Đã hoàn thành

Khả năng ngôn ngữ của bé 18 – 24 tháng

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Cùng tìm hiểu khả năng giao tiếp của bé 18 - 24 tháng. Bé nhà mom đã có những khả năng nào rồi?

Độ tuổi thích hợp 18 - 24 tháng
Dụng cụ / Chuẩn bị

Không yêu cầu

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Ở giai đoạn 24 tháng, bé có thể làm được khá nhiều điều. Với các bé ít tháng hơn, bé có thể có được một vài trong số các khả năng dưới đây.

2
Đầu tiên là bé hiểu được nhiều điều hơn chúng ta tưởng, và khả năng hiểu vượt trội hơn khả năng nói. Điều đó có nghĩa là có nhiều từ bé chưa thể nói ra nhưng bé đã hiểu nghĩa của từ đó rồi.

3
Bé có thể hiểu được 2 yêu cầu cùng một lúc. Ví dụ: con ra cửa rồi lấy đôi giày vào đây hoặc con nhặt mũ lên rồi nhặt áo lên nhé.

4
Bé hiểu được nhiều động từ hơn và đây phải là những động từ liên quan đến đời sống hàng ngày của bé như đứng, nằm, ôm, rửa, chờ…

5
Khi nhìn các bức ảnh chụp đồ vật hoặc người quen, bé nhanh chóng nhận ra những đồ vật và những người trong tranh

6
Bé biết nói yêu cầu của mình với người khác như mẹ bế con, bố cho con uống nước. Tuy đôi khi câu nói của bé chưa thật sự hoàn chỉnh, còn thiếu từ nọ từ kia, nhưng vẫn có ý nghĩa rõ ràng và người lớn có thể hiểu được.

7
Bé biết được khoảng 50 từ vựng ở thời điểm này. Dĩ nhiên đây chỉ là con số tương đối bởi khả năng của mỗi bé mỗi khác. Nhưng số từ bé biết sẽ xoay quanh con số 50.

8
Bé biết miêu tả nhiều thứ xung quanh mình như ô tô đi vào hoặc là bạn chó chạy đi. Đặc biệt khi miêu tả một thứ gì đó bé sẽ quay sang nhìn bạn để xem bạn có chú ý tới lời bé nói không. Lúc này bạn hãy nhớ phản ứng lại bằng cách nói với bé “Đúng rồi con ạ, bạn chó chạy đi mất rồi”.

9
Bé thích gọi tên bạn hoặc tên những người lớn khác trong gia đình để rủ rê mọi người nói chuyện hoặc chơi đồ chơi cùng. Nếu mọi người không chú ý tới lời kêu gọi của bé thì bé sẽ tìm cách gây chú ý như nói to hơn, thậm chí hét lên, hoặc kéo áo, đẩy người, hoặc sà vào lòng bạn.

10
Bé cũng có thể chủ động hỏi một số câu đơn giản như “Bà đâu”, “ô tô đâu rồi”, “cái gì đấy”

11
Bé hiểu được những câu dài và phức tạp hơn. Ví dụ: “Mẹ đi đổ rác rồi sẽ chơi với con nhé”, hoặc “bố đóng cửa vào cho đỡ lạnh”.

12
Trí nhớ của bé cũng tốt hơn. Bé sẽ nhớ những điều bạn nói. Ví dụ: Khi bạn nói “Mẹ đi đổi rác rồi sẽ chơi với con nhé”, thì bé sẽ đợi bạn đổ rác xong để chơi cùng bạn. Vì vậy bạn nhớ thực hiện đúng điều mình đã nói với con nhé.

13
Bé thích nói đến tên của mình thay vì dùng đại từ trong xưng hô. Ví dụ: “Xếp hình của Xoài đấy” thay vì nói “xếp hình của con đấy”, hoặc là “Mun ăn bánh” thay vì nói “cháu ăn bánh”. Tên gọi chính là từ bé thường dùng nhất trong giai đoạn này. Bé có thể nói cả tên và biệt danh ở nhà của mình nếu bé được dạy và mọi người trong nhà gọi bé bằng cả 2 tên.

14
Bé cũng đã biết sử dụng nhiều đại từ hơn khi xưng hô. Bên cạnh từ bố mẹ, ông bà quen thuộc, bé có thể nói cô chú, anh chị, bác, bạn.

15
Bé bắt đầu biết sử dụng từ “Không” với tần suất nhiều hơn. Ví dụ: Con không mặc áo, con không chơi, con không đi.

16
Về phát âm, các âm của bé vẫn sẽ chưa thật sự chuẩn. Ví dụ: con khỉ bé sẽ nói thành con hỉ hoặc đi chơi bé sẽ nói thành đi tơi.

17
Tuy phát âm chưa chuẩn nhưng bé hoàn toàn ý thức được sự chưa chuẩn của mình bạn nhé, chỉ là miệng của bé chưa điều chỉnh được âm theo ý muốn thôi. Khi bé nói là con hỉ, nếu bạn bắt chước bé, bạn cũng nói là con hỉ, thì bé sẽ cười thích thú và biết là bạn đang cố tình trêu bé. Bé biết rằng từ chính xác phải là con khỉ chứ không phải con hỉ. Bé sẽ cố sửa cho bạn bằng cách nói đi nói lại từ đó để bạn biết rằng phải nói là “con khỉ” mới đúng, nhưng dĩ nhiên bé chỉ có thể phát âm ra từ “con hỉ” mà thôi. Đây là một tình huống khá buồn cười phải không ạ. Đây cũng chính là minh chứng cho việc khả năng hiểu của bé vượt trội hơn khả năng nói. Trong não bé nhận biết được từ “con khỉ”, nhưng nói ra thì mới chỉ nói được từ “con hỉ” mà thôi.

18
Khi bé muốn nói một điều gì đó mà người lớn không hiểu hoặc hiểu sai, bé sẽ cố gắng để nói đi nói lại hoặc dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để giúp người lớn hiểu được.

19
Ở giai đoạn này, lời nói và hành động của bé thường song hành cùng nhau. Đôi khi bạn sẽ thấy bé vừa chơi vừa lẩm bẩm nói chuyện một mình, hoặc bé làm một việc gì đó và miêu tả việc đó cho bạn biết. Ví dụ: Tun đá bóng, hoặc Miu đóng cửa đấy.

Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Giới thiệu Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học cung cấp cho bố mẹ những phương pháp, hoạt động, trò chơi để giúp bé tập nói theo từng giai đoạn phát triển, phòng ngừa chứng chậm nói ở trẻ.

Khóa học “Dạy bé tập nói, phòng ngừa chậm nói cho trẻ 0 - 6 tuổi” sẽ cung cấp cho cha mẹ:

  • Sự phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn của bé: 0 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 1 – 2 tuổi, 2 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi
  • Cách trò chuyện cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Ví dụ cụ thể những câu bố mẹ nên nói với bé
  • Các trò chơi/ đồ chơi bố mẹ nên chơi cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Các dấu hiệu cho thấy bố mẹ nên đưa bé đi khám.

Lợi ích của khóa học đối với bé:

  • Phòng ngừa chứng chậm nói: Chứng chậm nói khiến bé dễ cáu gắt vì muốn nhưng không nói ra được nhu cầu của mình; khiến bé giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập; khiến việc học tập của bé sau này trở nên khó khăn hơn.
  • Bé không còn chỉ dựa vào tiếng khóc, mà biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình.
  • Bé học được nhiều từ vựng hơn, vốn từ phong phú hơn, biết diễn đạt, mô tả mọi thứ một cách chính xác hơn.
  • Bé biết cách đặt câu hỏi, từ đó có cơ hội khám phá thế giới, tăng khả năng học hỏi.
  • Bé giao tiếp xã hội tốt hơn, đặt nền tảng vững chắc cho việc đi học sau này.
  • Bé dễ dàng làm quen, kết bạn thông qua ngôn ngữ, từ đó hòa nhập với môi trường xung quanh.  
  • Giúp bé cải thiện trí thông minh, óc tưởng tượng, sự sáng tạo và năng lực học tập. Chỉ số thông minh IQ không cố định mà có thể được tạo ra nhờ những kích thích từ môi trường xung quanh, trong đó có ngôn ngữ.

Lợi ích của khóa học đối với cha mẹ:

  • Giúp cha mẹ và con cái có nhiều thời gian bên nhau, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, đó là nền tảng cho các cuộc trò chuyện sau này, đồng thời giúp tình cảm gắn bó hơn.
  • Thông qua giao tiếp, cha mẹ hiểu con mình hơn về nhiều mặt như sở thích, tính cách, năng lực… của con. Từ đó có định hướng giúp con phát triển tốt hơn.
  • Cha mẹ học cách lắng nghe con nhiều hơn.
  • Bằng những lời nói tích cực, cha mẹ truyền tới con cái những năng lượng tốt, sự động viên, khích lệ; giúp con tự tin và hạnh phúc hơn.

Các bài học khác
18 - 24 tháng