Ốm nghén luôn là nỗi ám ảnh của phụ nữ khi mang thai bởi những rủi ro về sức khỏe đem lại. Tuy nhiên, với 8 bí quyết đơn giản dưới đây, mẹ bầu sẽ không sợ thai nghén hành hạ nữa. Cùng theo dõi nhé!
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Những cảm giác thường gặp khi bà bầu bị ốm nghén là đầy hơi, khó chịu, nôn nao trong cơ thể suốt cả ngày dài. Với hiện tượng ốm nghén thông thường, các mẹ bầu có thể yên tâm vì nó không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nó lại gây ra khá nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của người mẹ.
Câu hỏi trên là thắc mắc của phần lớn phụ nữ mới phát hiện có bầu, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu. Vậy, hãy để Mamibabi giải đáp câu hỏi này giúp các mẹ nhé!
Thời điểm ốm nghén thường xuyên xuất hiện nhất là vào khoảng trước khi thai nhi đạt 9 tuần tuổi. Sau khoảng 5 tuần “vật vã”, mệt mỏi với tình trạng này (khoảng sau tuần 14 - tam cá nguyệt thứ hai theo cách gọi dân gian), mẹ bầu có thể thở phào nhẹ nhõm vì đã trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất của thai kỳ. Tùy theo thể trạng, cơ địa và sức khỏe của từng người, các mẹ bầu sẽ có những chênh lệch nhất định trong thời gian khỏi nghén. Đến đây, chắc hẳn, mẹ đã giải đáp được câu hỏi ốm nghén khi nào rồi phải không.
Ngoài câu hỏi trên, nhiều người còn thắc mắc và có nhiều suy đoán xung quanh thời điểm ốm nghén trong ngày. Một số quan niệm dân gian đến nay vẫn được nhiều người bàn luận như bị ốm nghén vào chiều tối sinh con trai liệu có đáng tin? Thực tế, đây vẫn là lời truyền miệng không có cơ sở khoa học. Do vậy, mẹ bầu không nên để tâm nhiều đến nó mà nên tập trung vào việc giữ gìn sức khỏe của bản thân.
Dù tỉ lệ hội chứng này xảy ra chỉ khoảng 3% nhưng các mẹ bầu không nên vì thế mà “coi thường” khả năng hội chứng tìm đến mình. Đây là dạng ốm nghén nặng nhất, có thể khiến phụ nữ bị giảm cân nhiều, đồng thời lượng nước trong cơ thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân của ảnh hưởng này bắt nguồn từ việc mẹ bầu bị nôn nhiều, bao gồm cả nôn mửa, nôn khan,... nên cần có biện pháp ngăn chặn và bù nước kịp thời. Nếu không, thai phụ sẽ dễ bị suy nhược cơ thể do không ăn uống được gì và mất nhiều nước.
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ phải trải qua một sự thay đổi lớn, đó là estrogen và hCG (hormone chorionic gonadotropin) tăng lên. Đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng ốm nghén xảy ra ở các mẹ bầu. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp thyroxine cũng “đóng góp” chút ít vào việc gây ra tình trạng này.
Cụ thể hơn, các mẹ có thể hiểu rõ về việc buồn nôn là do đâu như sau. Khi mang bầu, các cơ trong hệ tiêu hóa bị giãn ra do sự gia tăng của hormone progesterone. Lúc này, thức ăn trong dạ dày bị tác động và dồn lên khu vực thực quản, trực tiếp gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu. Ngoài ra, hormone progesterone cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng táo bón, khó tiêu ở phụ nữ có thai.
Bên cạnh đó, ốm nghén còn xảy ra do một vài nguyên nhân khác như:
Ai là những người dễ bị ốm nghén nhất? Cùng tiếp tục tìm hiểu về ốm nghén xem nó thường xuất hiện ở những đối tượng nào nhé!
Nếu quan sát bà bầu ở những tháng đầu thai kỳ sẽ thấy các dấu hiệu nghén xuất hiện khá thường xuyên, nhất là những lúc ăn uống. Hầu như, mẹ bầu nào bị nghén cũng đều “sợ” mùi thức ăn, đặc biệt là những mùi không mấy dễ chịu từ các loại thực phẩm sống hay mùi riêng biệt từ các món đặc sản địa phương. Không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, những mùi này còn làm bà bầu muốn nôn, thậm chí dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước do nôn mửa nhiều lần.
Bên cạnh đó, việc nhạy cảm với mùi vị còn khiến mẹ bầu chán ăn, mệt mỏi, lâu dần có thể làm sụt cân, suy nhược, thiếu năng lượng. Thực tế, có khá nhiều thai phụ đã phải tạm gác lại các công việc trong 3 tháng đầu để dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, với mong muốn vượt qua những giai đoạn bị “hành” bởi nghén.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà ốm nghén được chia thành hai loại cơ bản dưới đây.
Đây là dạng ốm nghén phổ biến với khoảng 80% phụ nữ mang thai mắc phải. Biểu hiện chung của dạng này là các cơn buồn nôn, ói mửa thường tìm đến mẹ bầu mỗi khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống có nhiều mùi vị.
Tuy vậy, kiểu nghén này không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe người mẹ do mức độ nôn ói không quá nặng, lượng thức ăn nạp vào cơ thể vẫn được giữ lại. Điều này giúp mẹ bầu vẫn có năng lượng để duy trì các hoạt động khác trong ngày, không bị sút cân. Tình trạng thai nghén cũng sớm biến mất sau khi qua 3 tháng đầu.
Kiểu ốm nghén này hiếm khi xảy ra, tỷ lệ bà bầu mắc phải tình trạng này chỉ chiếm khoảng 1-1.5%. Không nhẹ nhàng như ốm nghén thông thường, các vấn đề mà nghén nặng đem lại cho mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày.
Cụ thể, mẹ bầu có thể bị sụt cân do nôn ói quá nhiều, ăn được bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu. Với tần suất buồn nôn, ói mửa dày đặc, bà bầu dần có cảm giác chán ăn, uể oải và mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này thậm chí có thể vẫn tiếp diễn cho tới tận những tháng cuối thai kỳ.
Dù gây ra cảm giác khó chịu và nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu nhưng may mắn là những cơn nôn ói khi ốm nghén không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi.
Tuy vậy, khi nôn quá nhiều, cơ thể thai phụ lại bị mất một lượng nước đáng kể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải. Đồng thời cân nặng của người mẹ cũng bị giảm, ảnh hưởng ít nhiều đến trọng lượng của em bé khi sinh ra. Bên cạnh đó, việc cơ thể bị mất quá nhiều nước có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn tuyến giáp, gan và nước ối.
Khác biệt chủ yếu ở hai kiểu ốm nghén này nằm ở tần suất và mức độ nôn ói. Nếu ốm nghén nhẹ, cơn buồn nôn chỉ tìm đến mẹ bầu khoảng 1 đến 2 lần trong một ngày. Đối với nghén nặng thì khác, cảm giác buồn nôn luôn thường trực trong cơ thể người mẹ khiến nhiều bà bầu stress nặng vì việc này.
Tuy nhiên, việc có tiếp nhận điều trị hay không lại được quyết định bởi ý kiến của người mẹ chứ không phải do tình trạng nặng hay nhẹ. Có những bà bầu nghén nặng nhưng vẫn cảm thấy ổn nên không áp dụng biện pháp điều trị nào. Ngược lại, có những mẹ bầu nghén nhẹ nhưng vẫn cần đến chỉ định điều trị của bác sĩ bởi cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều khi ốm nghén “hành”.
Ốm nghén nặng là tình trạng nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nên cần có biện pháp chẩn đoán để tiến hành điều trị kịp thời. Một số bước chẩn đoán bác sĩ sẽ thực hiện khi nhận thấy bà bầu có những dấu hiệu ban đầu của ốm nghén nặng là:
Tuy không có nghiên cứu cụ thể nào về các điều kiện khởi phát của ốm nghén nặng nhưng mẹ bầu có thể tham khảo một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ốm nghén nặng dưới đây.
Ốm nghén tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Chính vì vậy, các bà bầu nên điều trị ốm nghén càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tình trạng nôn nghén ở các bà bầu sẽ diễn ra thường xuyên nhất. Đây là một trong những hiện tượng rất bình thường khi mang thai nên các mẹ bầu không nên lo lắng, bất an. Thông thường, các triệu chứng này sẽ dần mất đi và được kiểm soát khi mẹ bầu bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đến giai đoạn này mà tình trạng thai nghén không cải thiện, thậm chí trầm trọng hơn thì nên áp dụng các biện pháp giảm ốm nghén dưới đây.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp với cách ăn uống khoa học sẽ giúp giảm thiểu phần nào cảm giác khó chịu trong thời kỳ ốm nghén. Hơn thế, trong thời gian này, cơ thể của mẹ bầu thường xuyên bị thiếu hụt nhiều chất nên cần thay đổi chế độ ăn uống với các thực đơn đảm bảo yếu tố cân bằng dinh dưỡng. Đồng thời, việc điều chỉnh như vậy có thể cải thiện vị giác và làm giảm tình trạng nôn nghén.
Lời khuyên cho các bà bầu dưới đây sẽ giải đáp được thắc mắc thường gặp: ốm nghén nên ăn gì. Trước hết, mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày những món ăn thanh đạm và kết hợp các món đa dạng hơn như rau xanh, thịt, cá, trứng, trái cây,..... Mục đích của việc làm này là để dinh dưỡng trong cơ thể được cân bằng và luôn đầy đủ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin C, vitamin K và các khoáng chất khác như cholin, axit folic, canxi, kẽm, sắt,...
Không phải ngẫu nhiên mà các chế độ dinh dưỡng cho bà bầu lại cần có vitamin C và vitamin K. Thực tế, vitamin C giúp tăng cường các kháng thể chống lại các triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén còn vitamin K lại có công dụng giảm cảm giác khó chịu cho bà bầu, đồng thời phòng chống hội chứng tiền sản giật trong suốt thai kỳ.
Một lưu ý nữa mà bà bầu cần nhớ khi điều chỉnh chế độ ăn uống là tuyệt đối không sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm nào có chứa chất kích thích độc hại hoặc chất bảo quản, tạp chất không tốt cho sức khỏe. Để tránh việc nôn nghén trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần tránh xa các loại thực phẩm đóng hộp, các đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, thành phần.
Gừng không chỉ là loại gia vị dùng trong nấu ăn thường ngày mà còn là một vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Củ gừng đặc biệt tốt cho những mẹ bầu đang gặp phải những triệu chứng khó chịu của thai nghén. Với tính nóng, gừng giúp làm ấm bụng, hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa, từ đó kiểm soát tình trạng nôn nghén hiệu quả. Mẹ bầu có thể sử dụng trực tiếp gừng tươi, uống trà gừng, pha nước chanh gừng,... hoặc chế biến các món ăn với gừng như thịt gà rang gừng, thịt bò xào gừng và rau củ, chè nếp gừng,...
Trong quả chanh có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào cùng một số khoáng chất khác giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể, bù lại lượng nước mà cơ thể mẹ bị mất đi khi ốm nghén. Sau khi dùng chanh hoặc nước chanh, cảm giác buồn nôn sẽ dần ổn định hơn. Hơn thế, dạ dày được co bóp và hoạt động nhịp nhàng sẽ giúp cho tình trạng nôn nghén được cải thiện đáng kể. Để tăng cường kháng thể, xua tan đi mệt mỏi và cảm giác khó chịu trong thời kỳ thai nghén, mẹ bầu hãy uống 1 ly nước chanh mỗi ngày nhé!
Khi bụng đói, chức năng co bóp của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Cảm giác cồn cào và buồn nôn càng tăng lên khiến cho tình trạng ốm nghén ở bà bầu càng diễn biến nặng hơn. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý nên chuẩn bị nhiều đồ ăn vặt lành mạnh như các loại hạt, ngũ cốc, trái cây, gạo lứt,.... để ăn thêm vào các bữa phụ, nhằm đảm bảo bụng luôn ổn, không bị đói.
Khi đang trong thời kỳ thai nghén, mẹ bầu nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn chiên, rán chứa nhiều dầu mỡ bởi một phần chất dinh dưỡng trong món ăn đã bị chuyển hóa thành chất béo, cholesterol có hại tới sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, những món ăn này còn làm tăng cảm giác buồn nôn và khó chịu cho mẹ bầu. Vậy nên, nếu muốn cải thiện tình trạng ốm nghén, các bà bầu nên lựa chọn cách chế biến đồ ăn thanh đạm hơn như làm các món hấp, nấu canh hay luộc.
Các bà bầu có thể ăn thêm một bữa phụ vào thời gian trước khi nghỉ ngơi để hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, dạ dày vẫn tiến hành hoạt động co bóp như bình thường nên các mẹ bầu cần bổ sung thêm một lượng calo nhất định để dạ dày có thể thực hiện được quá trình chuyển hóa bình thường. Do đó, trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể uống 1 cốc sữa nóng hoặc ăn vài miếng bánh quy để giúp dạ dày khỏe mạnh hơn, từ đó giảm được cảm giác cồn cào, buồn nôn khi thai nghén.
Sức khỏe tinh thần xấu đi cũng là một trong những yếu tố khiến cho tình trạng nôn nghén nặng thêm. Việc giữ cho tinh thần ở trạng thái cân bằng, không lo âu, phiền muộn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả hơn. Mẹ bầu cần lưu ý giữ trạng thái tâm lý ổn định trong thời gian mang thai, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cảm giác mệt mỏi khi ốm nghén biến mất, sức khỏe thai nhi được đảm bảo.
Bên cạnh việc bổ sung cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mẹ bầu cần kết hợp các bài tập thể dục phù hợp nếu muốn cải thiện các triệu chứng của ốm nghén. Tập luyện yoga, đi bộ nhẹ nhàng, ngồi thiền,... đều là những phương pháp luyện tập hợp lý mà mẹ bầu có thể lựa chọn. Việc thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm triệu chứng ốm nghén mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho bà bầu và thai nhi, là tiền đề cho quá trình “vượt cạn” dễ dàng sau này.
Bất kỳ chuyên gia thai sản nào cũng đều khuyên mẹ bầu nên ưu tiên các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà như trên nhưng hiệu quả ra sao lại tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Khi nhận thấy tình trạng ốm nghén không có tiến triển, mẹ bầu nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được chỉ định điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc thường được dùng để hỗ trợ điều trị tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu là:
Sau khi sử dụng các loại thuốc trên mà triệu chứng ốm nghén vẫn không được kiểm soát, thậm chí diễn biến nghiêm trọng hơn thì mẹ bầu cần suy xét đến việc nhập viện để được theo dõi và điều trị hàng ngày. Dựa vào tình hình sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định các biện pháp điều trị phù hợp như truyền dịch để bổ sung nước. Trong trường hợp xấu nhất có thể phải cần đến phương pháp dùng ống để truyền dinh dưỡng vào cơ thể.
Ốm nghén sẽ không còn là nỗi lo ngại đối với các mẹ bầu nữa nếu biết cách ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Hy vọng, những chia sẻ của Mamibabi trên đây sẽ giúp mẹ bầu vượt qua những tháng ngày ốm nghén dễ dàng hơn.
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv