Thai giáo tháng thứ 1: Hành trình hạnh phúc bắt đầu

5/5 (118 đánh giá)

Thai giáo tháng thứ 1 lộ trình bài bản, toàn diện giúp bé phát triển trí thông minh đột phá, mẹ giảm nghén, thai kỳ khỏe mạnh. Trong bài viết dưới đây, Mamibabi sẽ chia sẻ cách thực hành thai giáo tháng thứ 1 cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó là một số thay đổi của cơ thể mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1.

Thai giáo tháng thứ 1: Hành trình hạnh phúc bắt đầu

Thay đổi của cơ thể mẹ bầu tháng thứ 1

Ở thời điểm này, mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng của việc mang thai. Nhưng cũng có những mẹ hoàn toàn không cảm thấy bất cứ sự khác thường nào, thậm chí không biết việc mình mang thai.

Để biết cách tiến hành thai giáo tháng thứ 1 an toàn, mẹ bầu cần biết được những thay đổi trên cơ thể mình và có sự điều chỉnh phù hợp:

Thay đổi tâm trạng: Khi mang thai, nồng độ hóoc-môn trong cơ thể mẹ bầu tăng lên đáng kể. Thỉnh thoảng hoặc thường xuyên, mẹ sẽ thấy mình nhạy cảm hơn bình thường. Một số mẹ sẽ trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, lúc lo lắng, choáng ngợp; khi phấn khích, hân hoan khi biết mình có thai.

Ra máu báo: Nếu mẹ thấy có máu đốm trên quần lót, đừng quá lo lắng. Điều này do trứng được thụ tinh đi vào và làm tổ trong niêm mạc tử cung. Lượng máu này ít, mờ nhạt và sẽ tự hết. Nhưng nếu mẹ ra máu báo kéo dài kèm theo triệu chứng đau bụng, hãy tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám cụ thể

Ngực đau và nhạy cảm: Một số mẹ bầu biết mình có thai do thấy ngực đau và nhạy cảm hơn bình thường. Triệu chứng này sẽ giảm sau vài tuần, khi cơ thể đã quen với sự thay đổi nội tiết

Thai giáo tháng thứ 1: Hành trình hạnh phúc bắt đầu

Mệt mỏi: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi mang thai tháng thứ 1. Mẹ bầu hãy dành thời gian nghỉ ngơi và làm việc nhẹ nhàng nhất có thể

Buồn nôn: Đây là một trong những biểu hiện của chứng ốm nghén đáng sợ. Hiện tượng này có thể hết sau tháng thứ 1, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng liên tục. Một số mẹ may mắn không bị buồn nôn trong suốt thai kỳ.

Sợ đồ ăn: Mẹ có thể thấy một số mùi thơm và hương vị không còn hấp dẫn như trước. Đôi khi mẹ cảm thấy khó chịu, buồn nôn khi ngửi chúng.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1

Sau khi thụ thai, trứng được thụ tinh đi dọc theo ống dẫn trứng đến tử cung. Nơi đây, nó sẽ "làm tổ" tại niêm mạc tử cung. Trứng phân chia thành một loạt tế bào; trong đó, một số sẽ trở thành nhau thai cung cấp chất dinh dưỡng cho bé trong suốt thai kỳ. Dây rốn cũng được hình thành giữa thai nhi và nhau thai, giúp cung cấp dưỡng chất và loại bỏ chất thải. Tháng thứ 1 là thời gian để phôi thai hình thành và ổn định. Thai nhi chỉ là một mầm thai bé xíu nhỏ như hạt đậu, chưa rõ hình người.

Tháng thứ 2 sắp tới sẽ là thời gian phát triển nhanh chóng cho bé yêu của mẹ. Các cơ quan nội tạng, xương và các chi của bé sẽ bắt đầu hình thành.

Thai giáo tháng thứ 1: Hành trình hạnh phúc bắt đầu

 

Thai giáo 3 tháng đầu chú trọng điều gì?

Trước khi tìm hiểu thai giáo tháng thứ 1, mẹ nên tìm hiểu sơ lược về thai giáo 3 tháng đầu. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ sảy thai nhất, vì vậy thai giáo 3 tháng đầu sẽ hướng đến mục tiêu: 

  • Giúp mẹ bầu làm quen với việc có 1 sinh linh bé bỏng trong bụng mình
  • Giúp mẹ giảm các triệu chứng ốm nghén
  • Giúp mẹ điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh và an toàn hơn 
  • Giúp mẹ giảm nguy cơ sảy thai
  • Giúp mẹ có thêm kiến thức về mang thai, đặc biệt là thai giáo 

Thai giáo tháng thứ 1

Khi nói tới thai giáo 3 tháng đầu, thai giáo tháng thứ nhất là điều quan trọng nhất bởi đây là tháng đầu tiên của thai kỳ. Lúc này mẹ bầu bắt đầu làm quen với việc có thai và chưa quen với việc thai giáo. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ biết cách thai giáo tháng thứ 1 đơn giản và hiệu quả cho bé. 

Việc thai giáo tháng thứ 1 nên chú trọng các yếu tố sau đây: Dinh dưỡng, cảm xúc, vận động, âm nhạc, mỹ thuật

Thai giáo tháng thứ 1 bằng dinh dưỡng

Đây là khía cạnh quan trọng nhất trong thai giáo tháng thứ 1. Ở tháng này, các yếu tố vận động, tương tác chưa cần quá chú trọng do thai nhi còn nhỏ. Mẹ nên quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng của mình trong 9 tháng tới.

- Mẹ hãy đặt hẹn với bác sĩ sản khoa để xem thai đã “làm tổ” hoàn chỉnh chưa. Đồng thời, xin bác sĩ tư vấn về lịch khám thai và xét nghiệm trong những tháng tiếp theo của thai kỳ

- Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hiện tại. Đồng thời hỏi bác sĩ về việc nên uống vitamin bầu loại nào và cần lưu ý gì về dinh dưỡng khi mang thai

- Mẹ hãy ngay lập tức bỏ các thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu. Nên tránh đến những nơi công cộng có khói thuốc lá

- Nếu bị ốm nghén, buồn nôn; mẹ hãy uống nước gừng hoặc trà gừng để “xoa dịu” dạ dày. Đồng thời, nên nói với người thân về những mùi hương hoặc món ăn mẹ sợ để gia đình tránh những món ăn này

Thai giáo tháng thứ 1: Hành trình hạnh phúc bắt đầu

 

Thai giáo tháng thứ 1 bằng vận động 

Việc thai giáo tháng thứ 1 không bắt buộc phải có thai giáo vận động. Đây là lúc việc “làm tổ” của thai nhi quan trọng hơn cả. Mẹ nên nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng để tránh rủi ro với thai nhi trong tháng này.

- Mẹ hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể

- Nói với bác sĩ về hình thức tập luyện mẹ đang áp dụng (tập gym, yoga, đạp xe…). Bác sĩ sẽ cho lời khuyên về việc nên duy trì hay ngừng lại và cần thay đổi như thế nào

- Nếu bị đau nhức hoặc mất ngủ, mẹ hãy hỏi bác sĩ về cách khắc phục, và liệu có ảnh hưởng tới thai nhi không

Thai giáo tháng thứ 1 bằng cảm xúc

Thai giáo tháng thứ 1 và tất cả các tháng sau đều rất quan trọng yếu tố cảm xúc. Và dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý:

- Mẹ nên tránh căng thẳng, đặc biệt trong các mối quan hệ và công việc ở cơ quan

- Mẹ nên nói chuyện với bố về những thay đổi thể chất và tinh thần của mình để nhận được sự sẻ chia. Mẹ cũng có thể chia sẻ với bạn bè hoặc những người mình tin tưởng hay đã có kinh nghiệm sinh con

- Mẹ hãy nghĩ xem mình có muốn ghi lại Nhật ký mang thai không? Nếu có, mẹ có thể mua một cuốn sổ đã được thiết kế sẵn, hoặc tự tạo một file trên máy tính. Nhờ đó, mẹ dễ dàng ghi lại hình ảnh và xúc cảm của mình trong suốt thay kỳ.

- Mẹ cùng bé đọc những câu truyện giàu ý nghĩa và tính nhân văn. Hiện ứng dụng Mamibabi đã có sẵn rất nhiều truyện, mẹ có thể cùng bé đọc truyện thai giáo tháng thứ 1 mỗi ngày. Sau khi đọc, mẹ có thể kể lại câu truyện đó cho bé nghe bằng giọng văn của riêng mình, và nói với bé những bài học rút ra từ câu truyện nhé. 

Thai giáo tháng thứ 1: Hành trình hạnh phúc bắt đầu

Thai giáo tháng thứ 1 bằng âm nhạc

Nhạc thai giáo tháng thứ 1 luôn là một trong những nội dung được nhiều mẹ bầu tìm kiếm nhất. Thai giáo âm nhạc là điều mẹ dễ dàng làm được khi thai giáo tháng thứ 1. Âm nhạc nên được song hành cùng mẹ và bé trong suốt 9 tháng thai kỳ:

Nhạc thai giáo tháng thứ 1 và những điều cần lưu ý 

- Mẹ nên nghe nhạc mỗi ngày, vào thời gian mình rảnh rỗi. Việc này giúp mẹ được thư giãn và giảm triệu chứng ốm nghén

- Mẹ nên cùng bố nghe những bản nhạc cả hai cùng yêu thích

- Mẹ nên chọn các loại nhạc nhẹ nhàng, lời ca tích cực. Không nên nghe nhạc quá ồn ào hoặc ca từ đau buồn

- Vào những ngày mệt mỏi, mẹ nên dành thờ gian nghỉ ngơi, không nên ép bản thân phải nghe nhạc như những ngày khác

Nhạc thai giáo tháng thứ nhất hay cho mẹ và bé

Hiện Mamibabi đã có sẵn kho nhạc thai giáo khổng lồ ngay trên ứng dụng. Mẹ có thể truy cập và cùng bé nghe nhạc thai giáo tháng thứ nhất ngay hôm nay tại đây

Thai giáo tháng thứ 1 bằng mỹ thuật

Nhiều người nghĩ thai giáo mỹ thuật là vẽ tranh. Thực tế, thai giáo mỹ thuật có thể chỉ là ngắm những bức tranh đẹp. Mẹ có thể dễ dàng làm được điều này khi thai giáo tháng thứ 1. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, mẹ có thể dễ dàng ngắm các bức tranh đẹp qua điện thoại hoặc máy tính của mình. Nếu có điều kiện, mẹ hãy cùng bố đến các triển lãm tranh để được tận mắt nhìn ngắm các bức tranh sinh động.

Nếu yêu thích mỹ thuật, mẹ cũng có thể vẽ tranh tại nhà hoặc tham gia các lớp học vẽ tranh. Được nhìn ngắm những bức tranh đẹp sẽ giúp tâm hồn mẹ bầu thư thái, dễ chịu. Những xúc cảm tích cực này sẽ được truyền đến bé yêu trong bụng, giúp bé được lớn lên trong bình yên. Nhiều bé cũng có khả năng cảm thụ mỹ thuật tốt hơn khi ra đời.

Thai giáo tháng thứ 1: Hành trình hạnh phúc bắt đầu

Thai giáo tháng thứ 1 bằng truyện thai giáo 

Truyện thai giáo tháng thứ 1 và những điều cần lưu ý

Khi đọc truyện cho thai nhi nghe mẹ nên: 

  • Trước khi đọc, giới thiệu với bé về câu truyện đó: Tên truyện là gì, có những nhân vật chính nào... 
  • Đọc với giọng điệu trìu mến, yêu thương.  
  • Biến hóa giọng đọc cho phù hợp với các nhân vật khác nhau trong truyện. 
  • Sau khi đọc truyện, nói cho bé ý nghĩa và bài học của câu truyện. 
  • Trong những lần đọc sau, mẹ có thể không dùng văn bản mà tự kể truyện lại theo trí nhớ và giọng văn của riêng mình. 

Kho tàng truyện thai giáo tháng thứ 1 cho mẹ và bé 

Hiện Mamibabi đã có sẵn rất nhiều truyện thai giáo tháng thứ 1 để mẹ và bé cùng nhau đọc mỗi ngày, mẹ có thể tham khảo tại đây

Câu hỏi thường gặp khi mang thai tháng thứ 1

Vì sao tôi thử thai lúc 1 vạch, lúc 2 vạch? Như vậy là có thai hay chưa?

Trả lời: Rất khó để trả lời bạn đã có thai hay chưa nếu que thử thai có lúc lên 1 vạch nhưng có lúc lên 2 vạch. Bất cứ phương pháp nào cũng có thể xảy ra sai lệch. Ví như khi dùng que thử thai, có trường hợp đã có thai nhưng que chỉ hiện 1 vạch. Điều này có thể do thai còn nhỏ, hóoc-môn hCG trong máu vẫn thấp. Cũng có thể do bạn dùng que chưa đúng hướng dẫn. Nội tiết cũng là yếu tố có thể tác động tới việc que thử thai báo kết quả sai.

Để biết chính xác mình có thai hay chưa bạn hãy:

- Thử thai lại sau một vài ngày nữa, vào buổi sáng, làm theo đúng hướng dẫn trên que thử thai

- Tới bệnh viện làm xét nghiệm để biết mình có thai hay chưa

Vì sao tôi có thai nhưng không có biểu hiện gì của việc nghén. Thậm chí thấy cơ thể không có gì khác thường. Điều này có bình thường không?

Trả lời: Ốm nghén là hiện tượng thường gặp khi mang thai. Nhưng không phải bà bầu nào cũng ốm nghén. Vì vậy, bạn đừng lo lắng về điều này.

Hiện tượng thai nghén xảy ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, nội tiết, di truyền… Có những người nghén ngay từ ngày đầu mang thai. Nhưng cũng có người nhiều tháng sau mới nghén. Lại cũng có người không nghén tí nào trong suốt 40 tuần thai.

Bạn hãy đi khám thai đều đặn để đảm bảo mình và con luôn khỏe mạnh. Ốm nghén chỉ là một trong các yếu tố xảy ra khi có thai, không thể nói lên việc thai nhi bình thường hay không.

Nếu tôi đi khám thai đã vào tử cung ổn định thì có thể vẫn áp dụng thai giáo vận động bằng yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng được không?

Trả lời: Nếu sức khỏe của bạn cho phép và thai đã vào tử cung ổn định, bạn có thể tập yoga và đi bộ nhẹ nhàng. Bạn lưu ý hãy tập các bài yoga phù hợp với bà bầu tháng thứ 1. Rủi ro là điều có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi còn nhỏ, độ an toàn chưa cao, bạn cần hết sức cẩn trọng trong vận động.

Tốt nhất, khi đi khám, bạn hãy hỏi bác sĩ về hình thức vận động hợp lý. Bạn không nên chỉ hỏi huấn luyện viên bởi đôi khi huấn luyện viên không có chuyên môn trong chăm sóc sức khỏe bà bầu.

Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu tháng thứ 1 

Trên đây là những chia sẻ của Mamibabi về việc thai giáo tháng thứ 1. Hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ trong hành trình thai giáo an toàn và hiệu quả của mình. Mẹ có thể tham khảo thêm hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu tại bài viết "Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu đầy đủ và mới nhất 2021

Tài liệu thai giáo tháng thứ 1 cho mẹ bầu 

Tài liệu thai giáo là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ thai giáo tháng thứ 1 thành công. Ngoài nhạc và truyện là 2 yếu tố cần thiết nhất, mẹ nên quan tâm tới các giáo trình thai giáo có tính ứng dụng cao. 

Hiện Mamibabi cũng cung cấp giáo trình thai giáo miễn phí bằng video, sau khi xem xong mẹ sẽ thực hành được ngay, mẹ có thể tham khảo tại đây.

Học thai giáo miễn phí với Mamibabi 

Với Mamibabi, mẹ có thể dễ dàng học thai giáo miễn phí mỗi ngày trên chính điện thoại của mình bất cứ khi nào, ở đâu. Mẹ học mỗi ngày, mẹ hãy làm theo 2 bước dưới đây: 

  • Bước 1: Truy cập Https://mamibabi.com.vn/ và bấm TẠO TÀI KHOẢN. 
  • Bước 2: Sau khi đã tạo tài khoản, mẹ bấm vào THAI GIÁO HÔM NAY
BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG