Bầu tháng thứ 4 mẹ có thay đổi gì?

Thèm ăn: Đây là lúc nhiều mẹ bầu đã hết triệu chứng buồn nôn. Mẹ ăn ngon miệng hơn và có thể thèm “khủng khiếp” một số món. Có mẹ lúc nào cũng nghĩ tới kem. Có mẹ lại thèm ăn dưa chua cả ngày. Nếu thèm, mẹ hãy cứ “thỏa mãn” vị giác của mình trong giới hạn cho phép nhé. Mẹ đừng quên ăn đa dạng thực phẩm khác nữa để đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu. Trong trường hợp thèm những thứ “phi thực phẩm” như bụi bẩn, bột giặt, phấn viết… mẹ hãy tới gặp bác sĩ ngay nhé. Rất có thể mẹ đang gặp phải “hội chứng pica” và cần được điều trị.

Răng lợi nhạy cảm: Trong tháng này, lợi của mẹ có thể bị sưng đau, chảy máu khi chải răng hoặc xỉa răng. Thậm chí, có những mẹ đang ngồi xem TV cũng cảm thấy máu từ chân răng chảy ra. Đây là hiện tượng bình thường khi mang thai. Hóoc-môn thay kỳ dễ khiến mẹ bị viêm lợi hơn bình thường. Để giảm sự khó chịu hay đau nhức, mẹ hãy đánh răng bằng bàn chải mềm 2 lần mỗi ngày. Mẹ nên súc miệng bằng nước muối ấm và gặp nha sĩ để được tư vấn cụ thể. Nếu gặp nha sĩ, mẹ nên nói rõ việc mình đang mang thai bởi nhiều biện pháp y tế “chống chỉ định” cho mẹ bầu.

Tĩnh mạch mạng nhện: Nhiều mẹ có thể chưa nghe tới khái niệm này bao giờ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu. Những tĩnh mạch mỏng, đỏ hoặc tím sẽ nổi trên da mặt hoặc chân của mẹ bầu, gây mất thẩm mỹ. Hiện tượng này sẽ dần mất đi sau khi bé yêu ra đời.

Thai giáo tháng thứ 4: Con đã nghe thấy âm thanh bên ngoài

Rạn da: Những vệt đỏ nâu hoặc đỏ tía có thể xuất hiện ở bụng, ngực, mông, đùi của mẹ do da căng ra khi mang thai. Mẹ hãy dưỡng ẩm tốt cho da để giảm kích ứng và ngứa khi bị rạn da.

Tiểu đau: Nếu tiểu đau rát, có thể mẹ đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Nếu bệnh nặng có thể gây nhiễm trùng bàng quang và thận. Vì vậy nếu tiểu đau kèm thêm các triệu chứng đau lưng và sốt, mẹ hãy gặp bác sĩ ngay nhé!

Trên đây là những hiện tượng thường gặp khi mẹ mang thai tháng thứ 4. Tuy vậy, một số mẹ sẽ thấy khỏe hơn và tinh thần tốt hơn vào tháng này. Tùy vào sức khỏe và điều kiện của mình, mẹ hãy tiến hành thai giáo tháng thứ 4 cho bé một cách bài bản nhé!

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4

So với tháng trước, thai nhi đã lớn hơn nhiều rồi mẹ ạ:

- Chiều dài của bé từ đầu tới mông có thể lên đến 12cm và bé có thể nặng 140g

- Mặc dù còn nhỏ nhưng bé đã phát triển một số đặc điểm trên mặt và thực hiện một số chuyển động nhất định như uốn cong cánh tay và chân. Bé cũng thường nắm chặt bàn tay thành nắm đấm.

