Trầm cảm khi mang thai – Những điều bạn chớ bỏ qua

4.7/5 (124 đánh giá)

Trầm cảm khi mang thai rất dễ bị nhầm với các rối loạn thông thường của thai kỳ, vì thế mà bệnh thường dễ bị bỏ qua. Bà bầu bị trầm cảm nếu không được chữa trị sớm có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.

Trầm cảm khi mang thai – Những điều bạn chớ bỏ qua

So với trầm cảm sau sinh, trầm cảm khi mang thai thường khó phát hiện hơn bởi nó rất dễ bị nhầm với các rối loạn tâm sinh lý trong quá trình thai nghén. Theo thống kê, có ít nhất 10% phụ nữ bị trầm cảm vào giai đoạn thai kỳ. Phụ nữ mang thai bị trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bệnh trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại những hậu quả đau lòng.

Bệnh trầm cảm khi mang thai

Bệnh trầm cảm là 1 bệnh về rối loạn tâm lý, nó rất dễ xảy đến khi cơ thể có nhiều thay đổi đột ngột về nội tiết tố bên trong. Người ta thường hay nhắc đến trầm cảm sau sinh mà không nhiều người biết rằng ngay ở giai đoạn mang thai, người phụ nữ cũng rất dễ bị trầm cảm. Đa số triệu chứng trầm cảm khi mang thai đều không được chuẩn đoán đúng vì nó dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ.

Giống như các chứng bệnh trầm cảm lâm sàng khác, trầm cảm lúc mang thai nếu được phát hiện sớm, có hướng điều trị đúng thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Điều quan trọng là mẹ bầu phải được chuẩn đoán đúng bệnh và tìm đến sự giúp đỡ của người thân cũng như bác sỹ điều trị.

Nguyên nhân trầm cảm khi mang thai

Trong thời gian thai nghén, lượng hormone trong cơ thể mẹ có nhiều thay đổi để thích nghi với việc mang thai. Cơ thể người phụ nữ cũng bắt đầu có nhiều biến đổi. Đặc biệt là những ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não, khiến mẹ mắc phải chứng bệnh lo âu, căng thẳng dễ gây ra stress. Đây được xem là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị trầm cảm.

Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm của mẹ bầu còn có thể xuất phát từ nhiều lý do khác như:

  • Mẹ đang gặp phải vấn đề trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè hay xích mích với đồng nghiệp, gặp rắc rối trong công việc
  • Tâm lý chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ: có rất nhiều phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, khi tâm lý của mẹ chưa sẵn sàng với việc chào đón, chăm sóc 1 em bé. Tâm trạng của mẹ trở nên bất ổn với nhiều hoang mang, lo lắng, gây ra căng thẳng.
  • Những vấn đề không tốt của thai nhi cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của người mẹ
  • Quá khứ nhiều ám ảnh như bị lạm dụng tình dục, cha mẹ bất hòa, sảy thai, phá thai…
  • Lo lắng về kinh tế, tài chính khi sinh con
  • Mẹ hoặc người thân trong gia đình của mẹ có tiền sử bị bệnh trầm cảm trước đó
  • Gặp phải sự kiện chấn động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của mẹ
  • Lịch sử lạm dụng thuốc

Biểu hiện trầm cảm của mẹ bầu

Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc rất nghiêm trọng. Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh mà còn lâu dần còn gây ra những hậu quả khôn lường. Với phụ nữ mang thai, bệnh trầm cảm được thể hiện qua các dấu hiệu như:

  • Tâm trạng thất thường, thay đổi đột ngột. Mẹ rất dễ cáu kỉnh, luôn thường trực cảm giác hoang mang, hoảng loạn mặc dù không có bất cứ tác động xấu nào.
  • Khả năng tập trung, ghi nhớ kém, trí nhớ suy giảm
  • Thường xuyên lo lắng vô cớ về sức khỏe và cả sự an nguy của bản thân
  • Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút đáng kể.
  • Cảm giác mệt mỏi kiệt sức, kéo dài triền miên trong thời gian dài. Bản thân luôn cảm thấy thờ ơ, không còn hào hứng với bất cứ điều gì.
  • Mất hứng thú tình dục, không muốn gần gũi chồng, ham muốn khi quan hệ giảm xuống
  • Ít nói chuyện, chia sẻ, thu mình lại với người thân, bạn bè
  • Nhịp tim tăng bất thường, thường hay bị choáng, toát mồ hôi, khó thở giống như đang bị ai đó tấn công
  • Mất dần kiểm soát trong suy nghĩ và hành động, đôi khi làm mà không biết mình đang nghĩ gì.
  • Luôn gặp phải cảm giác tội lỗi, cuộc sống không còn hy vọng, suy nghĩ dần trở nên tiêu cực.

Hậu quả của bệnh trầm cảm khi mang thai

Bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ mang thai không đơn giản chỉ là những tổn thương tâm lý của mẹ bầu. Mà tình trạng trầm cảm kéo dài còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho em bé trong bụng.

Với thai phụ

  • Tâm lý lo lắng, bất an rất dễ khiến mẹ bầu có những ý nghĩ, hành động gây hại cho chính bản thân mình và thậm chí là cả em bé trong bụng.
  • Mẹ bị trầm cảm khi mang thai dễ có suy nghĩ tiêu cực như bỏ thai, tự tử
  • Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
  • Một số thai phụ có xu hướng sử dụng chất kích thích để ổn định tinh thần, điều này gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.
  • Không quan tâm, chăm sóc bản thân
  • Không có khả năng chăm sóc cho em bé khi chào đời, không có sự gắn bó với con
  • Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình

Với thai nhi và trẻ sơ sinh

  • Khi bị trầm cảm, người phụ nữ không còn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Dinh dưỡng không được cung cấp đủ, thai nhi nhẹ cân, kém phát triển.
  • Khả năng thích ứng với môi trường sau khi chào đời của trẻ thấp, hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh suy hô hấp. Em bé sinh ra yếu ớt, dễ ốm, thể trạng kém.
  • Mẹ bị trầm cảm khi mang thai gây sinh non, dị tật thai nhi, thậm chí là sảy thai.
Trầm cảm khi mang thai – Những điều bạn chớ bỏ qua
Trầm cảm kéo dài còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho em bé trong bụng

 

Ứng phó với bệnh trầm cảm khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai nếu bị trầm cảm thì cần phải có phác đồ điều trị phù hợp ngay lập tức. Trước khi để trầm cảm tấn công, mẹ hãy tự biết cách ứng phó, phòng chống trầm cảm khi mang thai. Một số biện pháp hữu hiệu mà mẹ có thể thực hiện ngay có thể kể đến như:

Trầm cảm khi mang thai – Những điều bạn chớ bỏ qua
Tâm sự với chồng giúp giảm trầm cảm sau sinh

 

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế công việc. Mẹ có thể tham gia các lớp học tiền sản hay dành thời gian đọc sách, nghe nhạc. Một gợi ý rất hay dành cho mẹ bầu đó là đăng ký các khóa học thai giáo của Mamibabi. Mẹ sẽ được trải nghiệm 1 chuỗi các hoạt động thai giáo thú vị diễn ra hàng ngày. Mẹ và bé sẽ cùng nhau thư giãn, cùng nhau tập luyện, cùng nhau nghe nhạc hay tâm sự với nhau. Thai giáo là cách hiệu quả để ngăn chặn trầm cảm khi mang thai, đồng thời mang lại sức khỏe cho mẹ, sự phát triển toàn diện cho thai nhi.
  • Tâm sự với chồng, bố mẹ hoặc người thân tất cả những khúc mắc, những vấn đề hay những suy nghĩ của mình. Chính họ sẽ là những người sẽ giúp mẹ thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, giảm bớt đi áp lực mà mẹ đang bị đè nén.
  • Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Mẹ bầu nên uống nhiều nước, chia làm nhiều bữa nhỏ khi ăn, duy trì thói quen ngủ sớm để giấc ngủ được trọn vẹn.
  • Các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga rất phù hợp với mẹ bầu. Thường xuyên tập luyện không những giúp mẹ giữ được sức khỏe mà còn giữ cho mẹ 1 tinh thần sảng khoái, bớt căng thẳng stress.

Trầm cảm khi mang thai không loại trừ bất cứ ai. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về tâm sinh lý, mẹ nên chia sẻ ngay với người thân, bạn bè của mình. Điều này rất quan trọng để bệnh trầm cảm sớm được phát hiện và có hướng điều trị ngay lập tức. 

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG