Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là chú ý tới cái mà con đang chú ý, và nói chuyện với con về thứ đó. Điều đó có nghĩa nếu bé đang chơi búp bê thì hãy nói về búp bê và nếu bé đang chơi ô tô hãy nói về ô tô. Có thể vài ngày nay bé đã chơi cái ô tô đó và bạn đã chán lắm rồi nhưng hãy cứ nói về nó với bé, và gợi ý cho bé một số cách chơi mới với ô tô để tránh sự nhàm chán và giúp bé học thêm được nhiều từ mới hơn. Ví dụ: Con có muốn cho ô tô chở kem không? Mẹ để kem lên ô tô nhé. Ô tô chở kem đi bán nào. Điều quan trọng là bạn cần sáng tạo. Có rất nhiều cách để chơi một món đồ cũ theo cách mới, đôi khi bạn chỉ cần kết hợp các món đồ chơi với nhau thôi là được.
2
Khi nói với con, bạn nên nói các câu ngắn, nói chậm rãi, rõ ràng, kèm theo sự diễn cảm để thu hút bé. Giữa các câu nói bạn cũng nên ngừng lại một chút để bé lĩnh hội được những điều bạn vừa nói.
Điều thứ 2 bạn cần lưu ý là luôn tham gia các cuộc hội thoại của bé. Ví dụ bé kể cho bạn một câu ngắn gọi là “Ông đeo kính, kính rơi”. Bạn hãy nói lại là “Àaaaa đúng rồi, ông ngoại đeo kính con nhỉ, ông làm rơi kính, kính bị gãy, ông phải sửa”. Qua cách nói của bạn, bé sẽ được nghe một câu nói hoàn chỉnh và bé cũng biết thêm được những từ mới như “gãy” hay là “sửa”.
4
Điều thứ 3 bạn có thể làm khi trò chuyện với con là nói những từ liên quan. Ví dụ: khi bé kể với bạn về việc đi siêu thị, thì từ khóa ở đây là siêu thị. Từ đó bạn hãy nói những thứ liên quan. Ví dụ: “siêu thị có nhiều rau con nhỉ, có cả thịt nữa này, cả cua bò trong chậu, cả cá bơi nữa”. Nhờ đó, bé sẽ nhớ lại những thứ liên quan tới siêu thị và bé cũng có thể chủ động kể cho bạn nghe những thứ xuất hiện trong đầu bé.
5
Điều thứ 4 nên làm khi trò chuyện với bé là hãy bình luận nhiều hơn yêu cầu. Tức là thay vì yêu cầu bé làm cái này, làm cái kia, nói cái này, nói cái kia, thì bạn hãy bình luận về những thứ mà bé đang chú ý. Ví dụ: Cái lá này to con nhỉ, còn cái lá này nhỏ hơn, hoặc là cái lá này bị rách rồi… Còn nếu bạn đưa ra quá nhiều yêu cầu như con nhặt cái lá lên nào, hay con xếp cái lá thành chồng cao nào, vân vân, thì bé sẽ rất là mệt mỏi và cũng không học thêm được nhiều từ mới. Não của bé cũng sẽ mất thời gian để nghĩ xem liệu có nên làm theo yêu cầu của bạn hay không và nên làm như thế nào. Vì thế tốt nhất, hãy bình luận với bé thay vì yêu cầu.
6
Điều tiếp theo là bạn nên tạo ra các âm thanh vui tai khi chơi cùng bé như mưa rơi tí tách, nước chảy ào ào, đánh trống bùm bùm, hay gõ cửa cạch cạch. Bé ở độ tuổi này luôn thích thú với âm thanh, nhất là khi âm thanh đó gắn liền với trò chơi hay sinh hoạt hàng ngày.
7
Bạn nên gọi tên các đồ vật một cách cụ thể thay vì nói chung chung. Ví dụ: Không nên nói “cái này đẹp quá con nhỉ” mà nên nói “cái váy này đẹp quá con nhỉ”, hoặc nên nói “con có thích ra vườn hoa không” thay vì nói chung chung “con có thích ra chỗ kia không”
8
Việc tiếp theo là bạn nên mở rộng câu mà bé vừa nói. Ví dụ: Bé nói “Tôm cắt tóc”, bạn hãy đáp lại “À đúng rồi, bố cắt tóc cho Tôm, Tôm ngồi trên ghế, bố cắt tóc bằng tông đơ”. Đó chính là cách để mở rộng và phát triển câu nói của bé.
9
Nguyên tắc vàng trong giao tiếp với con đó là khi con kể một chuyện gì đó, bạn hãy luôn trả lời bằng từ “đúng rồi”, ngay cả khi câu nói của con chưa hoàn chỉnh. Ví dụ: Khi bé chỉ vào quyển sách và nói “chú Nam”, bạn hãy trả lời “đúng rồiiiiii, chú Nam mua sách cho Mít nhỉ”.
10
Khi bé nói 1 từ chưa hoàn chỉnh, hãy nói từ đó nhiều lần trong nhiều câu khác nhau để bé được làm quen. Ví dụ: Heo nhà mình trước đây khi mới nghe từ “hươu cao cổ” thì con chỉ nói được đúng từ “cổ”, vì thế thỉnh thoảng mình sẽ nói với con các câu có từ “hươu cao cổ” như là “trên tấm thảm có bạn hươu cao cổ con này”, hoặc đọc cho con bài thơ có câu “Bạn hươu cao cổ, ăn lá trên cao”, cừ dần dần như vậy, con sẽ nhớ và nói được cả từ “hươu cao cổ” chứ không chỉ nói mỗi từ “cổ” như hồi đầu nữa.
11
Một điều quan trọng là bạn nên trò chuyện với con nhiều về các thói quen và trải nghiệm hàng ngày. Ví dụ: Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể cùng con kể lại những việc vui vẻ đã diễn ra trong ngày. Việc này vừa giúp con rèn luyện trí nhớ, rèn luyện ngôn ngữ, vừa giúp con có những cảm xúc tốt đẹp trước khi có một giấc ngủ ngon.
12
Mỗi ngày, bạn nên cùng con đọc ít nhất 1 cuốn sách hoặc thơ hoặc truyện phù hợp với lứa tuổi.
13
Đó chính là những cách trò chuyện với con hàng ngày, chắc chắn con bạn không chỉ phát triển ngôn ngữ tốt lên mỗi ngày, mà con còn có những trải nghiệm rất vui vẻ khi ở bên cạnh bạn nữa.
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Mộc Tâm Phương
Địa chỉ: 19 Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội Email:
mamibabi.tuvan@gmail.com
Hotline/Zalo/Viber: 0908 303 699 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Phạm Ngọc Thắng (CEO)
Thai giáo được hiểu đơn giản là các hoạt động giúp thai nhi phát triển vượt trội cả về thể chất và trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mamibabi cung cấp các bài tập thai giáo được tối ưu theo từng ngày mang thai, giúp mẹ thai giáo hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Để thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app và làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY, rất đơn giản và tiết kiệm thời gian.
Lợi ích kỳ diệu
Cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu, hạn chế ốm nghén
Giúp mẹ quản lý cảm xúc khi mang thai, tránh gây hại cho bé
Con ra đời khỏe mạnh, dễ nuôi, ít quấy khóc, ốm vặt
Con thông minh hơn, EQ, IQ vượt trội so với bạn đồng trang lứa
Kích hoạt khả năng ngôn ngữ, biết nói sớm, học ngoại ngữ tốt hơn
Tạo sợi dây liên kết giữa bố mẹ và thai nhi
Bắt đầu như thế nào?
Mở app Mamibabi mỗi ngày, làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY
Không cần làm hết, chỉ cần chọn các hoạt động ưa thích