Bà bầu ăn na có tốt không?
Na được yêu thích bởi nhiều chị em phụ nữ bởi chúng mang hương thơm đặc trưng và vị ngọt dịu dễ chịu. Bà bầu được khuyên nên ăn na trong thai kỳ bởi loại trái cây này có nhiều tác động tích cực như:
- Hạn chế tình trạng táo bón và đem lại cảm giác no lâu, tránh ăn vặt quá nhiều gây tăng cân. Điều này vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa tốt cho việc kìm nén sự thèm ăn, hỗ trợ bà bầu kiểm soát cân nặng.
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa - trợ thủ đắc lực cho nhan sắc của mẹ bầu, đồng thời giảm nhẹ những cơn ốm nghén khó chịu mẹ bầu thường gặp trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ chuyển dạ sớm và giảm các cơn đau khi “vượt cạn”. Theo y học cổ truyền, thưởng thức na là một liệu pháp giảm đau tự nhiên và lành mạnh, an toàn cho mẹ bầu.
- Quả na cũng hỗ trợ phát triển trí não và hệ miễn dịch thai nhi, giúp bé sinh ra có sức khỏe tốt và hệ thần kinh nhạy bén.
Ăn na có tốt cho bà bầu không?
Ngoài những tác dụng chung mà nhiều người thường biết tới khi ăn na, loại quả này còn có những lợi ích cụ thể nhờ sở hữu đa dạng vitamin và khoáng chất.
- Làm giảm cảm giác buồn nôn khi ốm nghén nhờ vitamin B6. Đây là một trong những triệu chứng gây khó chịu nhất của quá trình mang thai.
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ thần kinh và trí não nhờ lượng Vitamin A và C. Hai loại vitamin này không chỉ nuôi dưỡng não bộ, chúng còn tăng cường thị lực và chống lại các gốc tự do trong cơ thể bà bầu.
- Kiểm soát huyết áp ở mức an toàn và ổn định sức khỏe tim mạch nhờ lượng khoáng chất dồi dào, bao gồm Natri và Kali. Hai thành phần này góp phần đem đến một hệ tim mạch ổn định cho mẹ bầu.
- Giảm căng thẳng, xoa dịu cảm xúc và đánh tan những tiêu cực trong suy nghĩ bà bầu nhờ vitamin B6.
- Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi như phát triển da, gân, mạch máu.
- Đào thải độc tố cho cơ thể.
- Cải thiện các vấn đề răng miệng như viêm lợi, nhức răng.
- Giảm rủi ro sinh non.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da: phần thịt na khi được đắp lên vùng da có vấn đề sẽ làm thuyên giảm tình trạng ngứa ngáy, nhiễm trùng.
Bà bầu ăn quá nhiều na phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe nào?
Mặc dù có nhiều điểm tích cực từ việc ăn na nhưng không thể phủ nhận rằng, nếu quá lạm dụng loại quả này, mẹ bầu sẽ gặp phải một vài nguy cơ sức khỏe như:
- Gây nóng, mọc mụn, táo bón: Thực chất, na là loại quả gây nóng trong, bởi vậy nếu tiêu thụ một lượng lớn mẹ bầu sẽ đối mặt với nguy cơ khó tiêu, nổi mụn…
- Tiểu đường thai kỳ: Có vị ngọt đặc trưng nên không khó để nhận ra quả na chứa khá nhiều đường. Nếu quá lạm dụng loại quả này, mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.
- Phần hạt có thể gây rối loạn tiêu hóa: Nhiều mẹ bầu có thói quen nuốt hạt na, điều này không hề tốt cho cơ thể.
Lời khuyên cho bà bầu khi thưởng thức trái na
Để bà bầu có thể yên tâm thưởng thức loại quả thơm ngon này, dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích để mẹ bầu ăn na đúng cách:
- Nhằn kỹ hạt, không ăn trái na chưa chín: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt na có thể gây rối loạn tiêu hóa và chứa nhiều độc tố, vì vậy mẹ bầu cần nhằn kỹ hạt trong quá trình ăn. Ngoài ra, na chưa chín cũng không đem lại hương vị thơm ngon khi thưởng thức.
- Chọn trái na có màu xanh sáng, sờ vào vỏ thấy mềm: Đây là biểu hiện của na ngon và đã chín, phù hợp để thưởng thức ngay.
- Không ăn quá 1 quả na mỗi ngày: Ăn nhiều na sẽ gây nóng trong dẫn tới nổi mụn và táo bón, vì vậy bà bầu nên đặt ra định mức là 1 trái mỗi ngày.
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần được tiêu thụ đúng cách để hạn chế những rủi ro về sức khỏe. Cơ thể phụ nữ mang thai vốn đã nhạy cảm nên trước khi ăn một loại thực phẩm nào, mẹ bầu nên tìm hiểu rõ. Hy vọng, những chia sẻ trên đây từ Mamibabi đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi: “Bà bầu ăn na có tốt không?”, đồng thời có thêm kiến thức dinh dưỡng về loại trái cây này.
---
Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app