✅ ✅ [2024 mới nhất] Cân nặng của thai nhi trong 40 tuần theo chuẩn quốc tế

4.9/5 (3,471 đánh giá)

Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số nhiều mẹ quan tâm nhất trong thai kỳ của mình. Trong bài viết dưới đây, Mamibabi sẽ cung cấp bảng cân nặng của thai nhi mới nhất năm 2023 theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó là những điều mẹ bầu nên làm để điều chỉnh cân nặng của thai nhi đúng chuẩn nhất.

✅ ✅ [2024 mới nhất] Cân nặng của thai nhi trong 40 tuần theo chuẩn quốc tế

Vì sao mẹ bầu cần quan tâm tới cân nặng của thai nhi?

Cân nặng và chiều cao là 2 trong nhiều chỉ số phản ánh sự phát triển của bé. Cân nặng và chiều cao cũng chính là 2 chỉ số cơ bản nhất, mẹ dễ theo dõi nhất để từ đó có sự điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.

Thai nhi quá nhỏ hay quá to đều làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ và mắc nhiều bệnh hơn sau khi ra đời. Vì vậy ngay từ khi mang bầu, mẹ nên theo dõi cân nặng của thai nhi theo tháng hoặc theo tuần để đảm bảo bé có mức cân phù hợp.

Cách tính cân nặng của thai nhi

Phương pháp thủ công: Dưới đây là cách tính cân nặng của thai nhi theo phương pháp thủ công dựa trên công thức sẵn có:

Khối lượng thai nhi (gam) = [(Chu vi bụng (cm) + chiều cao tử cung (cm)) x 100]/4

  • Chu vi bụng: là số đo vòng quanh bụng ở vị trí có số đo lớn nhất, thường là quanh rốn
  • Chiều cao tử cung: là số đo từ mu trên đến đáy tử cung

Tuy nhiên, phương pháp thủ công này có thể cho kết quả sai số nhiều do kỹ thuật đo không chính xác và do thể trạng của mẹ bầu.

Phương pháp siêu âm trên máy: Đây là cách đo cân nặng của thai nhi bằng kỹ thuật siêu âm trên máy móc hiện đại. Đây cũng chính là cách đang được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Phương pháp này không chỉ cho biết 2 chỉ số chiều cao và cân nặng của thai nhi, mà còn hiển thị nhiều chỉ số khác như đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu…

Phương pháp đo cân nặng của thai nhi bằng siêu âm cho kết quả chính xác hơn so với phương pháp thủ công, đồng thời cho mẹ bầu biết được tuổi thai cũng như sự phát triển toàn diện của bé.

Cân nặng của thai nhi 40 tuần theo tiêu chuẩn quốc tế  

Dưới đây là bảng cân nặng của thai nhi dựa trên thông tin của “What to expect” – một trong những ứng dụng về mang thai và nuôi con hàng đầu trên thế giới. Người sáng lập “What to expect” đã từng xuất bản sách về mang thai tại 38 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mamibabi đã từng review bản tiếng Việt của cuốn sách này với tên gọi “Hành trình nuôi con – Mang thai”, mẹ có thể xem bài review sách tại đây.

✅ ✅ [2024 mới nhất] Cân nặng của thai nhi trong 40 tuần theo chuẩn quốc tế

Những điều mẹ cần biết về cân nặng của thai nhi 

- Có nhiều phương pháp nghiên cứu và đo lường cân nặng của thai nhi, vì vậy mẹ có thể thấy các số liệu có sự khác nhau giữa các tài liệu. Điều quan trọng nhất là khi mẹ đi khám, bác sĩ cho biết cân nặng của bé phù hợp với tuổi thai và bé vẫn đang tăng trưởng bình thường. 

- Cân nặng của thai nhi khác nhau giữa bé trai và bé gái. Các chỉ số của bé trai thường lớn hơn một chút so với bé gái, tuy nhiên không đáng kể. Các số liệu trong bảng là chỉ số trung bình giữa bé trai và bé gái.

- Thai nhi không tăng cân đều đặn giống nhau giữa các tuần và các quý, sẽ có những giai đoạn bé tăng cân nhiều hơn và có giai đoạn cân nặng của bé “chững” lại.

- Thai đơn thường có cân nặng lớn hơn thai đôi vì thai đôi cần “chia sẻ” không gian sống và dinh dưỡng trong bụng mẹ. Nếu bạn mang thai đôi, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp thăm khám để được tư vấn tốt nhất.

- Cân nặng của thai nhi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng của mẹ, sức khỏe của mẹ, tinh thần của mẹ, gen di truyền từ cha mẹ, thời gian mang thai, giới tính thai nhi, số lượng thai nhi (thai đơn, thai đôi, thai 3…)

Cân nặng của thai nhi thấp hơn chuẩn: Mẹ phải làm sao?

Trước tiên, mẹ cần bình tĩnh để xác định chính xác mức độ tăng trưởng của thai nhi. Trong đa số trường hợp, nếu cân nặng của thai nhi chỉ thấp hơn một chút so với chỉ số chuẩn, bé không bị ảnh hưởng và vẫn phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu cân nặng của thai nhi thiếu quá nhiều so với chuẩn, bé có thể rơi vào trường hợp thai chậm tăng trưởng hoặc suy dinh dưỡng bào thai. Đó là khi kích thước và trọng lượng thai dưới đường bách phân vị thứ 10; hoặc thai sinh đủ tháng nhưng nặng dưới 2,5kg. Suy dinh dưỡng bào thai được chia làm 3 mức độ là nặng, trung bình và nhẹ. Để biết chính xác con của mình có bị suy dinh dưỡng bào thai không và thuộc mức độ nào, bạn cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ.

Mẹ cần làm gì để giúp thai nhi tăng cân?  

Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào cả thể chất và tinh thần của mẹ, vì vậy mẹ cần:

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày đủ lượng, đủ chất. Mẹ có thể tham khảo thực đơn theo tuần, theo ngày tại đây 

- Mẹ nên ưu tiên ăn các món vào con nhiều vào mẹ ít tại đây 

- Bổ sung vitamin bầu cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ

- Khám thai đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ về việc thai nhi bị nhẹ cân để nhận được lời khuyên phù hợp.

- Hạn chế làm việc quá sức, cần nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày.

- Thai giáo đều đặn hàng ngày để cả mẹ và bé có sức khỏe tốt, bé được phát triển toàn diện. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về thai giáo tại đây 

Cân nặng của thai nhi vượt chuẩn: Mẹ nên làm gì?

Thai nhi thiếu cân hay thừa cân đều có thể gây ra những hệ lụy không tốt sau khi bé ra đời. Một số quan điểm cổ xưa cho rằng “con càng to càng khỏe”. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh điều này không đúng. Thai nhi quá to gây chèn ép, khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn khi mang thai, mẹ sinh con khó khăn hơn, thường phải sinh mổ, đồng thời bé dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm hơn sau khi ra đời.

Nếu thai nhi chỉ quá cân một chút so với mức chuẩn, bé vẫn có thể ra đời khỏe mạnh và mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho hợp lý hơn. Các mẹ có thể trạng cao to vẫn có thể sinh thường nếu sức khỏe mẹ và bé cho phép.

Mẹ cần làm gì để thai nhi có cân nặng hợp lý? 

- Mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đủ chất nhưng hạn chế đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ ngọt…

- Mẹ cần vận động phù hợp mỗi ngày, nên ưu tiên đi bộ, yoga, bơi lội… và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

- Mẹ cần kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá nhiều dẫn tới việc bé thừa cân

- Mẹ cần khám thai đều đặn để phát hiện các bệnh lý dễ gây tăng cân ở thai nhi như tiểu đường thai kỳ

Để biết rõ hơn cân nặng của thai nhi và sự phát triển mỗi tuần, mẹ có thể đọc thêm các bài viết tại đây.

---

Mamibabi là phần mềm Thai giáo trên điện thoại chuyên sâu nhất, nội dung phong phú nhất với hơn 3,000 hoạt động. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải app Mamibabi tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG