Thai giáo dinh dưỡng an toàn nhất cho mẹ và bé

4.8/5 (255 đánh giá)

Nói tới thai giáo, các mẹ thường nghĩ tới nghe nhạc, đọc truyện, trò chuyện với con yêu. Tuy nhiên, hình thức thai giáo quan trọng nhất là thai giáo dinh dưỡng. Chỉ khi có sức khỏe tốt, mẹ mới có thể thực hành thai giáo hiệu quả cho bé. 

Thai giáo dinh dưỡng an toàn nhất cho mẹ và bé

1. Thai giáo dinh dưỡng 3 tháng đầu

Điều quan trọng nhất khi thai giáo dinh dưỡng giai đoạn này là sử dụng các thực phẩm giúp giảm chứng ốm nghén vì 3 tháng đầu là lúc mẹ thường bị mệt mỏi và khó ăn nhất.

Các thực phẩm giúp giảm chứng ốm nghén mẹ nên ăn là: me, sấu ngâm gừng hoặc nấu canh; các thực phẩm có vị chua, các loại ô mai, bí đao, củ cải, gừng, bánh mì…

Các thực phẩm dễ khiến ốm nghén nặng hơn mẹ cần tránh là: đồ ngọt, đồ chiên rán, chất béo, đồ tẩm ướp nhiều gia vị, đồ có mùi….

2. Thai giáo dinh dưỡng 3 tháng giữa 

Đây là thời gian đa số mẹ bầu khỏe mạnh nhất. Điều quan trọng khi thai giáo dinh dưỡng giai đoạn này là “tranh thủ tẩm bổ” cho mẹ và bé. Nhiều mẹ đã giảm hoặc hết ốm nghén, có thể ăn ngon miệng hơn. Để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con, mẹ cần lưu ý:

- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn “dồn” thành các bữa to. Mẹ có thể ăn theo 6 mốc thời gian sau:

  • 7h ăn sáng
  • 9h ăn nhẹ
  • 12h ăn trưa
  • 15h ăn nhẹ
  • 18h ăn tối
  • 20h ăn nhẹ

- Uống nhiều nước: Nước rất quan trọng cho mẹ và bé trong thai kỳ, giúp chống táo bón, làm đẹp da… Lượng nước mẹ cần uống mỗi ngày là 2,5 – 3,5 lít tùy theo thể trạng. Lượng nước liên quan mật thiết với lượng ối nên mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mình nên uống bao nhiêu nước nhé. Lượng nước mẹ cần uống có thể đến từ nhiều thực phẩm khác nhau như nước lọc, nước trái cây, nước luộc rau củ thanh mát, sữa hạt…

3. Thai giáo dinh dưỡng 3 tháng cuối 

3 tháng cuối là thời gian mẹ sắp được gặp bé. Điều quan trọng nhất khi thai giáo dinh dưỡng giai đoạn này gồm 2 yếu tố:

- Tiếp tục bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như 3 tháng giữa

- Ăn các thực phẩm giúp tử cung mở nhanh khi gần đẻ

Dưới đây là các thực phẩm giúp tử cung mở nhanh:

- Dứa: Dứa có chứa enzyme bromelain giúp làm mềm cổ tử cung và kích thích cơ trơn để chuyển dạ. Tuy vậy, enzyme này sẽ mất đi trong quá trình đóng hộp. Vì vậy mẹ hãy dùng dứa tươi thay cho các sản phẩm chế biến công nghiệp nhé! Mẹ cũng lưu ý không ăn quá nhiều dứa để tránh tiêu chảy 

- Vừng đen: Từ tuần 36 của thai kỳ, mẹ hãy thêm vừng đen vào chế độ ăn của mình. Mẹ có thể ăn cháo, chè nấu với vừng hoặc trộn vừng cùng cơm để ăn. 

- Rau lang: Đây cũng là thực phẩm tốt cho tiêu hóa, chống táo bón, giúp lợi sữa và chuyển dạ nhanh hơn. Mẹ nên ăn rau lang luộc, hạn chế ăn rau xào để tránh dầu mỡ. 

Mẹ lưu ý chỉ ăn nhiều các thực phẩm trên vào những tuần cuối của thai kỳ thôi nhé. Nếu ăn nhiều trong suốt thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

4. Các chất mẹ bầu cần bổ sung 

Vitamin tổng hợp là một trong những sản phẩm thường được các mẹ “lùng mua” khi mang thai. Tuy vậy, Mamibabi lưu ý mẹ chỉ sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho việc thai giáo dinh dưỡng trong suốt thai kỳ

Dưới đây là các nhóm chất mẹ cần bổ sung khi mang thai:

Axit folic: Thiếu axit folic có thể khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, axit folic còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu. Nhu cầu cần thiết với mẹ bầu là 400mcg/ngày. Axit folic có nhiều trong rau xanh, quả bơ, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt… và các viên uống bổ sung

Canxi: Khi có bầu, em bé sẽ “lấy” canxi từ mẹ. Việc thiếu canxi có thể khiến mẹ bị loãng xương. Vì vậy, mẹ cần bổ sung canxi trong thời gian “bầu bí” để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài các viên uống bổ sung, mẹ có thể hấp thu canxi từ các thực phẩm hàng ngày như sữa tươi, phomai, tôm, cua, cá, trứng…  

Sắt: Giống như axit folic và canxi, sắt cũng rất cần thiết cho mẹ bầu. Thiếu sắt có thể khiến mẹ bị thiếu máu hồng cầu, tăng nguy cơ sảy thai, tai biến và khiến bé nhẹ cân, giảm phát triển trí não. Mẹ có thể bổ sung thêm sắt thông qua các sản phẩm như thịt, cá, sò, ốc, ngũ cốc, gan, rau dền, cải bó xôi…

Các vitamin 

- Vitamin A: Nói tới vitamin A, chắc chắn nhiều mẹ sẽ nghĩ tới thị giác. Vitamin A giúp mẹ và bé có đôi mắt khỏe mạnh, tránh khô mắt, suy giảm thị lực… Tuy nhiên, dư thừa vitamin A có thể gây dị dạng thai nhi. Vì vậy mẹ nên bổ sung dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ không cần bổ sung vitamin A qua các viên uống mà chỉ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Vitamin A có nhiều trong các loại quả màu vàng đỏ như cà rốt, gấc, bí ngô…

- Vitamin C: Đây là yếu tố giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và giảm nguy cơ thiếu máu. Trong thời gian mang thai, mẹ cần chú trọng tới việc bổ sung vitamin C. Nguồn bổ sung tốt nhất là các loại quả chín từ thiên nhiên như cam, ổi, xoài, bưởi…

- Vitamin D: Đây là yếu tố có liên quan mật thiết tới canxi bởi vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi, hạn chế còi xương cho bé, giảm nguy cơ loãng xương cho mẹ. Vitamin D có nhiều trong ngũ cốc, lòng đỏ trứng, cá…

5. Thực phẩm mẹ bầu cần tránh 

Khi thai giáo dinh dưỡng, mẹ không chỉ quan tâm đến các thực phẩm tốt cần bổ sung, mà cần lưu ý cả những thực phẩm cần tránh. Dưới đây là các nhóm đồ ăn không tốt cho mẹ bầu và thai nhi:

- Thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu, tỏi…

- Đồ chiên rán, dầu mỡ

- Đồ ăn tái hoặc sống như các loại gỏi hay sushi có thịt sống. Mẹ luôn cần ăn chín uống sôi

- Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

- Các loại cá chứa thủy ngân như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi…

- Các thực phẩm công nghiệp chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi…

- Các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…

- Các loại rau dễ gây co thắt tử cung như đu đủ xanh, khoai tây mầm, rau răm, dứa…

- Đồ ngọt như bánh kẹo dễ gây tiểu đường thai kỳ và béo phì

6. Có nên uống sữa bầu?

Có nên uống sữa bầu?

Thai giáo dinh dưỡng khuyến khích mẹ uống sữa bầu trong các trường hợp sau:

- Mẹ bị ốm nghén và không ăn được đồ ăn thông thường, đặc biệt bị sợ các thức ăn có mùi

- Mẹ tăng cân quá ít và thai nhi nhẹ cân

- Chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, được bác sĩ khuyên dùng thêm sữa

Sữa bầu chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy vậy, đây không phải sản phẩm bắt buộc. Nếu mẹ có một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ, sức khỏe của mẹ và bé đều tốt, mẹ không cần uống thêm sữa bầu.

7. Sự thật về “truyền thuyết” nước dừa và nước mía

Đây là yếu tố mẹ rất cần quan tâm khi thai giáo dinh dưỡng. Nhiều bác sĩ chuyên môn cảm thấy bất ngờ khi một số mẹ bầu uống nước dừa và nước mía quá nhiều, dẫn tới tiểu đường thai kỳ và dư ối.

Sự thật về truyền thuyết nước dừa và nước mía

Nước dừa và nước mía thường được các mẹ khuyên nhau uống để sinh con da trắng, xinh xắn và thông minh. Tuy vậy, mẹ nên uống vừa phải và tuyệt đối không uống thay nước lọc. 3 tháng đầu mẹ nên hạn chế uống nước dừa. 3 tháng giữa và 3 tháng cuối có thể uống 1 – 2 ly mỗi ngày, mỗi ly 150ml.

Với nước mía, đây là loại nước gắn liền với… đường, mẹ bầu chỉ nên uống 3 ly mỗi tuần, mỗi ly 150ml. Tuy vậy, trên đây chỉ là những lời khuyên mang tính chất tham khảo. Mẹ cần đi khám đều đặn và hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước dừa và nước mía mình có thể uống. Một số mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể phải kiêng tuyệt đối nước mía.

8. Thai giáo dinh dưỡng qua vị giác và khứu giác 

Đây là hình thức thai giáo dinh dưỡng rất thú vị, giúp thai nhi được tiếp cận với thức ăn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Từ tuần thứ 9 thai kỳ, khứu giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành, dần kết nối với não bộ và biết phản ứng lại mùi của nước ối. Trong khi đó, từ tuần 13, vị giác của thai nhi cũng được hình thành. Các gai lưỡi giúp thai nhi có thể cảm nhận được vị của nước ối.

Trong thời gian mang thai, mẹ hãy thai giáo dinh dưỡng qua khứu giác và vị giác cho bé bằng cách:

- Lựa chọn thức ăn bổ dưỡng và thơm ngon để kích thích khứu giác và vị giác của bé. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sở thích ăn uống của bé khi lớn lên

- Ngửi các mùi thơm dễ chịu và có nguồn gốc từ tự nhiên như mùi cỏ cây hoa lá, các loại tinh dầu

- Ngửi mùi của các món ăn ưa thích với thành phần an toàn

- Hạn chế tối đa tiếp xúc với những món ăn có mùi do hương liệu nhân tạo, chất hóa học

Trên đây là những điều cần nhớ khi thai giáo dinh dưỡng cho bé. Mamibabi hy vọng mẹ và bé sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG