Bà bầu bị sốt có nguy hiểm cho thai nhi không? Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

4.9/5 (215 đánh giá)

Sốt là biểu hiện sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ yếu đi khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, mẹ dễ bị sốt hơn. Bà bầu bị sốt phần nào đó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi tùy thuộc vào tình trạng sốt. 

Bà bầu bị sốt có nguy hiểm cho thai nhi không? Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

Nguyên nhân gây sốt ở bà bầu

Bà bầu bị sốt có nguy hiểm cho thai nhi không? Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu
Hệ miễn dịch yếu là một trong những nguyên nhân gây sốt khi mang thai

Sốt là triệu chứng bình thường của cơ thể khi viêm nhiễm hay bị virus tấn công. Bà bầu bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến thường thấy như:

  • Thay đổi nội tiết bên trong cơ thể, hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng suy giảm trong thời gian mang thai
  • Ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường mà mẹ chưa kịp thích nghi
  • Mẹ bầu có tiền sử các bệnh đường hô hấp như xoang, viêm mũi…
  • Sốt khi mang thai còn có thể do mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột thừa, nhiễm virus đường tiêu hóa, bệnh Listeria, nhiễm khuẩn ối.

Bà bầu bị sốt có nguy hiểm gì đối với thai nhi?

Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ sốt mà ảnh hưởng đến thai nhi cũng nặng nhẹ khác nhau. Theo các chuyên gia, không phải tất cả trường hợp bà bầu bị sốt nào cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bà bầu bị sốt có nguy hiểm cho thai nhi không? Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu
Bà bầu bị sốt có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không?

Nếu mẹ chỉ mới chớm sốt, nhiệt độ cơ thể chỉ cao hơn mức bình thường khoảng 0,5 độ thì chưa đáng lo ngại. Mức độ sốt nhẹ như vậy ít ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng. Nhưng nếu tình trạng sốt kéo dài, mức độ sốt ngày càng tăng thì mẹ cần phải đi thăm khám ngay. Nhiệt độ cơ thể mẹ trên 38 độ sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu mẹ sốt cao kéo dài có thể gây sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn huyết, dị tật thai nhi. Với các trường hợp mẹ bầu sốt trên 39,5 độ còn gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn mẹ dễ gặp triệu chứng sốt nhất. Bởi cơ thể mẹ 3 tháng đang bắt đầu thích nghi với những thay đổi bên trong, virus dễ dàng xâm nhập hơn. Mẹ nên chú ý giữ thân nhiệt duy trì ở mức trung bình. Các hoạt động như tắm bồn nước nóng, xông hơi… dễ khiến thân nhiệt của mẹ tăng lên. Thân nhiệt của bà bầu không ổn định sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Mẹo hạ sốt cho bà bầu an toàn hiệu quả

Bị sốt khi mang thai khiến mẹ không khỏi lo lắng. Dù ở giai đoạn nào của thai kỳ, việc cần làm nhất khi mẹ bị sốt là nhanh chóng tìm cách giảm thân nhiệt. 

Dưới đây là một số mẹo hạ sốt nhanh, hiệu quả dành cho bà bầu. Đây đều là những cách hạ sốt đơn giản, dễ thực hiện để mẹ nhanh chóng lấy lại sức khỏe vốn có.

Nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng

Bà bầu bị sốt có nguy hiểm cho thai nhi không? Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu
Khi bị sốt, bà bầu nên nằm nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng yên tĩnh

Khi bị sốt, việc cần làm lúc này của bà bầu là nghỉ ngơi. Mẹ bầu cần ở trong môi trường thoáng mát, nhiều không khí trong lành. Năng lượng từ thiên nhiên rất hiệu quả trong việc hạ sốt cho bà bầu.Tuy nhiên, mẹ cần chú ý tránh những vị trí gió lùa không tốt cho sức khỏe.

Mặc ít trang phục

Mẹ có biết, quần áo quá nhiều, quá dày cũng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bà bầu bị sốt nên cởi bớt trang phục, hạn chế mặc quần áo bó sát. Mẹ nên chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái, có độ thấm hút tốt để giải phóng bớt nhiệt độ cơ thể.

Lau người thường xuyên

Mẹ dùng khăn mềm, sấp khăn qua nước ấm và lau khắp cơ thể. Việc lau người thường xuyên sẽ làm quá trình tỏa nhiệt qua da dễ dàng hơn, thân nhiệt của mẹ cũng giảm bớt. Mẹ bị sốt khi mang thai nên để ý lau kỹ các vị trí quanh cổ, ngực, nách, bẹn để giảm nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên kiểm tra thân nhiệt thường xuyên cho đến khi nhiệt độ ổn định ở mức dưới 38 độ.

Uống nhiều nước

Khi bị sốt, sức khỏe của mẹ bầu giảm sút đáng kể, kèm theo đó là tình trạng mất nước trong cơ thể. Để nhanh chóng hồi phục, bà bầu bị sốt nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây. Nước giúp điều hòa cơ thể, cải thiện hoạt động của các hoạt động bên trong. Các loại nước hoa quả như nước cam có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm sốt cho mẹ bầu.

Bà bầu bị sốt nên hạn chế thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ

Bà bầu bị sốt có nguy hiểm cho thai nhi không? Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu
Cháo là món ăn rất tốt để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu khi bị sốt

Mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Khi bị sốt, mẹ nên ưu tiên những món ăn có dạng lỏng để dễ tiêu hóa. Mẹ nên chọn những đồ ăn có chứa nhiều dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. Bà bầu nên tránh những ăn đồ ăn nhanh, thức ăn có nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm rất tốt cho sức khỏe. Đối với mẹ bầu khi bị sốt, việc thả mình vào bồn tắm nước ấm sẽ khiến mẹ dễ chịu hơn. Điều này không những giúp mẹ thư giãn mà còn có công dụng hạ sốt nhanh.

Dùng lòng trắng trứng để hạ sốt

Lòng trắng trứng có tác dụng hấp thu nhiệt lượng cơ thể rất hiệu quả. Bà bầu bị sốt chỉ cần tách lấy riêng lòng trắng trứng. Tiếp theo, mẹ lấy 1 chiếc khăn mềm mỏng rồi ngâm vào phần lòng trắng trứng vừa tách. Mẹ lấy khăn ra và đắp lên lòng bàn chân của mình. Khi thấy khăn khô, mẹ thay khăn mới cho đến khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống. Khăn khô lúc này chính là biểu hiện của việc hấp thụ nhiệt, hạ sốt nhanh chóng.

Nên dùng thuốc hạ sốt nào an toàn?

Trong danh mục các thuốc hạ sốt có thể dùng hiện nay, có ba loại rất thường gặp trên thực tế là paracetamol, aspirin và ibuprofen. Không một thuốc nào có ưu điểm tuyệt đối, cũng không một thuốc nào có tai hại toàn bộ. Xét trên khía cạnh ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, mỗi thuốc có một số mặt được và một số mặt mất như sau.

Với paracetamol, mặt được có khá nhiều ưu điểm. Chúng là thuốc tương đối an toàn: không gây dị tật thai nhi, không gây sẩy thai trong 3 tháng đầu, không dẫn tới đẻ non trong 3 tháng cuối. Paracetamol lại tương đối dễ dùng, ít tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em sau khi sinh. Paracetamol được bào chế đa dạng, phù hợp với nhiều đặc điểm riêng của các bà mẹ: dạng gói, dạng viên, dạng siro, dạng cốm, dạng viên nén, dạng viên sủi bọt... Tuy nhiên, thuốc có tác dụng trên gan rất đáng dè chừng. Đây là hợp chất hóa học gây viêm gan điển hình và viêm gan nặng nếu dùng không đúng cách. Do đó, trong quá trình dùng phải lưu ý tác dụng phụ này của thuốc.

Với aspirin, thuốc hạ sốt tốt, tác dụng nhanh, có công hiệu giảm đau hữu hiệu (mạnh hơn paracetamol, vốn rất thích với bà mẹ mang thai), có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu ngừa những biến cố đông máu trong một số trường hợp cụ thể. Thuốc thường được bào chế dạng viên nén rất dễ dùng. Có một số người, phản ứng hạ sốt rất nhạy với aspirin. Tuy vậy, thuốc lại có khá nhiều nhược điểm như có thể gây sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên (nguy cơ là rất lớn, lên tới 80%). Thuốc không gây ra dị tật thai nhi nhưng lại có thể gây ra chứng đóng sớm ống động mạch ở trẻ em ngay từ thời điểm trước khi sinh. Những sự cố này của aspirin là không thể chấp nhận được với bà mẹ mang thai. Bên cạnh đó, thuốc có thể gây viêm loét dạ dày - tá tràng nên không thích hợp cho bà mẹ có tiền sử viêm loét trước đó.

Với ibuprofen, có thể nói rằng nhiều bà mẹ ưa dùng vì thuốc có khả năng hạ sốt tương đối tốt (mặc dù có phần kém paracetamol), lại có thêm tác dụng giảm đau rất tốt (vượt hẳn paracetamol) (vì nhiều trường hợp bà mẹ mang thai có triệu chứng sốt kèm với đau (ví dụ như đau đầu trong sốt cảm cúm chẳng hạn). Song cần dùng thuốc này rất thận trọng. Ibuprofen được cảnh báo mức độ nguy hiểm D với thai kỳ, mức độ gần cao nhất. Người ta thấy ibuprofen có liên quan mật thiết tới biến chứng sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên (liên quan tương đối chặt chẽ). Ibuprofen cũng được chỉ ra làm tăng nguy cơ gây ra đóng sớm ống động mạch ở bào thai, một biến cố rất không có lợi. Vì thế, hơn bất cứ thuốc nào, ibuprofen rất cần thận trọng khi dùng cho bà mẹ mang thai.

Điểm mặt các thuốc ở trên, có thể so sánh thấy giữa mặt được và mặt mất của thuốc, chúng ta có thể thấy, paracetamol tuy không có nhiều ưu điểm dược học như hai loại thuốc còn lại, song chúng là thuốc an toàn nhất. Xét trên quan điểm hạ sốt, kiểm soát sốt cho bà mẹ mang thai chỉ nên dùng paracetamol như thuốc đầu tay. Liều khuyên dùng là 1 viên 500mg cho một lần sốt từ 38,50C trở lên. Lặp lại liều này với các cơn sốt tiếp theo sau từ 4-6 giờ giờ đồng hồ. Một ngày dùng không quá 6 viên.

Với các trường hợp bà bầu bị sốt cao đi kèm với các triệu chứng bất thường thì mẹ nên nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa. Sốt lâu kéo dài có thể dẫn đến những nguy hiểm đến sức khỏe của cả hai mẹ con. 

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG