[Tổng hợp] 33 dấu hiệu mang thai (dấu hiệu có bầu) đầy đủ nhất không lo bỏ sót

4.8/5 (155 đánh giá)

Dấu hiệu mang thai sớm là điều mà bạn đang tìm kiếm? Hãy cùng xem danh sách dấu hiệu có thai đầy đủ nhất từ Mamibabi để không bỏ sót bất cứ dấu hiệu nào nhé.

[Tổng hợp] 33 dấu hiệu mang thai (dấu hiệu có bầu) đầy đủ nhất không lo bỏ sót
Xem nhanh

33 dấu hiệu mang thai đầy đủ nhất

1. Thường xuyên đi tiểu là một trong những dấu hiệu mang thai

Thường xuyên đi tiểu là một hiện tượng khá phổ biến khi mang thai. Nó cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết chu kỳ mang thai đang bắt đầu. Trung bình một phụ nữ khi mang thai sẽ có tần suất đi tiểu nhiều gấp 3 lần bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang. Trong thời kỳ mang thai, hormone hCG được tiết ra, hormone này làm tăng lưu lượng máu về phía vùng chậu, tử cung và thận khiến quá trình lọc máu ở thận diễn ra nhanh hơn và cuối cùng là dẫn tới bàng quanh nhanh đầy hơn bình thường. Bên cạnh đó, khi mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ, việc tử cung mở rộng và bắt đầu chèn ép lên bàng quang, cùng với sự co giãn của các cơ vùng chậu làm cho quá trình bài tiết hoạt động nhanh, khiến bàng quang không thể giữ nước tiểu nhiều và lâu nên thúc đẩy nhu cầu đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ mang thai.

2. Mang thai khi có dấu hiệu chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo ngoài thời gian hành kinh luôn khiến các chị em lo lắng, vì không biết liệu mình có đang mắc bệnh gì không. Tuy nhiên, chảy máu âm đạo là một dấu hiệu mang thai sớm, mang tính chính xác cao mà phụ nữ cần phải lưu ý. Hiện tượng này thường xảy ra từ 2 đến 5 ngày rồi kết thúc, thời gian này chính là lúc trứng đã được thụ tinh thành công. Thời gian đầu, các chị em có thể lầm tưởng đó là thời gian hành kinh, tuy nhiên lượng máu ra ít hơn và thường kết thúc trong vài ngày ngắn ngủi.

Trong một số trường hợp khiến bạn dễ nhầm lẫn máu báo thai và bệnh lí về âm đạo, niệu đạo

3. Ngực thay đổi – dấu hiệu mang thai sớm

Ngực thay đổi khi mang thai là quá trình bình thường mà bất kỳ phụ nữ nào khi mang thai cũng sẽ trải qua. Thông thường, càng gần tới ngày rụng trứng và thụ tinh, các chị em đều đã thấy vòng 1 cương tức và nhạy cảm hơn. Nhưng thực tế, hầu hết đều nhầm lẫn những dấu hiệu này là dấu hiệu báo sắp có chu kỳ kinh nguyệt mới cho tới khi thấy chậm kinh. Tuy nhiên, lúc này bầu ngực của phụ nữ có thai thường căng tức kéo dài, khác với việc cảm giác này sẽ mất đi khi kỳ hành kinh bắt đầu. Trong tuần 1 và tuần 2 sau khi trứng được thụ tinh, những thay đổi về ngực sẽ đạt đỉnh vì đây là lúc trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung. Ngoài cảm giác căng tức ngực, các chị em cũng sẽ thấy quầng vú sậm đen hơn, tăng kích thước, hơi tê, ngứa xung quanh núm vú… Tất cả những điều này là do sự thay đổi hormone trong khi mang thai sẽ làm máu chảy về vùng ngực nhiều hơn và làm thay đổi các mô vú.

4. Một trong những dấu hiệu mang thai là tăng cân hoặc giảm cân

Sự thay đổi về cân nặng cũng là một dấu hiệu nhận biết có thai. Tuy nhiên, sự thay đổi này không đặc trưng và khó nhận biết. Nhiều phụ nữ chỉ để ý khi cảm thấy cơ thể mình giảm hoặc tăng cân đột ngột. Bởi vì khi mang thai những tuần đầu, hormon estrogen và progesterone sản sinh ra nhiều, ảnh hưởng tới não, khiến khẩu vị của các chị em tăng lên, kích thích sự thèm ăn, và dẫn đến cân nặng cũng tăng theo. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn yếu, dễ mệt mỏi và chán ăn do ốm nghén thì sẽ bị giảm cân nhanh chóng. Vì vậy sự thay đổi về cân nặng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người sẽ biểu hiện dấu hiệu mang thai khác nhau.

5. Buồn nôn là dấu hiệu mang thai

Buồn nôn hoặc nôn là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến và thường thấy nhất ở phụ nữ có thai thời kỳ đầu ốm nghén (thường trong 3 tháng đầu). Triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày và với mức độ khác nhau đối với từng phụ nữ. Một số chị em chỉ nôn khi ngửi thấy mùi khó chịu hoặc mùi quá nồng. Một số khác lại nôn ở thường xuyên hơn: khi đói, khi no, khi ngửi thấy mùi thức ăn hay thậm chí là khi ngủ dậy… Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được làm rõ. Một số giả thuyết được đề xuất, là do sự thay đổi nội tiết tố của tuyến sinh dục ở người mẹ như Progesterone và hCG. Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.

Buồn nôn là dấu hiệu mang thai

6. Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu mang thai

Mệt mỏi không phải là một tình trạng đặc trưng, thường bị nhầm lẫn với đau ốm, tới kỳ hành kinh, hay do ăn uống không đủ chất, làm việc quá sức, lao lực, … Tuy nhiên, trên thực tế, 90% phụ nữa đều gặp phải hiện tượng mệt mỏi khi bắt đầu cũng là dấu hiệu mang thai. Một số chị em sẽ cảm thấy kiệt sức mặc dù không làm gì, sức lực bị hao mòn, thậm chí tim còn đập nhanh đến khó chịu. Sở dĩ bạn cảm thấy mệt mỏi là do vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể có sự thay đổi lớn về lượng hormone Progesterone, chỉ số đường huyết và huyết áp cũng trở nên thấp hơn. Bên cạnh đó những chuyển hóa cơ bản cũng tăng lên để thích nghi và tạo ra một môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống cả mẹ lẫn bé. Trong giai đoạn này, các chị em cần ăn uống và bổ sung đầy đủ vitamin và khoảng chất, đặc biệt là sắt để không dẫn tới tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể càng mệt mỏi và dễ kiệt sức hơn.

7. Nhiệt độ cơ thể tăng – dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy

Không phải chỉ tới kỳ kinh nguyệt thân nhiệt của chị em phụ nữ mới tăng lên. Nhiệt độ cơ thể nữ giới tăng 0,2oC ngay sau khi trứng rụng. Nếu trứng rụng không được thụ thai thì sau 9-10 ngày, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần trở về như thời điểm trước khi hành kinh 1-2 ngày. Nếu trứng rụng và được thụ tinh, nó sẽ di chuyển từ vòi trứng về tử cung. Chỉ sau 7-8 ngày trứng đã thụ tinh sẽ biến thành phôi bào bám vào nội mạc tử cung, tiết ra một chất kích tố có tác dụng kéo dài tuổi thọ hoàng thể, tiếp tục tiết ra oestrogen và progesteron. Cơ chế này khiến nhiệt độ gốc của phụ nữ mang thai không hạ xuống và duy trì mức cao hơn trung bình. Khi bị chậm kinh, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường ở mức 36,8 – 37,1oC kéo dài quá 16 ngày thì rất có thể bạn đã có thai.

8. Mang thai có dấu hiệu tâm trạng “Sáng nắng chiều mưa”

“Sáng nắng chiều mưa” là tâm lý thường thấy ở các cô nàng đang tuổi dậy thì nổi loạn. Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai cũng thất thường không kém. Nguyên nhân cũng là do những biến đổi về sinh lý, về lượng hormone sinh dục được tiết ra, khiến các chị em phụ nữ lúc này còn nhạy cảm và dễ nổi nóng hơn bình thường gấp tỉ lần.

9. Thói quen ăn uống bị đảo lộn cũng là dấu hiệu mang thai

Một người đang mang thai sẽ không khó nhận ra nếu như bạn tinh ý để mắt tới thói quen ăn uống của người đó bỗng dưng bị đảo lộn. Nếu bạn bình thường rất ghét đồ ngọt mà tự nhiên thèm đến chết đi sống lại thì rất có thể là bạn đang mang thai rồi đó. Như đã nói ở trên, hormone Progesterone tiết ra nhiều trong lúc mang thai sẽ kích thích sự thèm ăn của phụ nữ. Tuy nhiên, các chị em phụ nữ không nên áp dụng dấu hiệu này trong mọi trường hợp vì tùy theo cơ thể của mỗi người mà có những phản ứng khác nhau nhé.

10. “Thính” mũi – khi mang thai có dấu hiệu này

Khi mang thai, mũi của phụ nữ cũng thường nhạy cảm hơn so với bình thường. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng này cũng mang lại lợi ích. Bởi những mùi hương trước đó không làm bạn khó chịu nay lại làm bạn không thể ngửi nổi và khiến bạn “nôn thốc nôn tháo”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone nữ Estrogen tăng lên làm các mẹ bầu trở nên “thính” mùi hơn bao giờ hết.

11. Sự thay đổi ở ngực sẽ là dấu hiệu có thai

Sự thay đổi bất thường ở ngực có thể chỉ xuất hiện trong vòng 1-2 tuần đầu sau khi quá trình thụ thai thành công. Bạn có thể cảm thấy ngực mình đột nhiên tăng kích thước, căng tức, núm vú thâm hơn bình thường, nóng cơ vùng đầu núm vú… Ví dụ như chiếc áo ngực bạn thường mặc đột nhiên cảm thấy chật hơn bình thường. Đây cũng là dấu hiệu mà tự bản thân phụ nữ có thể dễ dàng nhận biết sớm nhất dấu hiệu mang thai sau khi quan hệ không dùng biện pháp phòng tránh.

12. Mang thai cũng sẽ có dấu hiệu táo bón

Táo bón thường do nhiều nguyên nhân thuộc về bệnh của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi mang thai cũng xảy ra tình trạng táo bón, đó là do cơ chế tác động của hormone Progesterone. Hormone này làm chậm khả năng tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi cũng làm cản chở sự vận động của ruột trong việc tống chất cặn bã ra ngoài dẫn đến hiện tượng táo bón.

13. Cảm thấy ngứa ran ở ngực – một dấu hiệu mang thai sớm

Cảm giác đau nhói hoặc ngứa ran ở vùng đầu ngực đôi khi xảy ra. Điều này là do sự thay đổi hormone làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực. Tuy nhiên trong vài tuần đầu, dấu hiệu này chưa rõ ràng vì lúc này các tuyến ở vú chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bạn cần tinh ý để phát hiện ra những thay đổi nhỏ này.

14. Bị tưa miệng, sâu răng hoặc viêm lợi cũng là dấu hiệu mang thai

Một số chị em cơ địa nhạy cảm, khi mang thai lần đầu tiên dễ bị tưa miệng gây khó khăn trong việc nhai nuốt. Tuy đây không phải là tình trạng gây hại cho thai nhi, nhưng nó gây ra khó chịu và bất tiện cho người mẹ, khiến mẹ bầu không thể ăn uống đầy đủ, về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Vì vậy các bạn vẫn nên chú ý điều trị dứt điểm trước khi nó trở nên trầm trọng hơn.

15. Ốm nghén thường gặp trong dấu hiệu mang thai

Ốm nghén là tình trạng khi bà bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng, buồn nôn và nôn, xuất hiện nhiều lần trong một ngày. Đây được xem là dấu hiệu sớm khi mang thai, khi mới bắt đầu có thai thì ốm nghén là tình trạng rất phổ biến. Ốm nghén khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của sản phụ, cả khi làm việc hay trong các sinh hoạt bình thường. Với đa số bà bầu thì triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 4 - 6 của thai kỳ và sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, một số người lại diễn biến tình trạng ốm nghén nặng hơn và khó kiểm soát. Thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp thai phụ cảm thấy đỡ hơn. Ví dụ như: bổ sung vitamin tổng hợp, uống nước nhiều lần, tránh tiếp xúc với mùi khó chịu, chia nhỏ bữa ăn, uống trà gừng, …

16. Khó thở - dấu hiệu mang thai

Hiện tượng khó thở thường xảy ra ở phụ nữ lần đầu mang thai. Khi bắt đầu mang thai, cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên làm thay đổi quá trình hít thở của bà bầu. Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone - hormone ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và có khả năng kích thích trung tâm hô hấp ở não cũng khiến bà bầu phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho thai nhi, do đó, khiến bà bầu khó thở.

17. Mang thai có dấu hiệu âm đạo thay đổi màu sắc

Thay đổi màu sắc âm đạo thường xuất hiện sớm nhất vào tuần thứ 4 của thai lỳ, thường là trước khi bạn nhận ra những dấu hiệu khác. Ban đầu âm hộ có màu hồng nhạt, nhưng khi có thai màu sắc sẽ dần chuyển thành tím thẫm. Nguyên nhân là do mô ở vùng này được cung cấp nhiều máu hơn bình thường.

18. Dịch tiết âm đạo nhiều hơn trong dấu hiệu mang thai

Nhiều chị em phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu vì bỗng dưng dịch tiết âm đạo nhiều hơn bình thường. Một vài người thường rửa mạnh và chà xát vùng âm đạo để cố rửa sạch lượng dịch tiết ra nhưng vô tình điều này gây tổn thương đến niêm mạc vùng kín và làm mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo khiến vi khuẩn dễ phát triển. Nên nhớ, đây là một hiện tượng bình thường, thường sẽ xuất hiện nhiều trong thời kỳ mang thai. Vì khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bắt đầu gia tăng sản xuất hormone estrogen, kích thích lưu lượng máu đến vùng xương chậu nhiều hơn khiến cho các tuyến chất nhầy trong cổ tử cung sản xuất thêm chất nhầy. Ngoài ra, các tế bào chết ở cổ tử cung và âm đạo cũng có thể bong ra dẫn đến việc dịch âm đạo có kết cấu khá đặc.

19. Máu báo hiệu có thai 100%

Không phải ai cũng có hiện tượng máu báo khi đã hoàn thành xong quá trình thụ thai. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu bạn cần để ý. Hiện tượng này thường xảy ra từ 2 đến 5 ngày rồi kết thúc, do trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung gây ra. Khi mới thụ thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ dàng bị bong ra do nội tiết tố trong cơ thể tăng cao. Lúc này, lớp niêm mạc bị đưa ra ngoài sẽ gây ra hiện tượng chảy máu có màu nâu nhạt, kèm chất nhầy, rất dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt và các bệnh như thai ngoài tử cung nên cần chú ý tới thời gian và lượng máu chảy để có thể phân biệt.

20. Que thử thai 2 vạch là dấu hiệu mang thai

Que thử thai là một dụng cụ hữu ích cho các chị em đang lo lắng về vấn đề mình đã mang thai hay chưa bởi tính nhỏ gọn, tiện dụng và độ chính xác cao. Que thử thai là dụng cụ thăm khám nhằm nhận biết lượng hormone tiết ra trong thời kỳ mang thai HCG có trong nước tiểu. Nếu que thử thai hiện 2 vạch rõ ràng, chứng tỏ khả năng cao bạn đã có thai. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, ví dụ như 1 vạch rõ 1 vạch mờ thì điều này vẫn chưa thể chắc chắn. Hiện tượng dương tính giả cũng có thể xảy ra nếu như bạn đang dùng các loại thuốc có chứa Paracetamol, thuốc ngủ, thuốc an thần hoặc mắc một số bệnh về khối u như: Ung thư buồng trứng, u nguyên bào nuôi gan,… suy thận.

21. Dễ bị bất tỉnh tạm thời

Khi phụ nữ mang thai, việc có thêm một cơ thể sống tồn tại bên trong người mẹ khiến mọi chuyển hóa trong cơ thể đều tăng lên, nhịp tim và tốc độ bơm máu cũng tăng gây hồi hộp đánh trống ngực. Đôi khi cũng làm tăng gánh tim khiến nó không điều chỉnh kịp thời dẫn đến tình trạng thai phụ bị hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đường huyết và huyết áp của người mẹ giảm hơn so với bình thường cũng là một nguyên nhân khiến họ dễ bị bất tỉnh tạm thời.

22. Chảy máu cam

Có tới 20% phụ nữ mang thai bị chảy máu cam, trong khi chỉ những phụ nữ không mang thai chỉ chiếm 6%. Các mạch máu trong mũi của bạn sẽ bị mở rộng trong thời gian mang thai, dẫn đến việc cung cấp máu tăng áp suất lên thành mạch máu nhỏ đó tăng theo, và sẽ dễ bị vỡ hơn. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai chị em cũng cần biết!

23. Chậm kinh

Chậm kinh có lẽ là một dấu hiệu mang thai quen thuộc và được truyền tai nhiều nhất với các chị em phụ nữ. Theo sinh lý bình thường, nếu không xảy ra hiện tượng trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ thai không bắt đầu, cơ thể phụ nữ sẽ tự loại bỏ lớp nội mạc tử cung, gây hiện tượng ra máu (gọi là hành kinh). Ngược lại, trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ bên trong tử cung, lúc này lớp niêm mạc không bong ra mà sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng để bắt đầu quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Như vậy, hiện tượng chậm kinh rất có thể là dấu hiệu mang thai sớm.

24. Bị chuột rút

Dấu hiệu chuột rút thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi đang ngày càng phát triển. Thai nhi lớn, khiên trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng lên, gây áp lực lớn đến các cơ bắp chân. Tử cung cũng to ra gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh. Từ đó dẫn đến hiện tượng chuột rút.

chuột rút là dấu hiệu có bầu mang thai

25. Đau đầu, đau lưng - dấu hiệu có thai

Rất nhiều phụ nữ khi mang thai ở những tuần đầu nói rằng họ thường xuyên xảy ra tình trạng đau đầu, đau lưng. Tuy nhiên khi ở thời điểm hành kinh, chị em cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Vì vậy để nhận biết điểm khác biệt thì đau đầu, đau lưng do “tới tháng” thường chấm dứt sau khi bạn có kinh, còn đau do mang thai thì xảy ra bất cứ lúc nào và có thể kéo dài suốt cả thai kỳ.

26. Bụng – vòng 2 to lên

Nếu như sau khi quan hệ 1-2 tuần, bạn cảm thấy bụng mình to hơn bất thường, kèm theo các dấu hiệu khác đã nêu ở trên, thì chúc mừng bạn, bạn có thể đang mang thai rồi đó. Sau khi thụ thai, để có chỗ cho thai nhi phát triển thì tử cung phải co giãn tăng kích thước, kèm theo đó kích cỡ vòng 2 cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên trong vài tuần đầu của thai kỳ sự gia tăng kích thước bụng sẽ diễn ra không đáng kể, rất khó phân biệt bằng mắt thường nếu như bạn không phải là một người tinh ý. Vì vậy nên kiểm ra bằng thước dây để nhận biết chính xác sự thay đổi này.

27. Ngủ nhiều và liên tục thèm ngủ, ngáp mọi nơi

Bạn bỗng dưng ngủ nhiều bất thường và luôn trong tình trạng thèm ngủ? Đó có thể là dấu hiệu của việc bạn đã có thai. Tất cả những rối loạn về giấc ngủ của phụ nữ mang thai có nguồn gốc từ sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết trong thai kỳ. Mức hormone progesterone tăng cao có thể giải thích phần nào cơn buồn ngủ của bạn đang ngày càng quá mức. Khi hàm lượng progesterone tăng lên sẽ tác động trực tiếp tới các thụ thể benzodiazepine. Chất này thúc đẩy não bộ sản xuất một loại chất dẫn truyền thần kinh để xoa dịu căng thẳng và an thần. Điều này có thể nhầm lẫn với tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ do làm việc quá sức.

28. Đầy bụng, khó tiêu

Tất cả những thay đổi về tình trạng của dạ dày đều có thể bắt nguồn từ hormon Progesterone được tiết ra nhiều hơn bình thường trong trường hợp phụ nữ mang thai, từ đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là ợ chua, ợ nóng. Tuy nhiên hiện tượng này có thể là do các bệnh về đường tiêu hóa gây nên. Vì vậy bạn cần đến bệnh viện khám sớm để có một kết quả chính xác.

29. Đau bụng dưới âm ỉ

Dấu hiệu mang thai sớm không thể không kể đến chính là triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ. Các cơn đau không liên tục, thỉnh thoảng xuất hiện vài ba lần trong ngày và thường kéo dài tới tuần thai thứ 6 là hết.

30. Thường hay thấy lạnh

Khi phụ nữ mới mang thai, cơ thể phải chịu sự thay đổi lớn để đáp ứng và thích nghi với trạng thái mới, dễ trở nên yếu ớt nên cơ thể thường xuyên cảm thấy lạnh hơn bình thường. Trong vài tuần đầu có thể có dấu hiệu lạnh run, nổi da gà. Điều này nhận biết rõ hơn khi bạn đi ra ngoài gặp gió.

31. Xét nghiệm máu Beta HCG

HCG (Human chorionic gonadotropin) chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai, do các tế bào lá nuôi bài tiết vào máu mẹ. Nồng độ hCG trong nước tiểu tương quan khá chặt chẽ với nồng độ hCG trong huyết thanh. HCG tăng dần trong máu mẹ, cao nhất ở tuần 10- 12. Đến tuần 16-20 thì giảm dần và duy trì trong thai kỳ, cuối cùng là mất đi ít ngày trước khi đẻ.

  • Nồng độ HCG dưới 5 mIU/ml: âm tính với thai kỳ có nghĩa là bạn không có thai.
  • Nồng độ HCG trên 25 mIU/ml: dương tính với thai kỳ có nghĩa là bạn đã có thai.
  • Nồng độ HCG nằm trong khoảng 5 - 25 mIU/ml: chưa thể kết luận có thai hay không. Vì vậy, bạn cần làm thêm các xét nghiệm khác và theo dõi chỉ số HCG có tăng lên trong những ngày tiếp theo không

32. Lên đỉnh khi quan hệ vào kỳ rụng trứng

Chu kì kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 22 – 35 ngày, trong đó phổ biến nhất là vòng kinh 28 – 32 ngày. Chu kì dài ngắn khác nhau do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố chẳng hạn như là: thói quen ăn uống, tâm lý, độ tuổi, stress, rối loạn nội tiết… Do vậy, thời điểm rụng trứng của các chị em cũng sẽ khác nhau. Hiện nay, nhiều người áp dụng cách tính ngày rụng trứng để thụ thai hoặc tránh thai. Nếu như bạn quan hệ vào thời điểm không an toàn, tức là gần hoặc đúng ngày rụng trứng thì khả năng bạn có thai là rất cao

33. Tóc rụng, dễ gãy

Khi bắt đầu mang thai, nội tiết tố của cơ thể thay đổi sẽ khiến tóc rụng và dễ gãy hơn. Tình trạng này có thể kéo dài hết cả thời kỳ mang thai, thậm chí cho đến lúc sinh con và cho con bú.

Tóc rụng, dễ gãy là dấu hiệu mang thai

Thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất là khi nào? 

Nếu chức năng sinh sản của hai bạn hoàn toàn bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ đều, chất lượng tinh trùng của bạn nam đủ tiêu chuẩn thì việc thụ thai sau khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai là điều rất dễ xảy ra. Đặc biệt là hiện nay, nhiều người rất chuộng cách tính ngày rụng trứng của phụ nữ để canh chuẩn thời gian thích hợp nhất cho khả năng đậu thai có xác suất cao. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, thời điểm dễ thụ thai nhất khi phụ nữ đang trong thời gian rụng trứng.

Sau khi quan hệ bao nhiêu ngày thì biết mình có thai?

Đối với những chị em sau khi quan hệ tình dục khoảng 1 tuần thì có thể dùng que thử thai để kiểm tra. Cách này dựa vào nồng độ hCG có trong nước tiểu, hCG sẽ được sản sinh khi có sự xuất hiện của thai nhi. Hoặc các bạn nữ cũng có thể đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để có một kết quả chính xác hơn.

Một số cặp đôi, do quá mong chờ có con nên đã vội dùng que thử kiểm tra sau khi mới quan hệ được 2-3 ngày. Lúc này sẽ cho kết quả không chính xác, bởi vì quá trình thụ thai cần phải có thời gian, và nồng độ hCG trong nước tiểu cũng cần phải đạt một mức độ nhất định mới có thể dùng để kiểm tra độ nhạy bằng que thử thai.

Lưu ý, nếu thử thai bằng cách này vào những ngày đầu tiên thì kết quả trả về sẽ không cao. Tốt nhất các bạn nên đi kiểm tra hoặc dùng que thử từ 10-14 ngày sau khi quan hệ để có kết quả đúng nhất.

Triệu chứng có thai sau bao lâu xuất hiện?

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ sẽ xảy ra rất nhiều thay đổi. Tùy vào cơ địa và thể trạng mà mỗi người sẽ có một quá trình diễn biến thai kỳ khác nhau và dấu hiệu mang thai khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu chung nhất mà các bạn có thể theo dõi và tham khảo qua từng tuần trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Tuần 1-3: Rỉ máu âm đạo, đau bụng
  • Tuần 4: Chậm kinh, căng tức ngực, nhạy cảm với mùi
  • Tuần 5: Tâm trạng thay đổi thấy thường
  • Tuần 6: Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau ngực, nhức đầu, táo bón, choáng váng hoặc ngất
  • Tuần 7: Tăng cân, sạm da, nổi mụn
  • Tuần 8: Thèm ăn, thay đổi thói quen ăn uống
  • Tuần 9: Phồng tĩnh mạch trên bàn tay, bàn chân hoặc chảy máu mũi
  • Tuần 10: Tuyến nhờn tiết nhiều khiến da mặt trông có vẻ căng, láng mịn và rạng rỡ hơn
  • Tuần 11: Bụng nhú dần, tiểu nhiều, táo bón
  • Tuần 12: Bụng lộ rõ, có thể giảm thị lực (mờ mắt)

Nên thử thai sau bao lâu khi quan hệ thì có kết quả?

Theo các chuyên gia, thời gian mà tinh trùng gặp trứng mất khoảng từ 60 – 90 phút, nếu tinh trùng khỏe thì chỉ mất từ 45 – 50 phút, còn nếu tinh trùng yếu thì thời gian này cao hơn rất nhiều, có thể lên đến 12 giờ. Chỉ khi trứng và tinh trùng gặp và kết hợp với nhau tại ống dẫn trứng thì mới tạo ra hợp tử. Các hợp tử liên tục phân đôi trong vòng 3 – 5 ngày để tạo thành phôi thai, lúc này bạn vẫn chưa thể biết được liệu mình có mang thai hay không và việc thử thai là hoàn toàn vô ích. 

Sau khi các hợp tử phát triển, chúng phải mất vài ngày mới có thể di chuyển vào tử cung. Khi đã vào được tử cung, tính từ thời điểm quan hệ đến khi hợp tử phát triển thành phôi thai phải mất từ 6 – 12 ngày. Khi phôi thai phát triển, nhau thai hình thành thì cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone thai kỳ là HCG. Sau khi thụ thai 10 ngày, nồng độ hormone thai kỳ là 25mIU và tăng dần qua từng ngày.

Vì vậy, thời điểm thích hợp để thử thai là từ 7-10 ngày sau quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn sẽ cho kết quả chính xác nhất. Và cũng thời điểm này sẽ kèm theo những dấu hiệu mang thai như mình đã kể trên.

Các triệu chứng mang thai giả thường gặp

  • Bụng phình to: Đây là triệu chứng mang thai giả phổ biến nhất. Trên thực tế tình trạng bụng phình to này có thể là do: Bụng đầy hơi, tăng cân, tăng mỡ bụng, sự tích tụ các chất thải (phân, nước tiểu), tràn dịch ổ bụng, …
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Nguyên dân dẫn đến vấn đề này có thể là do căng thẳng tâm lý (stress, lo âu quá mức) khiến mất cân bằng nội tiết tố gây rối loạn kinh nguyệt
  • Ốm nghén, nôn ói: Thực chất có thể do vấn đề về hệ tiêu hóa
  • Bầu ngực căng, đôi khi có chút sữa non: Do rối loạn nội tiết tố mức độ nhẹ
  • Một số triệu chứng khó phân biệt khác như: màu đầu ti thay đổi, tăng cân, thèm ăn, tử cung mở rộng, …

Một vài lưu ý khi biết mình có thai

Việc nắm bắt những lưu ý khi mang thai có ý nghĩa trong việc duy trì sức khỏe của người mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi, hạn chế được những rủi ro trong quá trình mang thai.

  • Dấu hiệu có thai sau 1 tuần thường chưa rõ ràng, nên chờ từ 7-10 ngày sau khi quan hệ rồi mới dùng que thử thai để có kết quả chính xác nhất
  • Những triệu chứng khi mang thai là khác nhau đối với mỗi người. Vì vậy khi có bất kỳ bất thường nào diễn ra trong cơ thể, cần đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để có được tư vấn rõ ràng nhất
  • Tiêm phòng trước mang thai để bảo vệ mẹ và bé tránh khỏi những bệnh di truyền và truyền nhiễm không đáng có
  • Lên lịch khám thai định kỳ, giúp theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, axit folic, … Bổ sung các yếu tố vi lượng, chất khoáng và kết hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày
  • Chú ý chỉ tiêu cân nặng trong mang thai. Đối với người có BMI từ 18,5 đến 24,9, bạn chỉ nên tăng từ 11 đến 16kg trong suốt thai kỳ và tăng tối đa 2kg trong 3 tháng đầu là dấu hiệu khi mang thai
  • Những bệnh có thể mắc phải khi mang thai: Tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường thai kỳ, rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ, bệnh thuộc về hệ tiêu hóa, …
  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học
  • Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Thai giáo cho bé yêu ngay khi biết mình có thai

Bạn có thể bắt đầu thai giáo ngay cho bé khi biết mình có thai. Thai giáo mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI MỚI ĐĂNG