Bà bầu bị tiêu chảy: mẹo chữa tiêu chảy an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu

5/5 (109 đánh giá)

Một trong số những tình trạng hay gặp trong thai kỳ là bà bầu bị tiêu chảy. Việc bị tiêu chảy khi mang thai khiến mẹ không khỏi lo lắng về ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của em bé trong bụng. Mẹ bầu sẽ phải làm gì khi bị tiêu chảy? Những mẹo trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết cách chữa trị hiệu quả khi gặp phải chứng bệnh này. 

Bà bầu bị tiêu chảy: mẹo chữa tiêu chảy an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu

Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai

Bà bầu bị tiêu chảy: mẹo chữa tiêu chảy an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu
Tiêu chảy khi mang thai

Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở mẹ bầu là do việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Vào giai đoạn thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm dễ khiến vi khuẩn từ thức ăn tấn công vào cơ thể. Các nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy cụ thể có thể kể đến như:

  • Do nhiễm khuẩn: một số loại vi khuẩn xấu có trong thức ăn khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ ăn để lâu, không sạch sẽ, uống nước bị ô nhiễm cũng làm cho mẹ dễ bị tiêu chảy.
  • Do virus: các chủng virus điển hình như Rotavirus hay Cyptomegalovirus khiến hệ tiêu hóa rối loạn, gây tiêu chảy cho mẹ bầu.
  • Do ký sinh trùng: Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica là loại ký sinh trùng phổ biến gây tiêu chảy ở mẹ mang thai. Qua nghiên cứu của nhà khoa học, các loại ký sinh trùng này tấn công vào cơ thể qua nước và thực phẩm.
  • Do thay đổi nội tiết: khi mang thai, cơ thể của mẹ trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn. Có những đồ ăn trước đó mẹ vẫn sử dụng bình thường. Tuy nhiên, vào giai đoạn mang thai chúng lại khiến mẹ bị đau bụng đi ngoài.

Ngoài ra, bà bầu bị tiêu chảy còn xảy ra do hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lactose, bệnh viêm loét đại tràng, bệnh celiac… Uống nhiều nước rất cần thiết trong các giai đoạn mang thai của mẹ. Tuy vậy nếu mẹ uống quá nhiều, dồn dập trong thời gian ngắn làm gia tăng lượng nước trong cơ thể. Đây cũng là 1 nguyên nhân khiến mẹ dễ bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ khi mang thai bị tiêu chảy thường nặng hơn so với người bình thường. Bởi bản thân mẹ lúc này sức đề kháng kém đi, kéo theo mức độ nguy hiểm tăng lên. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà tình trạng bà bầu bị tiêu chảy có thể kéo dài từ 1-10 ngày. Những cơn đau ở ổ bụng kích thích tử cung co bóp, sự an toàn của thai nhi bị đe dọa.

Bà bầu bị tiêu chảy: mẹo chữa tiêu chảy an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu
Bà bầu bị tiêu chảy nguy hiểm thế nào?

Chưa kể đến việc đi ngoài nhiều lần khi bị tiêu chảy khiến mẹ mệt mỏi, kiệt sức. Mẹ luôn cảm thấy chán ăn, thậm chí là sợ đồ ăn vào sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tình trạng chán ăn của mẹ kéo dài tác động xấu khiến thai nhi suy dinh dưỡng, kém phát triển. Nguy hiểm hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến tính mạng của em bé trong bụng.

Mẹo chữa an toàn khi bà bầu bị tiêu chảy từ dân gian

Từ xưa đến nay, các bài thuốc chữa bệnh dân gian rất được ưa chuộng bởi tính đơn giản và hiệu quả của chúng. Riêng đối với mẹ bầu, áp dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên còn khá an toàn. Mẹ sẽ không gặp phải những phản ứng ngược như khi sử dụng thuốc tây. Dưới đây là những bài thuốc an toàn cho bà bầu bị tiêu chảy từ dân gian. Nếu cũng đang gặp phải vấn đề khó chịu này, mẹ hãy thực hiện ngay nhé!

Trà gừng chữa tiêu chảy cho bà bầu

Gừng là gia vị khá quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Trong Đông y, gừng được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, giải độc. Không những vậy, gừng còn có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy. Đối với bà bầu, gừng còn có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, chống cảm cúm.

Bà bầu bị tiêu chảy: mẹo chữa tiêu chảy an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu
Trà gừng chữa tiêu chảy cho bà bầu

Mẹ chuẩn bị 100gr gừng tươi và 5gr lá chè khô. Nếu không có gừng tươi, mẹ có thể thay thế bằng 30gr gừng khô. Sau khi rửa sạch, mẹ đun gừng và chè khô với khoảng 1 lít nước. Mẹ canh thời gian sao cho nước trong nồi còn khoảng 2/3 thì thêm 15gr dấm gạo vào. Mẹ chia đều lượng trà ra uống mỗi ngày 3 lần. Mẹ nên uống khi trà còn ấm là tốt nhất. Sau 1-2 liều, tình trạng táo bón của mẹ sẽ được cải thiện đáng kể.

Nước gạo rang cho bà bầu bị tiêu chảy

Được ví như “hạt ngọc trời cho”, gạo lứt có nhiều công dụng tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Uống nước gạo rang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể, làm sạch máu. Ngoài ra, nước gạo rang còn giúp người bệnh không bị mất nước khi đi ngoài nhiều. Mẹo chữa tiêu chảy bằng nước gạo rang khá đơn giản và an toàn cho bà bầu.

Bà bầu bị tiêu chảy: mẹo chữa tiêu chảy an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu
Nước Gạo Rang Trị Tiêu Chảy Cho Bà Bầu

Mẹ lấy khoảng 100gr gạo lứt rồi ho lên chảo rang đều. Mẹ đảo đều tay cho đến khi hạt gạo chuyển vàng thì cho 2 lít nước vào đun sôi. Mẹ nên chú ý để lửa nhỏ để hạt gạo chín mềm mà không bị nát. Sau khi nước sôi thì tắt bếp, mẹ chắt lấy phần nước gạo để uống hàng ngày.

Chữa tiêu chảy bằng lá ổi, búp ổi

Theo Đông y, lá ổi có tính đắng, vị ấm. Bên cạnh đó, thành phần của búp ổi non có tác dụng giảm đau, kích thích cơ trơn ruột. Chính vì thế mà búp ổi là bài thuốc cho bà bầu bị tiêu chảy khá thông dụng.

Bà bầu bị tiêu chảy: mẹo chữa tiêu chảy an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu
Búp ổi trị tiêu chảy cho bà bầu rất tốt

Mẹ chuẩn bị 20gr búp ổi hoặc lá ổi non, 10gr gừng tươi và 10gr vỏ quýt khô. Tiếp theo, mẹ đổ hỗn hợp trên vào bình, sắc cùng với 2 lít nước. Khi nước sôi, mẹ vặn nhỏ bếp và đun cho đến khi nước còn khoảng 500ml. Với lượng nước thuốc còn lại, mẹ chia đều làm 2 phần để uống trong ngày.

Vỏ cam trị tiêu chảy cho bà bầu

Vỏ cam tưởng chừng như vô dụng nhưng lại là bí kíp chữa tiêu chảy hiệu quả không ngờ. Thay vì vứt vỏ đi sau khi ăn cam, mẹ hãy giữ lại 1 ít vỏ cam. Tùy vào sở thích mà mẹ có thể sắt nhỏ hoặc để nguyên miếng vỏ cam to. Mẹ cho vỏ cam vào 1 cốc nước nóng, hãm như hãm trà trong khoảng vài phút. Trà vỏ cam không những giúp mẹ thoát khỏi tình cảnh “tào tháo đuổi” mà còn giúp thư giãn, phục hồi sức khỏe.

Hồng xiêm xanh chữa tiêu chảy cho bà bầu

Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát, tác dụng sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng, điều trị rối loạn tiêu hóa. Trong thành phần của hồng xiêm chứa rất nhiều Tanin. Tanin là hoạt chất rất tốt trong việc chữa bệnh tiêu chảy. Đối với bà bầu bị tiêu chảy, hồng xiêm không những làm giảm các triệu chứng của bệnh mà còn cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

Bà bầu bị tiêu chảy: mẹo chữa tiêu chảy an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu
Hồng xiêm chữa tiêu chảy rất tốt

Hồng xiêm canh mẹ rửa sạch, cắt thành nhiều lát mỏng. Để bảo quản được lâu, mẹ mang hồng xiêm phơi khô rồi sao vàng. Mỗi lần sử dụng mẹ lấy khoảng 10 lát, sắc với nước nóng, uống 2 lần/ ngày.

Trên đây là những mẹo “nhỏ nhưng có võ” dành cho bà bầu bị tiêu chảy. Để phòng tránh tiêu chảy, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Ăn chín uống sôi, chỉ ăn những thực phẩm sạch rõ nguồn gốc, hạn chế các loại đồ ăn tanh như ốc, cua, tôm… là điều mẹ cần chú ý. Thay vì các loại nước có ga, mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả tươi.

Bà bầu bị tiêu chảy kéo dài, kèm theo những biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn thì cần phải đi khám ngay. Bác sỹ sẽ đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG