Cân nặng khi mang thai không chỉ phản ánh sức khỏe của mẹ mà còn cho thấy sự phát triển của bào thai trong tử cung. Mức tăng cân khi mang thai được ước tính dựa vào cân nặng của thai phụ trước khi mang thai.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã trên 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.
Cân nặng khi mang thai không chỉ phản ánh sức khỏe của mẹ mà còn cho thấy sự phát triển của bào thai trong tử cung. Mức tăng cân khi mang thai được ước tính dựa vào cân nặng của thai phụ trước khi mang thai.
Sự tăng cân của phụ nữ trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,...Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI ( Body mass index) của người mẹ trước khi mang thai. Công thức tính BMI như sau:
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)
Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg, cụ thể như sau:
Nếu người mẹ nhẹ cân (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7-11,3 kg.
Trường hợp người mẹ mang song thai: nên tăng khoảng 16-20,5 kg.
Phụ nữ mang thai nên kiểm tra cân nặng đều đặn hàng tháng và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ thấy dấu hiệu tăng giảm cân nặng bất thường.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bà bầu nên tăng cân trong khoảng 1,5 đến 2 kg mỗi tháng. Ngoài ra, nên kiểm tra cân nặng đều đặn và thăm khám bác sĩ để được tư vấn nếu tăng ít hơn 1 kg hay quá 3 kg mỗi tháng. Việc tăng cân quá ít hay quá nhiều đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé:
Phụ nữ mang thai nên lưu ý trong thai kỳ, việc ăn uống là cho cả hai mẹ con, nhưng không đồng nghĩa với việc “ăn gấp đôi”. Điều quan trọng là người mẹ phải đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai bằng dinh dưỡng hoặc luyện tập.
Cần nhấn mạnh, thời kỳ mang thai không phải là khoảng thời gian thích hợp cho vấn đề giảm cân, giữ dáng. Vì vậy, phụ nữ khi có thai không nên ăn kiêng, bỏ bữa.
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, chế độ ăn cho bà bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:
Lưu ý, thai phụ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín, không rõ nguồn gốc, quá nhiều gia vị... Để đáp ứng tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé, bao gồm:
Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý bổ sung ít nhất 8 ly nước lọc hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng mất nước, táo bón, ảnh hưởng đến lượng nước ối và túi ối.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu cần sử dụng các viên uống bổ sung này với liều lượng hợp lý và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bà bầu cần được khám thai định kỳ hàng tháng tại các cơ sở y tế, trong đó tối thiểu phải khám thai được 3 lần trong toàn bộ thai kỳ để bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp, giúp người mẹ đáp ứng được tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai.
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app