- Khi được 4 tháng, bụng mẹ còn nhiều chỗ trống, bé có thể tha hồ di chuyển trong túi nước ối. Bé đang tận dụng tối đa điều này để “thỏa sức vẫy vùng” đó mẹ ạ

- Tháng thứ 4 là thời điểm đa số mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của thai nhi. Bé yêu giờ đây đã có thể vận động toàn thân, tự tay chạm vào các bộ phận trên cơ thể mình. Khi siêu âm, nhiều mẹ bầu sẽ thấy hình ảnh bé yêu đang đang lấy tay che mặt hoặc gãi đầu, gãi tai rất ngộ nghĩnh

- Bộ phận sinh dục của bé có thể được nhìn thấy rõ hơn khi mẹ siêu âm trong tháng này. Nhờ đó, mẹ có thể biết được giới tính của bé

- Bé có thể nuốt nước ối và thận đang bắt đầu sản xuất nước tiểu

- Đặc biệt, bé bắt đầu nghe rõ hơn các âm thanh ở thế giới bên ngoài. Khi mẹ hát, bé sẽ là khán giả nhí đầu tiên đầy hứng thú. Đây cũng chính là lý do việc thai giáo tháng thứ 4 được coi là “cột mốc” quan trọng với cả mẹ và bé. Nếu thai giáo đúng cách từ tháng này, trí não và các giác quan của bé sẽ phát triển rất tốt.

Thai giáo tháng thứ 4: Con đã nghe thấy âm thanh bên ngoài

Câu hỏi thường gặp khi mang thai tháng thứ 4

1. Hỏi: Tôi bị đau lợi. Nếu tôi áp dụng các phương pháp điều trị nha khoa ở tháng này có an toàn cho em bé không?

Trả lời: Bạn nên đến gặp nha sĩ khi bị đau lợi, nhưng phải nói với nha sĩ về việc đang mang thai. Các loại thuốc và thủ thuật nha khoa đôi khi không được khuyến khích hoặc “chống chỉ định” với bà bầu. Điều tốt nhất bạn nên làm là vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong thời kỳ này.

2. Hỏi: Tôi có bắt buộc phải làm các xét nghiệm triple test hay chọc ối mà nhiều người hay nói đến không?

Trả lời: Các xét nghiệm này giúp kiểm tra sức khỏe thai nhi, đặc biệt là vấn đề đột biến, dị tật và yếu tố di truyền. Xét nghiệm này thường được làm vào tuần thứ 15 – 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, quyết định có làm hay không là ở bạn. Bác sĩ chỉ là người đưa ra lời khuyên và tư vấn.

3. Hỏi: Nếu con tôi xét nghiệm bị dị tật hoặc down thì tôi phải làm sao?

Trả lời: Hiện nay không có một phương pháp nào trên thế giới đem lại kết quả chính xác 100%. Luôn có một tỉ lệ sai số nhất định. Dương tính giả là điều đôi khi vẫn xảy ra. Có những thai nhi khi xét nghiệm cho kết quả bị down nhưng sinh ra vẫn bình thường. Sau khi bạn siêu âm, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bác sĩ thường khuyên bạn nên làm các xét nghiệm chuyên sâu để có kết quả chính xác hơn. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tự đưa ra quyết định cho mình.

Phương pháp thai giáo tháng thứ 4

Như đã nói ở trên, trong tháng thứ 4, thính giác của thai nhi đã phát triển mạnh mẽ. Thai nhi có thể nghe thấy những âm thanh diễn ra bên ngoài bụng mẹ. Đây chính là thời điểm lý tưởng để mẹ bầu thực hiện thai giáo tháng thứ 4.

Thai giáo tháng thứ 4: Con đã nghe thấy âm thanh bên ngoài

Nhạc thai giáo tháng thứ 4

Ngoài việc nghe nhạc thai giáo 3 tháng giữa, mẹ hãy nghe cả nhạc thai giáo tháng thứ 4 mp3 nhé. Mamibabi có sẵn rất nhiều nhạc thai giáo đa dạng thể loại để mẹ và bé có thể nghe mỗi ngày. Mẹ có thể nghe tại đây. Mẹ không cần tải nhạc thai giáo tháng thứ 4 về máy mà có thể nghe trực tiếp trên ứng dụng Mamibabi bất cứ khi nào, ở đâu. Nếu mẹ muốn cho con nghe nhạc thai giáo tháng thứ 4 tiếng Anh, Mamibabi cũng đã có sẵn rất nhiều những bản nhạc nổi tiếng cho mẹ và bé. 

Những giai điệu của âm nhạc sẽ giúp trí não thai nhi phát triển toàn diện. Qua việc nghe nhạc, bé cũng sẽ cảm nhận được cuộc sống bên ngoài tuyệt vời thế nào. Đồng thời, âm nhạc sẽ đem lại cho bé những cảm xúc dễ chịu và thư thái. Sau khi ra đời, những em bé được nghe nhạc trong bụng mẹ thường có xu hướng yêu thích và nhạy cảm với âm nhạc hơn.

Trong khi nghe nhạc, mẹ có thể vừa hát vừa nhẹ nhàng đu đưa theo nhạc để cả mẹ và bé đều được thư giãn. Việc này sẽ giúp mẹ xua đi những căng thẳng, lo toan, mệt mỏi trong quá trình mang thai.

Khi nghe nhạc thai giáo tháng thứ 4, mẹ nên chọn không gian yên tĩnh và trò chuyện với thai nhi về các bài hát mình yêu thích. Ví dụ: “Min ơi, hôm nay mẹ con mình nghe nhạc Mozart nhé. Mozart được coi là một nghệ sĩ thiên tài của thế giới đấy con ạ…”

Để hiểu rõ hơn về hình thức này, mẹ có thể đọc các bài viết trong mục “Thai giáo bằng âm nhạc

Việc thai giáo tháng thứ 4 của mẹ và bé chắc chắn sẽ thú vị hơn rất nhiều khi có sự tham gia mỗi ngày của âm nhạc.

Thai giáo tháng thứ 4: Con đã nghe thấy âm thanh bên ngoài

Truyện thai giáo tháng thứ 4

Kho truyện thai giáo của Mamibabi được liên tục cập nhật mới mỗi tuần. Mẹ có thể vào đọc ngay tại đây.

Ngoài ra, Mamibabi còn có thêm TRUYỆN TRANH thai giáo (cực độc đáo), truyện Audio thai giáo.

Bên cạnh việc đọc truyện, mẹ cũng nên kể chuyện thai giáo tháng thứ 4 cho bé. Khi kể chuyện, mẹ không cần nhìn văn bản mà hãy kể lại cho bé bằng chính giọng văn của riêng mình nhé. Đôi khi, mẹ có thể tự sáng tác truyện thai giáo bằng những sự việc và con người gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. 

Thơ thai giáo tháng thứ 4

Thơ thai giáo cũng được các mẹ rất yêu thích tại Mamibabi. Mẹ hãy đọc cho bé yêu nghe tại đây nhé.

Thai giáo tháng thứ 4 bằng lời nói

Nói tới thai giáo bằng lời nói, không thể bỏ qua cuốn sách “Mẹ Nhật thai giáo” của tác giả Akira Ikegawa. Trong cuốn sách này, tác giả hướng dẫn các bố mẹ cách trò chuyện với thai nhi mỗi ngày nhằm tăng sự gắn kết và giúp bé phát triển tốt hơn. Đối với trẻ em, cả khi trong bụng mẹ và sau khi ra đời, bé đều cần được trò chuyện, được lắng nghe những lời yêu thương mỗi ngày. Việc thai giáo bằng lời nói sẽ giúp các bậc cha mẹ làm quen với con yêu sớm hơn, ngay khi bé còn trong bụng mẹ.

Theo tác giả Akira Ikegawa, khái niệm “thai giáo” rất đơn giản: “Điều quan trọng là bạn không nên áp đặt cho bé điều gì mà chỉ cần cho bé cảm giác bé được yêu thương là đủ. Thai giáo chính là sự chuẩn bị tâm lý để một người mẹ trở thành Mẹ và một ông bố trở thành Bố”.

Việc thai giáo vì vậy không phải là những hành động cao siêu hay những lời nói vĩ mô. Đó chỉ đơn giản là những lời tâm tình và trò chuyện mỗi ngày. “Nếu chúng ta tập giao tiếp với con từ trong bụng mẹ, việc nuôi dạy con sau này chắc chắn sẽ vui hơn, nhàn hơn rất nhiều. Khi nhìn hoặc nghe thấy điều gì hay, mẹ hãy nói với em bé: “Hay quá con nhỉ?” Hôm nay trời đẹp quá”, “Mẹ thích món này lắm đấy!”

Ngoài việc trò chuyện, ba mẹ có thể đọc sách, đọc thơ cho con mỗi ngày.

Thai giáo tháng thứ 4: Con đã nghe thấy âm thanh bên ngoài

Thai giáo tháng thứ 4 bằng trí tưởng tượng

Một trong những cuốn sách thai giáo nổi tiếng nhất viết về trí tưởng tượng là “Thai giáo diệu kỳ theo phương pháp Shichida” của hai tác giả người Nhật Makoto Shichida và Ko Shichida. Trong cuốn sách này, tác giả hướng dẫn ba mẹ cách thai giáo theo từng tháng. Và trí tưởng tượng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hành trình thai giáo tuyệt vời cho cả ba mẹ và con. “Mẹ hãy bắt đầu thực hiện hoạt động tưởng tượng. Bằng việc luyện tập tưởng tượng, một kênh giao tiếp với thai nhi (kênh não phải) sẽ được mở, từ đó ba mẹ có thể trò chuyện với thai nhi”. 

Ưu điểm của phương pháp tưởng tượng dễ thực hành. Mọi người mẹ, dù khỏe mạnh hay ốm nghén, ở thành thị hay nông thôn, giàu có hay nghèo khổ… đều có thể áp dụng phương pháp này cho con yêu của mình. Để hiểu hơn về phương pháp này, ba mẹ có thể tham khảo bài viết “Thai giáo kiểu Nhật: Sức mạnh của trí tưởng tượng”.

Thai giáo tháng thứ 4 bằng vận động

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, bụng bầu của mẹ có thể to lên khiến mẹ khó khăn trong vận động. Điều này làm mẹ… ngại đi lại và thích ngồi một chỗ. Tuy nhiên, việc này không tốt cho sức khỏe. Mẹ hãy thực hiện những hình thức vận động phù hợp với sức khỏe của mình. Điều này sẽ tốt cho cả mẹ và bé yêu trong bụng.

Dưới đây là một số hình thức vận động phù hợp với mẹ bầu tháng thứ 4:

- Đi bộ nhẹ nhàng

- Tập các động tác thể dụng nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu

- Tập yoga cho bà bầu

- Massage bà bầu

Ưu điểm của thai giáo tháng thứ 4 là mẹ và bé đã vượt qua 3 tháng đầu tiên được coi là giai đoạn “rủi ro nhất”. Nguy cơ sảy thai đã giảm xuống rất nhiều. Khi khám thai, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn hình thức vận động phù hợp. Hãy đảm bảo rằng sức khỏe của mẹ và bé đều tốt trước khi áp dụng bất cứ hình thức nào.

Thai giáo tháng thứ 4: Con đã nghe thấy âm thanh bên ngoài

Thai giáo tháng thứ 4 bằng cảm xúc

Thai giáo cảm xúc là duy trì cảm xúc tích cực cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Từ đó, mẹ sẽ truyền tới bé yêu những cảm xúc này. Một người mẹ hạnh phúc sẽ tạo nên một em bé khỏe mạnh, hạnh phúc và dễ nuôi.

Thực tế, cả ba hình thức thai giáo đã nói ở trên (thai giáo âm nhạc, thai giáo trò chuyện, thai giáo vận động) đều là các hình thức thai giáo cảm xúc gián tiếp. Nguyên nhân bởi khi nghe nhạc, trò chuyện và vận động, mẹ đều được thư giãn và cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy vậy, để việc thai giáo cảm xúc đem lại hiệu quả tốt hơn, mẹ nên làm một số việc “nhỏ bé” dưới đây khi thực hiện thai giáo tháng thứ 4:

- Cùng bố đặt cho bé một cái tên dễ thương ở nhà. Nhờ vậy, khi trò chuyện, bố mẹ có thể thường xuyên gọi tên bé

- Bố mẹ cùng tìm hiểu nơi sinh uy tín, giá sinh tại các bệnh viện và chế độ bảo hiểm đi kèm. Việc này giúp bố mẹ chủ động hơn trong vấn đề kinh tế và giúp mẹ có thể an tâm đi sinh

- Bố hãy giúp mẹ chụp ảnh chiếc bụng bầu đã bắt đầu “nhú” lên nhé

- Dù bụng chưa to lắm nhưng mẹ hãy tìm hiểu những nơi chuyên bán trang phục bầu đẹp với giá thành phù hợp với mình. Rất có thể tháng sau mẹ sẽ cần sắm thêm một vài bộ đồ rộng rãi hơn

- Tam cá nguyệt thứ 2 (tháng thứ 4 – 6) là thời điểm lý tưởng để bố mẹ và bé có một “babymoon”. Bố mẹ hãy lên kế hoạch cùng bé yêu đi du lịch trong khoảng thời gian này. Bố mẹ đừng quên luôn đặt yếu tố an toàn lên đầu nhé.

Thai giáo tháng thứ 4 bằng dinh dưỡng 

Dinh dưỡng là yếu tố không thể bỏ qua khi nói tới thai giáo, bởi đây là nền tảng để mẹ bầu và thai nhi có đủ chất và phát triển khỏe mạnh. 

Dinh dưỡng tháng thứ 4 và những điều cần lưu ý

  • Đây là giai đoạn đa số mẹ bầu đã hết ốm nghén và ăn ngon miệng. Tuy vậy, mẹ không nên ăn "đã đời", mà nên ăn vừa đủ để tránh bị thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, tim mạch... 
  • Mẹ nên tránh đồ ngọt, chứa nhiều đường và giàu tinh bột. 
  • Mẹ nên tránh đồ uống có gas, có cồn, có phụ gia thực phẩm
  • Mỗi ngày mẹ nên ăn thêm khoảng 300 - 350calo 

Bầu tháng thứ 4 nên bổ sung thuốc gì? 

Đây là giai đoạn mẹ cần tiếp tục bổ sung các loại vitamin dành cho bà bầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các loại vitamin này thường có thành phần sắt, acid folic, canxi, i-ốt, DHA... giúp thai nhi khỏe mạnh, thông minh và phòng tránh các dị tật bẩm sinh. 

Video thai giáo tháng thứ 4

Rất nhiều mẹ bầu quan tâm tới video thai giáo tháng thứ 4 để có thể nghe và xem thay vì đọc văn bản. Anh Phạm Ngọc Thắng, người sáng lập Mamibabi đã chia sẻ video thai giáo tháng thứ 4 - Sức mạnh của lòng biết ơn, mẹ bầu có thể tham khảo tại đây

Hướng dẫn thai giáo tháng thứ 4 

Việc thai giáo tháng thứ 4 sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn chỉ với 2 bước đơn giản sau đây: 

  • Bước 1: Truy cập https://mamibabi.com.vn/ và bấm TẠO TÀI KHOẢN. 
  • Bước 2: Sau khi đã tạo tài khoản, mẹ bấm vào THAI GIÁO HÔM NAY

Trên đây là những thông tin về cách thai giáo cho thai nhi tháng thứ 4. Mamibabi hy vọng các bố mẹ và bé yêu sẽ cùng nhau bước vào tam cá nguyệt thứ 2 thật vui vẻ và khỏe mạnh! 

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Thai giáo theo tháng
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG