Thực đơn cho bà bầu không chỉ phục vụ sức khỏe của mẹ mà còn chứa đựng những dưỡng chất quý giá để thai nhi phát triển tốt nhất. Vậy thực đơn lý tưởng nhất dành cho bà bầu cần đảm bảo điều gì? Hãy cùng Mamibabi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đối với bà bầu, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Việc được cung cấp một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh chính là cơ sở để cả mẹ và bé khỏe mạnh, tạo điều kiện lý tưởng cho bé phát triển tốt khi chào đời.
Năng lượng luôn là yếu tố cần đặc biệt quan tâm trong mỗi bữa ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu về năng lượng của mẹ bầu luôn lớn hơn khi chưa mang bầu. Khuyến nghị năng lượng ở mẹ bầu tăng dần theo từng giai đoạn của thai kỳ. Do đó, thực đơn cho bà bầu cần bổ sung năng lượng theo gợi ý sau:
Những thực phẩm sử dụng cho mẹ bầu cần được chọn lọc cẩn thận bởi có vài nhóm thực phẩm không thực sự tốt đối với mẹ bầu. Chúng có thể khiến mẹ bầu đau bụng, buồn nôn hoặc thậm chí gây nên các tình trạng nguy hiểm như sinh non, băng huyết, sảy thai… Đó thường là các thực phẩm sau:
Nếu không chắc chắn về những thực phẩm mình định sử dụng, tốt nhất, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để có lựa chọn tốt nhất.
Chọn lọc thực phẩm khi xây dựng thực đơn cho bà bầu thôi chưa đủ. Cơ thể mẹ bầu còn có nhu cầu về dinh dưỡng thay đổi theo từng giai đoạn. Chúng được tính theo các mốc phát triển của thai nhi, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển các cơ quan như tủy sống, não, tim, phổi, gan…Vì vậy, mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn uống theo từng giai đoạn của thai kỳ.
Thời điểm 3 tháng đầu mang thai thực sự là dấu mốc đáng nhớ của nhiều mẹ bầu. Trong khi nhiều mẹ bầu khỏe mạnh, có thể thưởng thức đa dạng thực phẩm thì cũng có không ít mẹ gặp phải tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó chịu… Mặc dù vậy, các mẹ vẫn cần đặc biệt chú trọng về dinh dưỡng bởi đây là thời kì hình thành nên các cơ quan trong cơ thể bé.
Mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu lý tưởng nhất cần đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất như protein, lipit, canxi, sắt, axit folic, vitamin, khoáng chất…
Bên cạnh các thực phẩm hàng ngày, mẹ có thể sử dụng thêm sữa bột dành cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế ăn mặn, ăn cay; không uống bia rượu, hút thuốc…
3 tháng đầu là thời điểm ốm nghén thường xảy ra rất nghiêm trọng. Ở thời gian này, mẹ bầu nên thưởng thức các món ăn thanh đạm như: súp, cháo, các loại rau củ... Ngoài ra, mẹ cũng có thể chia nhỏ bữa ăn để hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn cho sức khỏe của mình và sự phát triển của con.
3 tháng giữa là lúc thai kỳ đã ổn định và thai nhi bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng hơn. Mẹ bầu sẽ thấy bé yêu sự nhiều biến đổi về cân nặng, tăng nhanh về kích thước khung xương cùng nhiều chỉ số phát triển khác. Lúc này, thực đơn cho bà đẻ cần được duy trì ở trạng thái đầy đủ các dưỡng chất để bé yêu có được sự phát triển tốt nhất.
Các thực phẩm giàu canxi, kẽm như tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản…được xem là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu. Trong giai đoạn này, mẹ cũng sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn, ăn được nhiều hơn. Mỗi tháng, mẹ có thể tăng thêm 1 – 2kg, và thai nhi có thể nặng tới 760g khi tròn 6 tháng thai kỳ.
Thực đơn bà bầu tháng thứ 4, thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 và 6 đều cần lưu ý thêm bữa phụ xen giữa các bữa chính. Dưới đây làm gợi ý cho bữa phụ lý tưởng:
Tất cả đều là những gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa lành mạnh, giàu dưỡng chất và dễ ăn.
Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm “nước rút”, các chỉ số phát triển của thai nhi sẽ “tăng tốc”. Bé yêu trong bụng mẹ có thể nặng đến 1,3kg vào cuối tháng thứ 7 của thai kỳ. Và ở những tuần cuối, bé thường nặng 3 – 3,5kg tùy từng bé.
Sự tăng cân không chỉ diễn ra ở thai nhi mà ở cả mẹ bầu. Mẹ có thể tăng từ 4 đến 5kg trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Với sự chuyển biến nhanh chóng về thể chất, mẹ bầu cần thực hiện thực đơn cho bà bầu khoa học để dinh dưỡng vào bé nhiều và mẹ không quá tăng cân. Mẹ cần lưu ý:
Không có một chỉ số dinh dưỡng nào dành riêng cho bà bầu. Tuy nhiên, thực đơn cho bà bầu vẫn nên tuân thủ các khuyến nghị sau:
1 - 2 chén cơm hoặc thay cơm bằng mì, ngô, khoai, bún, cháo…
50 - 60g thịt gà/bò/heo
50 - 100g cá/tôm hoặc các loại thủy sản khác. Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng cá biển vì chúng có nguy cơ nhiễm thủy ngân
Canh, rau, củ ăn theo nhu cầu
Tráng miệng 100 – 200g trái cây tùy sở thích
Có một vấn đề nhiều mẹ bầu rất băn khoăn, đó là chế độ ăn để dưỡng chất vào bé, không vào mẹ quá nhiều. Đáng tiếc, hiện nay chưa có một phương pháp ăn nào lý tưởng tuyệt đối như vậy. Việc dinh dưỡng vào con hay mẹ phụ thuộc nhiều vào cơ địa và sự “kết nối” giữa mẹ và bé.
Tuy nhiên, nếu áp dụng thực đơn cho bà bầu khoa học, mẹ hoàn toàn có thể đạt được phần nào mong muốn của mình. Chế độ ăn đó sẽ giúp mẹ không mất kiểm soát cân nặng, đồng thời bé yêu có sức khỏe và số cân tốt nhất khi ra đời. Dưới đây là một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng:
Hi vọng rằng những thông tin Mamibabi đã cung cấp sẽ giúp mẹ có những thực đơn cho bà bầu lý tưởng trong suốt thai kỳ. Mamibabi còn có sẵn nhiều hướng dẫn hữu ích khác giúp mẹ có những chế độ ăn tốt nhất cho cả mình và thai nhi.
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv