que thử sau khi quan hệ ít nhất 14 ngày.
Đây là phương pháp giúp kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ trong máu của cơ thể ở mức độ nào để xác định bạn có mang thai hay không. Nếu nồng độ Beta - HCG tìm thấy ở mức trên 5 mIU/ml thì cơ thể đã có thai.
Đây là trạng thái thăng hoa của cơ thể đạt được, có thể tăng khả năng thụ thai thành công. Bởi lẽ, khi đạt được những cảm xúc ấy, tử cung sẽ co bóp nhiều hơn, tạo điều kiện cho tinh trùng dễ tìm đến trứng và thụ tinh thành hợp tử.
Chảy máu cam trong thời kỳ mang thai là do cơ thể mẹ bầu đang sản xuất lượng máu nhiều hơn bình thường để cung cấp cho sự hình thành thai nhi. Do đó, nếu tự nhiên bị chảy máu cam, mẹ ít nhiều có khả năng mang thai, dù tỷ lệ không cao.
Nếu đã trải qua thời gian khoảng 4 tuần mà bạn vẫn chưa tới kỳ kinh, tỷ lệ cơ thể đã thụ thai khá cao. Trong thời gian này, bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra chắc chắn hơn.
Thai nhi 1 tuần tuổi đang dần hình thành và phát triển ở một mức độ nhất định. Đây là quan điểm được các chuyên gia sinh sản đưa ra và đã được kiểm chứng trong một số nghiên cứu.
Vậy nhưng, thực tế, trong tuần đầu tiên của thai nhi, sự thụ tinh vẫn chưa diễn ra. Cơ thể thai phụ sẽ có những dấu hiệu rõ hơn ở vài tuần tiếp theo nên hãy bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Để đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, ngay trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bà bầu nên lưu ý thực hiện nguyên tắc ăn uống đầy đủ. Đồng thời, việc tiêm chủng cũng cần được thực hiện đúng lịch để tăng sức đề kháng và phòng chống một số bệnh thường gặp. Về việc sử dụng thuốc, mẹ cần cân nhắc kỹ nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể gây kìm hãm sự phát triển của thai nhi ngay từ tuần đầu tiên.
Ngay khi phát hiện mình đã mang thai, trong tuần thaithứ nhất, mẹ bầu nên thực hiện thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện phụ sản. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra lời khuyên cho thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc sắt, vitamin tổng hợp cho bà bầu và đưa ra những khuyến cáo về lối sống hàng ngày như sau:
Mẹ bầu không nên chủ quan về chế độ dinh dưỡng khi mang thai ở tuần đầu tiên bởi đây thời gian thai nhi đang dần hình thành. Do đó, thai phụ cần bổ sung nhiều sắt, các loại vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C... cũng như các dưỡng chất khác như Beta - caroten, choline, axit folic... để tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện ở những tuần tiếp theo. Mẹ bầu cũng nên có kế hoạch ăn uống điều độ, chia nhỏ bữa ăn và không bỏ bất cứ bữa nào trong ngày.
Khi mang thai trong tuần đầu, mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt phù hợp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Những thói quen mà mẹ bầu nên xây dựng ngay từ bây giờ là:
Sau khi xác định một số dấu hiệu có bầu, thai phụ nên thực hiện kiểm tra tại bệnh viện uy tín với xét nghiệm máu Beta - HCG để chắc chắn thời điểm bắt đầu mang thai. Nếu đang trong thời gian sử dụng loại thuốc trị bệnh khác, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có cần thay đổi về liều lượng dùng hoặc dừng thuốc hay không.
Do sự phát triển của thai nhi trong tuần đầu tiên không rõ ràng nên nhiều mẹ bầu vẫn có những “cuộc yêu” với chồng như ngày thường. Thực chất, quan hệ tình dục trong tuần đầu của thai kỳ không làm ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng của thai bởi phôi thai đã được bao bọc và bảo vệ trong môi trường nước ối. Thậm chí, khi cơ thể mẹ đạt được xúc cảm thăng hoa, thai nhi còn được thoải mái và kích thích phát triển tốt hơn.
Thai nhi 1 tuần tuổi tuy vẫn chưa phát triển toàn diện về hình dáng và các bộ phận nhưng phôi thai đã dần hình thành. Do vậy, việc phá thai dù ở giai đoạn nào cũng vẫn tạo ra áp lực và sự ám ảnh tội lỗi khó có thể quên được. Không có câu trả lời chính xác cho việc phá thai 1 tuần tuổi có tội không. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe của mẹ khi mang thai, tình trạng thai nhi, quan điểm tôn giáo và tâm linh…
Mifepristone và Misoprostol là hai loại thuốc phá thai được dùng cho đối tượng phụ nữ mang thai trong những tuần đầu, đặc biệt là thai 1 tuần tuổi. Tuy vậy, bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín và có đầy đủ trang thiết bị nếu có ý định phá thai. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về việc phá thai. Trước khi có ý định này, bạn nên tìm hiểu kỹ về luật để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong một số trường hợp, sau 1 tuần, que thử thai đã có thể phát hiện mang thai, nhưng trong nhiều trường hợp khác thì que không phát hiện được đâu ạ. Tốt nhất, bạn nên chờ thêm, khoảng 2 hoặc 3 tuần sau khi quan hệ thì thử lại, thời gian càng dài, kết quả sẽ càng chính xác.
Nếu cần kết quả sớm thì bạn nên tới bệnh viện để xét nghiệm máu bởi đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất. Việc biết mình có thai càng sớm sẽ càng tốt cho mẹ bầu vì mẹ có thể chuẩn bị tâm lý sớm hơn, điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho khoa học, ý thức hơn về việc đi lại nhẹ nhàng, không vận động mạnh để tránh sảy thai, và đặc biệt khi biết mình có thai, mẹ sẽ tránh được việc uống các loại thuốc không tốt cho phụ nữ mang thai như một số loại thuốc cảm, thuốc ho, hạ sốt…
Ngày càng nhiều mẹ quan tâm tới việc thai giáo sớm cho thai nhi. Thậm chí, có những mẹ còn thai giáo ngay trong thời gian “canh trứng” hoặc chờ thai. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi thai giáo đem tới nhiều lợi ích không chỉ cho thai nhi mà còn cho cả mẹ bầu. Việc thai giáo sớm giúp mẹ có sức khỏe và tinh thần tốt nhất cho hành trình mang thai sắp tới của mình.
Không nhiều mẹ phát hiện ra mình mang thai khi thai 1 tuần tuổi. Nếu may mắn biết mình có thai sớm, mẹ nên thai giáo ngay bằng những cách sau:
Qua những thông tin trên, Mamibabi hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe khi mới có thai 1 tuần tuổi.
Mẹ có thể xem đầy đủ sự phát triển của thai nhi các tuần bằng cách:
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv