Khi dạy bé tập nói ở giai đoạn 18 - 24 tháng, có những việc gì bạn cần tránh?
Độ tuổi thích hợp
18 - 24 tháng
Dụng cụ / Chuẩn bị
Không yêu cầu
Phương pháp / Các bước thực hiện
MẸO
Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Việc đầu tiên là tránh làm bé cảm thấy tự ti. Bạn không nên trách móc hay chê bai bé khi bé không nói được hoặc nói sai một điều gì đó, đặc biệt là ở trước mặt người khác hay ở nơi đông người. Việc bé nói sai, nói không được là điều rất bình thường. Vì thế nên chúng ta mới cần dạy bé tập nói phải không ạ? Bé mới có 2 tuổi thôi, sự phát triển ngôn ngữ vẫn ở giai đoạn đầu và bé cần thêm nhiều thời gian để hoàn thiện. Việc chúng ta cần làm là kiên nhẫn và đồng hành cùng bé, hỗ trợ bé mỗi ngày, không làm bé xấu hổ hay tự ti.
2
Việc thứ 2 bạn nên tránh đó là việc bắt bé nói một từ nào đó theo ý bạn, hoặc ép bé bắt chước bạn. Ví dụ: đây là cái ô, con nói theo mẹ nào: CÁI Ô . Như vậy là không nên bạn nhé. Tốt nhất bạn hãy nói từ “cái ô” với con nhiều lần một cách tự nhiên nhất, dần dần bé sẽ nhớ được từ này. Ví dụ: Nhà mình có cái ô con này. Con thấy cái ô to không. Ô này để che mưa con ạ. Con đưa cái ô cho bố đi. Cái ô có hình bạn cá này… Có rất nhiều cách để chúng ta nói chuyện với bé về cái ô đúng không ạ. Bạn hãy cứ truyện trò tự nhiên với bé như vậy thôi chứ đừng ép bé phải nói theo mẹ từ cái ô nhé.
Việc tiếp theo chúng ta cần tránh đó là ngó lơ bé. Các bé ở cả giai đoạn trước lẫn giai đoạn này đều rất thích thu hút sự chú ý của người lớn và thích người lớn trò chuyện cùng mình, chơi cùng mình. Vì vậy khi bé giao tiếp với bạn bằng bất cứ hình thức nào, hãy luôn đáp lại bằng lời nói. Ví dụ: Khi bé đưa cho bạn gấu bông, ngay cả khi bé chẳng nói gì cả bạn hãy vẫn cứ phản hồi với bé là “À con tặng mẹ gấu bông à, mẹ cảm ơn con nhé”. Hoặc khi bé nói “Thỏ ướt”, bạn hãy phản hồi “À đúng rồi thỏ bị ướt rồi, để mẹ lau khô thỏ giúp con nhé”. Chỉ cần bạn luôn lắng nghe và phản hồi bé, bé sẽ rất vui vẻ và sẽ còn nói nhiều điều thú vị hơn nữa. Vì vậy đừng bao giờ ngó lơ con nhé.
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Mamibabi là Siêu ứng dụng (Super App) về Thai giáo, Chăm sóc thai kỳ, Nuôi dạy con, Giáo dục sớm & Làm
cha mẹ, EASY, Luyện ngủ, Ăn dặm với thư viện khóa học và kiến thức Nuôi dạy con lên tới 5,000+ hoạt
động, kéo dài từ khi Mang bầu đến khi con 6 tuổi.
Mở app Mamibabi mỗi ngày, làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY
Không cần làm hết, chỉ cần chọn các hoạt động ưa thích
15 - 30 phút/ngày, không cố định thời gian, không cần làm liền một lúc, có thể chia nhỏ từng khung giờ trong ngày
Thai giáo là gì?
Thai giáo được hiểu đơn giản là các hoạt động giúp thai nhi phát triển vượt trội cả về thể chất và
trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mamibabi cung cấp các bài tập thai giáo được tối ưu theo
từng ngày mang thai, giúp mẹ thai giáo hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Để thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app và làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY, rất đơn giản và
tiết kiệm thời gian.
Lợi ích kỳ diệu
Cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu, hạn chế ốm nghén
Giúp mẹ quản lý cảm xúc khi mang thai, tránh gây hại cho bé
Con ra đời khỏe mạnh, dễ nuôi, ít quấy khóc, ốm vặt
Con thông minh hơn, EQ, IQ vượt trội so với bạn đồng trang lứa
Kích hoạt khả năng ngôn ngữ, biết nói sớm, học ngoại ngữ tốt hơn
Mở app Mamibabi mỗi ngày, làm theo mục BÀI GIÁO DỤC SỚM PHÙ HỢP
Bài học đã được tối ưu theo tuổi của bé, mỗi ngày cho bé chơi từ 15 - 20 phút
Không cần làm hết, chỉ cần chọn các hoạt động ưa thích
Giáo dục sớm là gì?
Giáo dục sớm Mamibabi là phương pháp giáo dục áp dụng cho bé dưới 6 tuổi, hiểu đơn giản là các
bài chơi giúp bé phát triển vận động, trí thông minh, cảm xúc, tư duy, ngôn
ngữ, kỷ luật...