Đã hoàn thành

Dạy bé 18 - 24 tháng tập nói qua trò chơi

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Các trò chơi tương tác bố mẹ có thể chơi cùng bé 18 - 24 tháng để dạy bé tập nói.

Độ tuổi thích hợp 18 - 24 tháng
Dụng cụ / Chuẩn bị

Không bắt buộc, vui lòng xem trong bài học Dạy bé 18 - 24 tháng tập nói qua đồ chơi

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Đầu tiên, bé rất thích chơi với nước, hay nói ngắn gọn là nghịch nước. Khi đó bạn có thể nói chuyện với bé những từ đơn giản như chìm, nổi, trôi hoặc là nước đổ ào ào. Bạn có thể sáng tạo nhiều trò chơi với nước cùng bé như cho các quả bóng nổi trên mặt nước, cho đàn vịt bơi trên mặt nước, đổ nước từ chậu nọ sang chậu kia, hoặc cho cá nhựa vào bể nước và câu lên.

2
Trò chơi thứ 2 bạn có thể chơi cùng bé ở giai đoạn này là đất nặn. Bạn có thể cùng bé nặn nhiều đồ vật quen thuộc như nặn quả bóng, con mèo, con vịt…

3
Vẽ cũng là trò chơi bé thích ở giai đoạn này. Bạn nên cho bé dùng các loại bút sáp hoặc bút chì cỡ lớn để bé dễ vẽ hơn. Khi vẽ cho bé bạn nên vừa vẽ vừa nói cho bé biết bạn đang vẽ gì và đó là màu gì. Ví dụ: Mẹ vẽ ông mặt trời màu vàng này.

4
Trò chơi tiếp theo để chơi cùng bé là các trò liên quan tới xe như xếp gạch lên xe rồi lại đổ gạch ra ngoài, hoặc cho các xe đi nối đuôi nhau, hoặc xe chở đồ ăn, xe chở các bạn động vật đi chơi…

5
Các trò chơi liên quan đến ném cũng rất thích hợp với bé ở giai đoạn này. Ví dụ: Bạn và bé ném bóng vào rổ chẳng hạn, và hãy chơi theo lượt, bạn ném rồi đến lượt bé ném.

6
Xâu các hình khối hoặc các hạt tròn vào một sợi dây cũng là trò chơi rất tốt để luyện vận động tinh và sự tập trung cho bé ở giai đoạn này.

7
Tiếp theo là trò chơi ghép hình ở mức độ đơn giản, thường là bức tranh có 4 miếng ghép để bé có thể dễ dàng ghép vào với nhau.

8
Ngoài ra, bé cũng rất thích chơi các trò chơi tháo ra lắp vào như đồ chơi hình khối, lego, xây dựng…

9
Một trò chơi nữa bạn cũng có thể chơi cùng bé đó là các loại đồ chơi gồm nhiều món có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Ví dụ: búp bê Nga có nhiều con lồng vào nhau hoặc các bộ cốc, các bộ hình khối có thể đặt cái nhỏ vào trong cái lớn.

10
Phân loại đồ đạc cũng là trò chơi bé có thể chơi ở giai đoạn này. Như bé Heo nhà mình thì trước 2 tuổi, khi nhìn thấy bố gấp quần áo, bé đã phân biệt được đâu là quần áo của bố, đâu là quần áo của mẹ và đâu là quần áo của bé. Điều này xuất phát từ việc bé quan sát đồ mà mọi người trong nhà hay mặc, từ đó có sự ghi nhớ và có thể phân loại được. Bạn cũng có thể cho bé chơi trò phân loại bằng cách chuẩn bị nhiều hộp hoặc thùng nhựa để bé phân loại. Ví dụ: bỏ các loại bóng vào chiếc thùng này, rồi bỏ các bạn búp bê vào thùng kia.

11
Domino cũng là trò chơi bé có thể chơi ở giai đoạn này. Bên cạnh cách chơi truyền thống là xếp domino thành hàng rồi đẩy cho đổ, bạn có thể cùng bé chơi bằng cách tìm các hình ảnh giống nhau trên các quân domino, hoặc dùng domino ghép thành các hình vuông, hoặc chồng lên thành tháp cao.

12
Tiếp theo là các loại đồ chơi mà khi ấn vào phát ra âm thanh hoặc ấn vào có con vật bật lên. Loại đồ chơi này sẽ giúp bé hiểu về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, tức là hành động của mình sẽ dẫn tới một điều gì đó.

13
Tiếp theo là chơi mô phỏng các hoạt động thường ngày, trong đó phổ biến nhất là trò chơi nấu ăn, chơi các trò chơi bác sĩ hoặc cơ khí đối với bé trai.

14
Và cuối cùng, bé rất thích được nghe bạn đọc sách truyện, đọc thơ và hát cho bé nghe.

15
Khi chơi với bé ở giai đoạn này bạn cần lưu ý:
1 là bé cần có khoảng thời gian chơi 1 mình. Bạn hãy quan sát xem khi nào bé chơi chăm chú, thậm chí vừa chơi vừa nói chuyện 1 mình, không quan tâm tới những thứ xung quanh, không cần bạn chơi cùng, thì khi đó bạn hãy để bé chơi 1 mình nhưng bạn vẫn nên ở gần bé, tốt nhất là trong tầm mắt của bé. Còn khi bé chủ động gọi bạn chơi cùng thì dĩ nhiên, hãy chơi cùng bé.

16
Điều lưu ý thứ 2 là bé rất thích người lớn chỉ cho mình những cách chơi mới dựa trên những món đồ chơi đã cũ. Ví dụ: Thay vì ném bóng như mọi khi thì có thể đá bóng, dùng bóng để ẩn đổ các đồ vật khác như khi chơi bowling, hoặc phân loại các quả bóng cùng màu với nhau vào rổ.

Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Giới thiệu Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học cung cấp cho bố mẹ những phương pháp, hoạt động, trò chơi để giúp bé tập nói theo từng giai đoạn phát triển, phòng ngừa chứng chậm nói ở trẻ.

Khóa học “Dạy bé tập nói, phòng ngừa chậm nói cho trẻ 0 - 6 tuổi” sẽ cung cấp cho cha mẹ:

  • Sự phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn của bé: 0 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 1 – 2 tuổi, 2 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi
  • Cách trò chuyện cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Ví dụ cụ thể những câu bố mẹ nên nói với bé
  • Các trò chơi/ đồ chơi bố mẹ nên chơi cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Các dấu hiệu cho thấy bố mẹ nên đưa bé đi khám.

Lợi ích của khóa học đối với bé:

  • Phòng ngừa chứng chậm nói: Chứng chậm nói khiến bé dễ cáu gắt vì muốn nhưng không nói ra được nhu cầu của mình; khiến bé giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập; khiến việc học tập của bé sau này trở nên khó khăn hơn.
  • Bé không còn chỉ dựa vào tiếng khóc, mà biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình.
  • Bé học được nhiều từ vựng hơn, vốn từ phong phú hơn, biết diễn đạt, mô tả mọi thứ một cách chính xác hơn.
  • Bé biết cách đặt câu hỏi, từ đó có cơ hội khám phá thế giới, tăng khả năng học hỏi.
  • Bé giao tiếp xã hội tốt hơn, đặt nền tảng vững chắc cho việc đi học sau này.
  • Bé dễ dàng làm quen, kết bạn thông qua ngôn ngữ, từ đó hòa nhập với môi trường xung quanh.  
  • Giúp bé cải thiện trí thông minh, óc tưởng tượng, sự sáng tạo và năng lực học tập. Chỉ số thông minh IQ không cố định mà có thể được tạo ra nhờ những kích thích từ môi trường xung quanh, trong đó có ngôn ngữ.

Lợi ích của khóa học đối với cha mẹ:

  • Giúp cha mẹ và con cái có nhiều thời gian bên nhau, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, đó là nền tảng cho các cuộc trò chuyện sau này, đồng thời giúp tình cảm gắn bó hơn.
  • Thông qua giao tiếp, cha mẹ hiểu con mình hơn về nhiều mặt như sở thích, tính cách, năng lực… của con. Từ đó có định hướng giúp con phát triển tốt hơn.
  • Cha mẹ học cách lắng nghe con nhiều hơn.
  • Bằng những lời nói tích cực, cha mẹ truyền tới con cái những năng lượng tốt, sự động viên, khích lệ; giúp con tự tin và hạnh phúc hơn.

Các bài học khác
18 - 24 tháng