Trĩ là tình trạng bệnh khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt là khi mẹ đang ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh trĩ khiến bà bầu luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe. Bà bầu bị bệnh trĩ phải làm sao? là thắc mắc của rất nhiều sản phụ. Nếu bạn cũng đang có chung băn khoăn như vậy thì hãy tham khảo ngay những cách chữa trĩ hiệu quả dưới đây nhé!
Theo thống kê, có tới hơn 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ. Tình trạng đau rát, ngứa ngáy, chảy máu khi đại tiện thường xảy ra ở 3 tháng cuối. Thậm chí bệnh còn có thể phát triển khi mẹ chuyển dạ và sau khi sinh em bé. Có rất nhiều nguyên nhân gây trĩ ở bà bầu, trong đó có các nguyên nhân chính như:
Bà bầu bị bệnh trĩ cũng có những biểu hiện như người thường. Những dấu hiệu điển hình có thể kể đến như:
Bệnh trĩ là bệnh dễ chữa và không quá nguy hiểm đối với mẹ bầu. Nhưng nếu không được điều trị sớm, mẹ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Trước tiên, trĩ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi phân không được thải ra ngoài, nguy cơ chất độc nhiễm ngược lại vào cơ thể là rất cao. Với những bà bầu bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, các búi trĩ phát triển mạnh gây tắc nghẽn, bội nhiễm búi trĩ. Khi dưỡng chất không được cung cấp đầy đủ, mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu. Nguy hiểm hơn, mẹ còn đối mặt với nguy cơ bị ung thư trực tràng.
Những biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh trĩ. Bệnh càng được phát hiện, điều trị sớm thì sức khỏe của mẹ và bé càng được đảm bảo:
Uống nhiều nước
Mẹ bầu nên uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày. Vào buổi sáng, ngay khi thức dậy mẹ nên uống 1 cốc nước ấm. Nước ấm sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng thêm các loại nước hoa quả tươi, nước rau tươi. Mẹ nên chú ý chia đều thời gian mỗi lần uống nước, tránh uống dồn dập một lúc sẽ gây hại cho cơ thể.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, không chỉ với bà bầu bị bệnh trĩ. Lượng chất xơ chiếm phần lớn trong rau xanh có tác dụng nhuận tràng, thải độc cơ thể. Chúng còn kích thích hoạt động của ruột già, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt, ăn nhiều rau vào mỗi bữa ăn còn giúp bà bầu ngăn chặn táo bón hiệu quả.
Vận động thường xuyên
Việc ngồi nhiều, ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng. Điều này khiến tình trạng trĩ ở bà bầu diễn biến nặng hơn. Do đó, mẹ nên tập thể dục thường xuyên hơn để tăng cường sức khỏe.
Tại Mamibabi, mẹ sẽ tìm thấy những bài tập Yoga nhẹ nhàng, phù hợp cho từng giai đoạn thai kỳ. Đây đều là những bài tập được chúng tôi nghiên cứu và chắt lọc kỹ lưỡng. Mẹ sẽ không phải mất thời gian đi đến trung tâm để tập hay hoang mang khi tìm kiếm trên mạng bài tập thích hợp. Vận động hàng ngày cùng Mamibabi giúp mẹ khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.
Bà bầu bị bệnh trĩ nên ăn nhiều sữa chua
Vi khuẩn probiotic có trong sữa chua rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa. Bà bầu bị bệnh trĩ nên ăn từ 1-2 cốc sữa chua để cải thiện tình trạng trĩ. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua còn giúp mẹ ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Chia nhỏ các bữa ăn
Việc nạp quá nhiều thức ăn trong 1 bữa ăn khiến áp lực lên dạ dày lớn hơn, hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn khiến tình trạng trĩ nặng hơn. Vì vậy mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn dồn dập quá nhiều 1 lúc. Khi áp lực của hệ tiêu hóa giảm bớt, quá trình hoạt động của nó cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khi chia nhỏ các bữa ăn mẹ cũng sẽ hạn chế được tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
Ngâm mình trong nước ấm
Nước ấm có công dụng rất tốt trong việc giảm đau rát, sưng tấy ở vùng hậu môn. Mẹ có thể ngâm mình trong bồn nước ấm tối thiểu 15 phút mỗi ngày. Bà bầu bị bệnh trĩ nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần để có được hiệu quả cao nhất. Sau khi ngâm, mẹ nên chú ý lau người thật khô bằng khăn mềm. Tuyệt đối mẹ không được mặc đồ khi vẫn còn nước trên người. Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dẫn đến các cơn đau nặng hơn.
Trên đây là những biện pháp đề điều trị khi bà bầu bị bệnh trĩ. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên tìm đến bác sỹ để được thăm khám kịp thời. Các bác sỹ sẽ biết cần phải làm gì để đảm bảo sức khỏe của cho mẹ và bé các mẹ nhé!