Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai luôn khỏe, sinh con suôn sẻ

4.6/5 (99 đánh giá)

Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp cả mẹ và bé khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ. Nhờ đó mẹ sẽ bớt ốm nghén và giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng khi mang thai. Có thể nói, mẹ bầu rất cần một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý để con yêu phát triển khỏe mạnh cả trước và sau khi ra đời. 

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai luôn khỏe, sinh con suôn sẻ

Mẹ bầu cần xây dựng một tháp dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp với nhu cầu của mình. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thai nhi sẽ giảm nguy cơ gặp phải những dị tật bẩm sinh, con sinh ra khỏe mạnh, đủ cân.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không hợp lý có thể gây ra hậu quả gì? 

Một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo có thể gây ra nhiều vấn đề trong thai kỳ của mẹ như:

  • Trẻ đẻ non, thiếu tháng, nhẹ cân
  • Thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR)
  • Các biến chứng khi mang thai
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh
  • Mất tim thai
  • Bệnh mãn tính 
  • Tử vong 

Chăm sóc thai kỳ - Những điều cần biết 

Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đầy đủ và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết về chế độ dinh dưỡng khi mang thai:

Chăm sóc tiền sản 

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 1, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng. Điều này giúp mẹ dễ dàng theo dõi việc ăn uống, tăng cân và sức khỏe tổng thể của mình. Khi khám thai, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn chuyên sâu về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tuần cũng như mức cân nặng khuyến nghị trong thai kỳ. Trong quá trình thăm khám trước khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra và theo dõi các biến chứng mẹ có thể gặp phải cũng như cách điều trị, từ đó đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ.

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của mẹ bầu là: 

  • Độ tuổi
  • Cân nặng trước khi mang thai
  • Sức khỏe trước khi mang thai
  • Hút thuốc
  • Sử dụng rượu
  • Sử dụng ma túy
  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Bệnh thận
  • Bệnh tim
  • Ung thư
  • Các bệnh truyền nhiễm như HIV
  • Stress, căng thẳng kéo dài

Tình trạng ốm nghén

Ốm nghén rất phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Mẹ cần trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng của mình. Buồn nôn và nôn là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn này nên mẹ không cần lo lắng quá nhiều nếu cũng gặp phải tình trạng đó. 

Hội chứng ốm nghén nặng (Hyperemesis Gravidarum - HG), gây mất cân bằng điện giải và giảm cân không kiểm soát. Một số mẹ bầu có thể gặp phải triệu chứng tiểu không kiểm soát. Đối với trường hợp này, mẹ sẽ được các bác sĩ khuyên nên nhập viện để theo dõi và điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch và sử dụng thuốc. Mẹ có thể an tâm vì các bác sĩ sẽ kê đơn và điều trị bằng những loại thuốc phù hợp, không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân? 

Cân nặng trước khi mang thai và mức tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ có ảnh hưởng đến:

  • Sự tăng trưởng và phát triển của con
  • Sức khỏe của mẹ khi mang thai
  • Chuyển dạ và sinh nở 
  • Cân nặng lúc sinh của con 
  • Sức khỏe lâu dài của con 

Bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên tăng bao nhiêu cân dựa trên cân nặng khi mang thai và chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ. Các nguyên tắc chung là:

  • Phụ nữ có trọng lượng trung bình nên tăng từ 11 - 16kg.
  • Phụ nữ nhẹ cân nên tăng khoảng 13 - 18kg. 
  • Phụ nữ thừa cân nên cố gắng giữ mức tăng cân trong khoảng 7 - 11kg. 
  • Phụ nữ béo phì chỉ nên tăng khoảng 5 - 9kg. 
  • Trung bình, một phụ nữ khỏe mạnh sẽ tăng khoảng 3kg trong ba tháng đầu; sau đó tăng khoảng 0,2 - 0,5 mỗi tuần cho đến cuối thai kỳ.

Để kiểm soát cân nặng trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân để có thể áp dụng phù hợp với mình mẹ nhé!

Bà bầu thiếu cân

Thiếu cân trước khi mang thai hoặc tăng không đủ cân trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng mẹ bầu sinh con nhẹ cân và sinh non. Trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe sau này như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường… 

Bà bầu thừa cân

Mẹ bầu thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ cũng có thể gặp phải các biến chứng như: 

  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sản giật
  • Chuyển dạ sinh non
  • Các vấn đề về sức khỏe của mẹ và bé kéo dài sau khi mang thai

Đặc biệt, các mẹ thừa cân hoặc tăng cân quá nhiều thường phải mổ lấy thai thay vì sinh tự nhiên. 

Trẻ sinh ra từ những mẹ bầu béo phì có nhiều nguy cơ bị chứng béo phì ở trẻ em và các bệnh mãn tính đi kèm.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu “đủ và đúng" 

Một phụ nữ khỏe mạnh, cân nặng trung bình, cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày khi mang thai. Một số mẹ bầu coi đây như một cái cớ để ăn tất cả các loại đồ ăn vặt. Tuy vậy, lượng calo mẹ nạp vào cơ thể không những phải đủ, mà còn phải đúng, tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu không cần phải ăn đồ ngọt và đồ ăn vặt khi mang thai mà vẫn có thể đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu đầy đủ và trọn vẹn. 

Dưới đây là danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu trong thời gian mang thai:

  • Thịt nạc
  • Hải sản 
  • Rau
  • Trái cây tươi
  • Các loại ngũ cốc
  • Sản phẩm từ sữa
  • Quả hạch (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, macca…) 
  • Chất béo lành mạnh
  • Vitamin & khoáng chất 

Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất quan trọng trong thời gian mang thai. Bên cạnh danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu kể trên, mẹ cũng cần quan tâm tới tháp dinh dưỡng cho bà bầu bằng cách bổ sung thêm:

  • Axit folic (hoặc folate ở dạng tự nhiên): Đây là một loại vitamin B giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống cũng như các biến chứng thai kỳ khác. Một số loại thực phẩm giàu axit folic là bánh mì ngũ cốc, đậu gà, rau bina, bơ, bông cải xanh và đậu lăng.
  • Axit docosahexaenoic (DHA): Đây là một axit béo omega-3, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não và mắt thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung DHA từ các loại cá có dầu như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, hoặc từ trứng.
  • Sắt: Khi mang thai, mẹ cần bổ sung sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và thai nhi cần sắt để tạo nguồn cung cấp máu khỏe mạnh. Thịt, gan, cá, đậu, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt là các thực phẩm chứa nhiều sắt. Bác sĩ cũng có thể kê đơn bổ sung sắt nếu mẹ không ăn đủ các thực phẩm giàu sắt, hoặc nếu xét nghiệm máu cho thấy mức độ sắt của mẹ thấp

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần đủ nước mỗi ngày

Trong giai đoạn mang bầu, mẹ cần cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Mẹ bầu nên uống khoảng 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày để cơ thể luôn đủ nước và khỏe mạnh. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể bổ sung các loại nước sau:

  • Sữa
  • Nước ép trái cây
  • Trà đá
  • Trà nóng
  • Súp

Trong thời gian mang bầu, mẹ nên hạn chế uống cà phê và các loại đồ uống có đường.

Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tuần và từng tháng được đảm bảo sẽ giúp mẹ khoẻ mạnh và có tinh thần sảng khoái, vui vẻ trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu không cần phải kiêng khem quá khắt khe. Mẹ hãy lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ và tìm ra chế độ ăn phù hợp nhất với mình mẹ nhé. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng được các bác sĩ khuyến nghị:

  • Đến gặp bác sĩ để được chăm sóc tiền sản sớm và được thường xuyên theo dõi chế độ dinh dưỡng, tăng cân, sức khỏe tổng quát trong suốt thai kỳ.
  • Bổ sung 400 microgram axit folic mỗi ngày trước khi mang thai. Sau đó, tiếp tục bổ sung axit folic trong thai kỳ và ăn nhiều thực phẩm có chứa folate.
  • Trong thai kỳ, ăn thức ăn có nhiều sắt. Mẹ bầu cũng có thể bổ sung vitamin C cùng với thực phẩm giàu sắt để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
  • Cố gắng bổ sung đủ canxi và uống vitamin trước khi sinh 
  • Tăng số cân phù hợp, dựa trên chỉ số BMI của mẹ và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh bỏ bữa hoặc nhịn ăn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và đồ ăn nhẹ.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi khi mẹ cảm thấy mệt mỏi
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào trong thời gian mang bầu như tiểu đường hoặc huyết áp cao, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng cũng như các lời khuyên về chế độ ăn uống
  • Thường xuyên tập thể dục, nên tập yoga bầu để mẹ và bé khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ
  • Gặp gỡ bạn bè, các mẹ bầu khác để chia sẻ về cách chăm con, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu...
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích trong thời gian mang bầu
  • Tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào về sức khỏe và chế độ ăn uống trong thời gian mang bầu.

Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong thời gian mang thai. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con suôn sẻ. 

---

Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
BÀI MỚI ĐĂNG