Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Sau đây là những khả năng bé 18 tháng tuổi có thể đạt trước. Trong giai đoạn trước đó, bé có thể đạt được 1 vài trong số các khả năng này
Bé hiểu được nhiều yêu cầu từ người lớn như con đưa gấu bông cho mẹ nào, con ngồi lên ghế nhé…
2
Bé hiểu được một số từ mô tả vị trí như ở trên, ở dưới, bên trong, bên ngoài
Khi xem ảnh chụp các đồ vật quen thuộc, bé chăm chú xem và nhận ra các vật này
4
Bé biết kiếm tìm các đồ vật mình không nhìn thấy. Ví dụ: tìm khăn tay ở trong tủ, tìm đôi giày trong hộp…
5
Bé biết chơi nhiều loại đồ chơi mang tính tượng trưng. Ví dụ: khi chơi đồ chơi nấu ăn, bé biết xúc thìa đưa lên miệng ăn, hoặc cho thức ăn vào nồi để nấu, khi chơi đồ chơi bác sĩ, bé biết lấy kim tiêm tiêm cho búp bê…
6
Bé nhận biết được nhiều bộ phận trên cơ thể mình như tay, chân, đầu, mắt, mũi…
7
Bé nhận biết được nhiều đồ vật quen thuộc như bát đĩa, cốc chén, giày dép, mũ…
8
Bé biết nói nhiều từ đơn hơn, đặc biệt khi bé nói có ngữ điệu trầm bổng và âm lượng to nhỏ khác nhau, bé cũng biết kết hợp nét mặt và ngôn ngữ cơ thể khi nói.
9
Bé có thể hiểu được các câu ngắn chứa 2 danh từ như “cái mũ của con ở trong giỏ”, tức là có từ “mũ” và từ “giỏ”, hoặc “con nhặt cái kính và cái khăn lên đi”, bé sẽ nhặt được cả 2 món đồ.
10
Một điều rất thú vị ở giai đoạn này, đó là bé biết làm ngơ người lớn. Ví dụ khi bé đang mải chơi một món đồ nào đó, bạn gọi tên bé, bé có nghe thấy, bé quay ra nhìn bạn, nhưng sau đó sẽ quay lại chơi đồ chơi và không quan tâm đến bạn. Hoặc khi bạn bảo bé “con đưa cái cốc cho mẹ nào”, nếu thích, bé sẽ đưa, nếu không thích, bé sẽ bơ bạn luôn như không nghe thấy gì. Bạn đừng buồn hay nổi nóng với bé nhé bởi đó là một phần tự nhiên trong tiến trình phát triển của bé. Bé sẽ chỉ làm một việc gì đó nếu cảm thấy hứng thú.
11
Bé biết mình nên làm gì vào khi nào. Ví dụ: Khi thấy bạn bê đồ ăn ra bàn, bé biết đã đến giờ ăn, bé sẽ tự lấy yếm ăn hoặc làm động tác kéo ghế ăn dặm ra, hoặc khi bạn nói mình đi siêu thị nào, bé sẽ tự lấy dép và lấy mũ ra để đi cùng mẹ.
12
Bé phân biệt rõ người thân và người lạ. Một số bé sẽ cởi mở với người lạ. Nhưng nhiều bé khác sẽ trở nên e dè, nhút nhát thậm chí sợ hãi. Đây là điều rất bình thường, bạn không nên ép bé phải làm quen với người lạ mà hãy cho bé thời gian. Khi ở nhà với bạn, bé có thể nói nhiều, nhưng khi gặp người lạ, bé có thể không nói gì cả.
13
Khi bé không biết gọi tên một đồ vật, bé có thể dùng những từ gần giống. Ví dụ: khi thấy một sợi miến, bé có thể nói đó là sợi dây, đơn giản vì bé chỉ biết từ dây chứ chưa biết từ miến, hoặc khi thấy bể bơi, bé sẽ gọi đó là bể cá, bởi bể cá là thứ quen thuộc với bé ở nhà, nhưng bé chưa nhìn thấy bể bơi bao giờ. Bé sẽ thấy bể cả và bể bơi có một điểm chung là nhiều nước, vì vậy bé sẽ gọi bể bơi là bể cá. Điều này cho thấy khả năng ghi nhớ và liên tưởng của bé rất tốt. Tuy vậy, vốn từ của bé chưa đa dạng, bạn hãy tận dụng những cơ hội này để trò chuyện với bé nhiều hơn. Cụ thể, bạn có thể chỉ tay vào bể bơi và nói “bể bơi đấy con ạ”, như vậy, bé sẽ biết thêm một từ mới. Bé có thể chưa nhớ được ngay, nhưng nếu gặp từ đó nhiều lần, bé sẽ dần nhớ.
14
Bé có thể dùng 1 từ để diễn đạt nhiều ý khác nhau. Đôi khi, bạn phải quan sát thái độ và cử chỉ của bé để đoán được ý bé là gì. Ví dụ: khi bé chỉ vào một con chó và nói “con chó”, điều đó có thể là con thích con chó, nhưng cũng có thể là con sợ con chó, hoặc đơn giản bé muốn nói với bạn “đó là con chó”
15
Bé có thể đối thoại cùng bạn, tức là nói chuyện xen kẽ. Ví dụ: khi bé nói con vịt, bạn thể nói vịt đi bơi nào, rồi bé lại nói cạc cạc, và bạn nói à đúng rồi vịt kêu cạc cạc…
16
Khả năng nhận biết hình ảnh của bé sẽ ngày càng phát triển. Ví dụ: Nếu nhà bạn nuôi một con mèo, bé sẽ học được từ con mèo. Trước đây, bé sẽ chỉ biết con mèo nhà mình thôi, khi thấy những con mèo khác, bé sẽ không biết đó là con mèo. Nhưng ở giai đoạn này, khả năng nhận biết và khái quát của bé đã tốt hơn rất nhiều. Khi thấy con mèo ở nhà mình, nhà hàng xóm, trong công viên, mặc dù mỗi con mèo có một màu lông và vẻ ngoài khác nhau nhưng bé vẫn sẽ nhận ra đó là con mèo nhờ những đặc điểm tiêu biểu. Đây là một bước phát triển vượt bậc trong nhận thức về hình ảnh của bé.
17
Khả năng lắng nghe của bé ở giai đoạn này cũng trở nên có chọn lọc hơn. Giữa nhiều âm thanh khác nhau, bé sẽ chọn ra âm thanh mình thích và tập trung chú ý vào âm thanh đó. Bé cũng ít bị phân tâm hơn.
18
Bé hứng thú với việc lắng nghe người khác nói. Khi người lớn nói với bé một câu dài, bé có xu hướng nhắc lại từ cuối của câu. Ví dụ: khi bạn nói vịt kêu cạc cạc, bé sẽ nhắc lại cạc cạc.
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Mộc Tâm Phương
Địa chỉ: 19 Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội Email:
mamibabi.tuvan@gmail.com
Hotline/Zalo/Viber: 0908 303 699 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Phạm Ngọc Thắng (CEO)
Thai giáo được hiểu đơn giản là các hoạt động giúp thai nhi phát triển vượt trội cả về thể chất và trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mamibabi cung cấp các bài tập thai giáo được tối ưu theo từng ngày mang thai, giúp mẹ thai giáo hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Để thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app và làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY, rất đơn giản và tiết kiệm thời gian.
Lợi ích kỳ diệu
Cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu, hạn chế ốm nghén
Giúp mẹ quản lý cảm xúc khi mang thai, tránh gây hại cho bé
Con ra đời khỏe mạnh, dễ nuôi, ít quấy khóc, ốm vặt
Con thông minh hơn, EQ, IQ vượt trội so với bạn đồng trang lứa
Kích hoạt khả năng ngôn ngữ, biết nói sớm, học ngoại ngữ tốt hơn
Tạo sợi dây liên kết giữa bố mẹ và thai nhi
Bắt đầu như thế nào?
Mở app Mamibabi mỗi ngày, làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY
Không cần làm hết, chỉ cần chọn các hoạt động ưa thích