Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Dưới đây là các kỹ năng giao tiếp một em bé 9 tháng tuổi có thể đạt được. Các bé 7 – 8 tháng có thể có một vài trong số các kỹ năng này
2
Bé có thể phản hồi các hành động của mẹ như khi mẹ đưa tay ra và nói “mẹ bế con nào”, bé cũng sẽ đưa tay ra và mỉm cười, hoặc khi mẹ nói “nằm kềnh nào con” và đỡ đầu bé, bé biết nằm xuống.
Khi nghe thấy ai đó gọi tên mình, bé sẽ dừng lại lắng nghe.
4
Khi bé làm một việc gì đó nhưng người khác nói không được, bé sẽ dừng lại do dự, lưỡng lự.
5
Bé có thể bập bẹ những tổ hợp âm như bata, mama, bata, habu…
6
Bé biết tạo ra âm thanh như hét to để thu hút sự chú ý của người khác.
7
Bé cười nhiều hơn. Bé biết thể hiện sự vui vẻ, hào hứng bằng cách cười giòn tan, cười khúc khích hoặc vận động cơ thể, đung đưa tay chân.
8
Khi nhắc đến tên một người thân trong gia đình đang vắng nhà, bé nhìn quanh để tìm kiếm người đó.
9
Khi nghe người lớn gọi tên một đồ vật quen thuộc, bẽ sẽ hướng mắt về phía đồ vật đó. Ví dụ: Nghe “cái cốc”, bé sẽ nhìn lên bàn nơi thường đặt cốc.
10
Bé hiểu được một số từ ngắn và hành động tương ứng. Ví dụ: xin chào và bai bai tương ứng với hành động vẫy tay, đá bóng là dùng chân đá làm bóng lăn, đội mũ là để mũ lên đầu…
11
Bé thích nghe nhạc và đung đưa cơ thể theo nhạc.
12
Bé khám phá mọi thứ bằng nhiều cách như ngắm nhìn, lắc, ném, đập, gặm, nhai…
13
Khi chăm chú chơi một món đồ chơi nào đó, bé sẽ không để ý tới những việc xảy ra xung quanh như tiếng mẹ gọi.
14
Khi thấy người lớn nói chuyện với nhau, bé có thể “theo dõi” cuộc nói chuyện bằng cách nhìn người A nói, rồi quay sang nhìn người B nói, rồi lại quay lại nhìn người A nói…
15
Bé đặc biệt hứng thú với mọi loại âm thanh, dù là âm thanh quen hay lạ, do bé hay do người khác tạo ra, bé đều sẽ chăm chú lắng nghe. Đôi khi, đang chơi một món đồ, bỗng nghe thấy âm thanh lạ, bé sẽ dừng chơi để lắng nghe.
16
Bé thích liên kết giữa đồ vật trong sách và đồ vật ngoài đời thực. Ví dụ: Khi mẹ cho bé xem sách có hình cái mũ, bé có thể liên kết với cái mũ thật sự của mình. Đây là cơ hội lý tưởng để mẹ nói với bé từ “cái mũ”.
17
Bé biết đòi đồ vật hoặc nhờ người khác lấy đồ vật giúp mình bằng cách hét hoặc gọi để thu hút sự chú ý, rồi nhìn chăm chú hoặc chỉ vào đồ vật và nói ơ ơ, u u… để người lớn đưa cho mình.
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Mộc Tâm Phương
Địa chỉ: 19 Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội Email:
mamibabi.tuvan@gmail.com
Hotline/Zalo/Viber: 0908 303 699 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Phạm Ngọc Thắng (CEO)
Thai giáo được hiểu đơn giản là các hoạt động giúp thai nhi phát triển vượt trội cả về thể chất và trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mamibabi cung cấp các bài tập thai giáo được tối ưu theo từng ngày mang thai, giúp mẹ thai giáo hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Để thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app và làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY, rất đơn giản và tiết kiệm thời gian.
Lợi ích kỳ diệu
Cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu, hạn chế ốm nghén
Giúp mẹ quản lý cảm xúc khi mang thai, tránh gây hại cho bé
Con ra đời khỏe mạnh, dễ nuôi, ít quấy khóc, ốm vặt
Con thông minh hơn, EQ, IQ vượt trội so với bạn đồng trang lứa
Kích hoạt khả năng ngôn ngữ, biết nói sớm, học ngoại ngữ tốt hơn
Tạo sợi dây liên kết giữa bố mẹ và thai nhi
Bắt đầu như thế nào?
Mở app Mamibabi mỗi ngày, làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY
Không cần làm hết, chỉ cần chọn các hoạt động ưa thích