Thai giáo tháng thứ 9 nếu không làm có ảnh hưởng gì không? Sắp sinh, thai giáo tháng thứ 9 có còn cần thiết không? Cách thai giáo tháng thứ 9 như thế nào? Mang thai tháng thứ 9 lại là một trong những “thời điểm vàng” để thai giáo, vì bé yêu đã phát triển hoàn thiện và có khả năng đón nhận nhiều nhất những thông điệp từ thế giới xung quanh. Vì vậy, bố mẹ đừng bỏ qua việc thai giáo cho bé tháng thứ 9.
Dưới đây là những triệu chứng mẹ thường gặp phải khi mang thai tháng thứ 9:
Phù chân: Đây là thời điểm mọi bộ phận trên cơ thể mẹ bầu đều lớn hơn, gồm cả chân và bàn chân. Nguyên nhân của điều này thường do tích nước và hóoc-môn gây ra. Hơn nữa, việc tử cung phát triển sẽ tạo áp lực lên một số tĩnh mạch nhất định, làm giảm việc đưa máu từ dưới lên phần trên cơ thể. Để hạn chế tình trạng phù chân, mẹ bầu nên hạn chế việc đứng trong thời gian dài.
Đau nhói hoặc tê ngón tay và bàn tay: Nếu gặp phải tình trạng này, có thể mẹ bầu đang bị hội chứng ống cổ tay. Đường ống cổ tay là một hệ thống gồm nhiều xương và dây thần kinh ở lòng bàn tay. Việc tích nước trong thời gian mang thai có thể gây thêm áp lực lên các xương và dây thần kinh này, tạo ra cảm giác ngứa ran, tê tay khó chịu. Mẹ bầu đừng quá lo lắng bởi hội chứng này sẽ tự hết sau khi sinh con.
Áp lực vùng chậu: Giống như mẹ, bé yêu cũng đang rất sẵn sàng chờ đến ngày mình được sinh ra. Bé đã "trôi" xuống thấp hơn ở vùng khung chậu, khiến mẹ cảm thấy như có áp lực nặng nề lên xương chậu, bàng quang và hông của mình. Tuy vậy, mẹ sẽ không bị khó thở nhiều như tháng trước nữa bởi việc bé yêu "đi xuống" giúp giảm áp lực lên phổi và cơ hoành.
Thay đổi sắc tố: Khi mang thai, mẹ sẽ thấy da mình có nhiều thay đổi. Điều này do hóoc-môn trong cơ thể làm tăng việc sản xuất melanin, dẫn đến sự xuất hiện của các mảng màu nâu. Mẹ sẽ thấy mặt mình có nhiều nám hơn, nám có thể lan rộng hoặc sẫm màu hơn. Và đường màu nâu chạy dọc giữa bụng mẹ (gọi là linea nigra) cũng đậm và rõ hơn.
Rạn da: Vào tháng thứ 9, khi bé yêu lớn hơn, các vết rạn da của mẹ có xu hướng rộng, sâu và ngứa hơn. Mẹ nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chuyên dùng cho bà bầu để giảm bớt các vết rạn này. Sau khi sinh, mẹ vẫn nên chú trọng việc dưỡng ẩm da bụng để các vết rạn mờ đi và không gây ngứa thêm.
Trên đây là những triệu chứng thường gặp khi mang thai tháng thứ 9. Mẹ hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và khám thai đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhé!
Bé yêu giờ đây đã có hình hài hoàn chỉnh. Dưới đây là những bước phát triển của bé trong tháng thứ 9:
- Phổi của bé tiếp tục phát triển đến khi chào đời. Việc này sẽ giúp bé có thể tự mình hít thở ở môi trường bên ngoài. Bé đã rất sẵn sàng cho tiếng khóc đầu đời của mình. Nhiều mẹ khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con đã rất bất ngờ vì "người thì nhỏ mà khóc thì to". Nhiều mẹ thậm chí còn nói vui rằng con khóc cả bệnh viện đều nghe thấy.
- Trong tháng thứ 9 này, bé sẽ tiếp tục tăng khoảng 200g mỗi tuần. Nếu bé bị nhẹ cân ở những lần khám thai trước, mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ hãy cố gắng ăn uống nhiều hơn nhé, bé vẫn có thể tiếp tục tăng cân tốt trong tháng này.
- Vào tháng này, đa số các bé sẽ xoay mình để có vị trí thuận lợi nhất cho việc ra ngoài, còn gọi là "ngôi thuận". Nếu bé đang trong trạng thái "ngôi ngược" hoặc "ngôi ngang", mẹ có thể cần mổ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy vậy, sau khi được áp dụng một số biện pháp kỹ thuật và được trò chuyện mỗi ngày, nhiều bé sẽ tự mình xoay lại tư thế thuận trước khi đẻ.
Tháng thứ 9 là thời điểm bé yêu đã phát triển gần như hoàn thiện. Mọi vận động và xúc cảm của bé giống như một em bé đã được ra đời. Mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian quý báu này để thai giáo tháng thứ 9 cho bé nhé. Việc này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bé yêu.
1. Hỏi: Làm thế nào để tôi biết thời điểm chính xác nên đến bệnh viện?
Trả lời: Bạn nên đến bệnh viện ngay khi có một trong các triệu chứng sau: Các cơn gò không dứt dù đã thay đổi tư thế, vỡ ối, ra máu. Trong tháng thứ 9, bạn nên đi khám thai ít nhất 1 lần/tuần. Nếu đã quá ngày dự sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên đến bệnh viện hàng ngày để bác sĩ có sự thăm khám tốt nhất. Thời gian bạn cần nhập viện sẽ do bác sĩ chỉ định dựa trên các dấu hiệu thực tế.
2. Hỏi: Tôi nên mang theo những gì khi vào viện sinh con?
Trả lời: Để biết những thứ mình cần mang theo khi sinh, bạn có thể tham khảo bài viết “Danh sách đồ đi sinh” Mamibabi đã từng chia sẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là danh sách tham khảo. Bạn có thể linh động điều chỉnh phù hợp với điều kiện gia đình và nhu cầu bản thân.
3. Hỏi: Làm sao để tôi phân biệt được cơn gò thông thường và gơn gò chuyển dạ?
Trả lời: Dưới đây là sự khác biệt giữa cơn gò thông thường (còn gọi là Braxton Hicks) và cơn gò chuyển dạ:
Cơn gò thông thường:
- Xảy ra giữa các khoảng thời gian không đều và không sát nhau
- Thường yếu và không tăng lên theo thời gian
- Giảm dần và hết đi khi bạn di chuyển hoặc thay đổi tư thế
- Thường cảm thấy ở phía trước bụng
Cơn gò chuyển dạ:
- Các cơn gò đến đều đặn và nhiều dần lên
- Thường mạnh mẽ và dữ dội hơn theo thời gian, khiến bạn đau nhiều lên
- Không giảm đi ngay cả khi bạn di chuyển hay thay đổi tư thế
- Cảm giác khó chịu có cả ở lưng, giống như cơn gò đang tỏa ra xung quanh và lan ra đến bụng
Ngay khi thấy có triệu chứng của cơn gò chuyển dạ, bạn hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Việc thai giáo tháng thứ 9 sẽ đem tới nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Mẹ sẽ có tâm lý tốt hơn cho việc “vượt cạn” sắp tới. Bé yêu sẽ được tăng tương tác với mẹ và thế giới bên ngoài. Các bé được thai giáo đều đặn thường có sự thích nghi tốt hơn với môi trường ngoài bụng mẹ. Dưới đây là những việc mẹ nên làm khi thai giáo tháng thứ 9:
Tưởng tượng là một trong những cách thai giáo đơn giản và hiệu quả nhất trong tháng thứ 9 của thai kỳ. Vào tháng này, đa số mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn nhiều. Một số mẹ còn nhận được chỉ định của bác sĩ về việc cần hạn chế vận động để giảm nguy cơ sinh non. Việc thai giáo bằng trí tưởng tượng là hình thức dễ thực hành với tất cả các mẹ, ngay cả khi sức khỏe không tốt. Đây cũng là phương pháp thai giáo được người Nhật ưa chuộng. Mẹ có thể đọc thêm bài viết “Cách thai giáo của người Nhật: Sức mạnh của trí tưởng tượng” mà Mamibabi đã từng chia sẻ.
Mỗi ngày, mẹ hãy nhắm mắt, thư giãn và tưởng tượng những điều tốt đẹp như:
- Gương mặt hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi bé ra đời
- Nụ cười đáng yêu của bé
- Bé và gia đình quây quần bên nhau
- Một buổi chiều đẹp trời
- Khung cảnh lãng mạn bố mẹ đã từng đến
…
Mẹ đừng giới hạn trí tưởng tượng của mình nhé. Những hình ảnh tích cực này sẽ được truyền tải đến bé yêu, giúp bé phát triển trí thông minh và cảm xúc.
Nghe nhạc thai giáo tháng thứ 9 là một trong những cách thai giáo hiệu quả nhất. Trong tháng này, mẹ hãy hát hoặc bật cho bé nghe những bài hát ru mẹ thích nhất nhé. Những bài hát ru êm dịu không chỉ giúp ngủ ngon hơn, mà còn giúp bé cảm giấc ấm áp và an tâm ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Sau khi bé ra đời, mẹ hãy tiếp tục cho bé nghe hát ru nhé, bé có thể sẽ biểu hiện rõ rệt sự thích thú của mình.
Ngoài các bài hát ru, mẹ cũng có thể cho bé nghe đan xen các bản nhạc thai giáo tháng thứ 9 khác ở đa dạng thể loại như nhạc thiếu nhi, nhạc giao hưởng, nhạc đồng quê... Ngoài việc cho bé nghe nhạc thai giáo 3 tháng cuối MP3, mẹ đừng quên cho bé nghe nhạc thai giáo trực tuyến đã có sẵn tại ứng dụng Mamibabi nhé.
Nhạc thai giáo 3 tháng cuối là yếu tố không thể thiếu góp phần giúp mẹ bầu và thai nhi "mẹ tròn con vuông". Rất nhiều mẹ bầu đã được nghe nhạc trong khi chuyển dạ để việc "vượt cạn" trở nên dễ dàng và giảm đau đớn. Ngay từ hôm nay, mẹ hãy cùng con yêu nghe những bản nhạc thai giáo tháng thứ 9 hay nhất tại đây nhé.
Mẹ hãy chuẩn bị một cuốn nhật ký để lưu lại những bức ảnh của con sau khi ra đời nhé. Mẹ cũng có thể viết những cảm xúc, suy nghĩ của mình hoặc các sự kiện của con vào cuốn nhật ký này. Ví dụ: “Hôm nay đưa con đi tiêm vắc-xin, lúc bác sĩ tiêm, con khóc thật to, nhưng mẹ chỉ vỗ về chút xíu thôi là con lại nín ngay. Con của mẹ thật dũng cảm…”.
Nếu có thể, mẹ hãy dành thời gian tự làm và trang trí cuốn nhật ký này. Việc này sẽ giúp mẹ có những giây phút thư giãn và cảm giác yên bình. Đây chắc chắn sẽ là cuốn nhật ký đặc biệt chỉ riêng mình con có mà thôi.
Không chỉ trong tháng mang thai thứ 9, mà ngay cả sau khi bé ra đời, mẹ cũng đừng quên đọc truyện mỗi ngày cho bé nhé. Truyện thai giáo tháng thứ 9 sẽ giúp bé được nghe giọng mẹ nhiều hơn, cảm thấy ấm áp và an tâm. Việc đọc truyện thai giáo tháng thứ 9 cho bé nghe cũng giúp bé cảm nhận rõ sự hiện hữu của bé bên cạnh mình. Có 1 nội dung rất được các mẹ tại Mamibabi yêu thích, đó là câu chuyện thỏ trắng tốt bụng. Mẹ và bé hãy cùng đọc truyện nhé.
Thỉnh thoảng, mẹ cũng có thể cùng bé nghe truyện thai giáo thay vì đọc truyện cho bé. Mamibabi đã có sẵn mục "Truyện thai giáo audio" cho mẹ và bé rồi.
Ngoài truyện, mẹ đừng bỏ qua những bài thơ thai giáo tháng thứ 9 thật hay và giàu ý nghĩa nhé. Thơ thai giáo đem lại những cảm xúc và trải nghiệm rất khác so với đọc truyện, bởi thơ gồm nhiều câu ngắn gọn, có nhịp, có khổ, có sự bắt vần. Mỗi ngày mẹ có thể đọc cho bé yêu nghe một bài thơ trong mục "Thơ thai giáo" của Mamibabi.
Tâm sự, chia sẻ với chồng luôn là một trong những cách thai giáo cảm xúc tốt nhất cho mẹ bầu. Hành trình 9 tháng 10 ngày sắp qua đi, mẹ hãy cùng bố thống nhất lại một lần nữa về cách nuôi dạy con và phân công công việc nhé. Ví dụ: Có luyện nếp ăn, nếp ngủ cho con không? Nếu có, sẽ luyện theo phương pháp nào? Có luyện cho con bú bình song song bú mẹ không? Nếu con dậy đêm, bố sẽ giúp mẹ pha sữa cho con chứ?...
Với những người lần đầu làm bố, việc chăm sóc bé yêu không hề dễ dàng. Mẹ có thể tặng bố những cuốn sách dạy làm bố để bố tự tin hơn trong việc chăm sóc con nhé. Bố mẹ có thể tham khảo các cuốn sách như:
Ông bố siêu nhân – Bí quyết để trở thành người cha tuyệt vời
Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản (Dành cho ông bố bận rộn)
Nếu đang tìm hiểu cách thai giáo cho bé tháng thứ 9 dễ dàng và hiệu quả nhất, mẹ có thể làm theo 2 bước dưới đây:
Mỗi ngày, Mamibabi sẽ cung cấp cho mẹ hơn 10 hoạt động thai giáo cho thai nhi tháng thứ 9 với hướng dẫn chi tiết. Mẹ chỉ cần làm theo hướng dẫn, việc thai giáo sẽ hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Trên đây là những cách thai giáo tháng thứ 9 đơn giản và hiệu quả nhất. Các bố mẹ hãy tiếp tục dành thời gian thai giáo cho con tới ngày cuối cùng của thai kỳ nhé! Đó có thể là tuần thứ 40 hoặc 41. Mamibabi hy vọng bố mẹ và các bé đã có một hành trình thai giáo nhiều ý nghĩa, trước khi bước vào một hành trình mới thú vị hơn mang tên nuôi dạy con.