[Cập nhật mới] Gây Tê Ngoài Màng Cứng

4.8/5 (143 đánh giá)

Gây tê ngoài màng cứng hay còn được gọi là phương pháp đẻ không đau, là kỹ thuật gây tê vùng có tác dụng giảm đau một vùng lớn. Đây là phương pháp đang được sử dụng rất phổ biến trong quá trình sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên, để hiểu thật kỹ về phương pháp này, hãy cùng Mamibabi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

[Cập nhật mới] Gây Tê Ngoài Màng Cứng

Gây Tê Ngoài Màng Cứng Là Gì?

Gây Tê Ngoài Màng Cứng là kỹ thuật gây tê vùng, được thực hiện bằng cách đưa thuốc tê vào bên trong xoang ngoài tủy hay còn gọi là ngoài màng cứng. Nhằm ức chế dẫn truyền thần kinh ở một vùng nhất định trên cơ thể do các rễ thần kinh chi phối. Hay nói một cách đơn giản hơn, nó có tác dụng gây tê từ đốt sống L4-5 trở xuống, giúp giảm các cơn đau của người mẹ trong quá trình chuyển dạ. Có thể áp dụng trong cả trường hợp sinh thường hay sinh mổ.

Đây là một trong những kỹ thuật có hiệu quả nhất, có tính ứng dụng cao vì cho phép thực hiện ở hầu hết bất kỳ vị trí nào của cột sống.

Gây tê ngoài màng cứng không ức chế khả năng vận động hay cơn co thắt cổ tử cung mà chỉ làm ức chế những cơn đau ở những vùng cần giảm đau, làm giảm cảm giác đau đớn của sản phụ khi chuyển dạ.

Quy Trình Gây Tê Ngoài Màng Cứng

Thời điểm phù hợp nhất để các bác sĩ tiến hành Gây tê ngoài màng cứng là khi cổ tử cung của sản phụ đã mở được từ 4 - 5cm. Các bác sĩ sẽ bắt đầu quy trình theo các bước sau:

  • Bước 1: Thai phụ chuẩn bị trong tư thế nằm nghiêng, cuộn tròn người hoặc ngồi ở mép giường, có thể có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
  • Bước 2: Thực hiện sát trùng vùng lưng, hạn chế nhiễm trùng từ vị trí gây tê.
  • Bước 3: Tiêm thuốc tê vào vùng lưng dưới của thai phụ.
  • Bước 4: Luồn ống thông qua kim, thực hiện rút kim và cố định ống thông.
  • Bước 5: Tiêm thuốc tê thử nghiệm để xác định vị trí ngoài màng cứng tại cột sống.
  • Bước 6: Đưa đủ lượng thuốc tê cần thiết vào vùng khoang ngoài màng cứng. Đồng thời, theo dõi sức khỏe của sản phụ và thai nhi trong suốt quá trình đó.
  • Bước 7: Tiếp tục truyền thuốc tê theo liều lượng cần thiết trong quá trình sinh.
  • Bước 8: Tháo bỏ ống truyền một cách nhẹ nhàng khi sản phụ kết thúc quá trình sinh thường. Với trường hợp sinh mổ, ống truyền sẽ được giữ lại nhằm giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ.

Gây Tê Ngoài Màng Cứng Bao Nhiêu Tiền?

Chi phí cho dịch vụ gây tê ngoài màng cứng trung bình trong khoảng từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy vào từng bệnh viện. Đây là dịch vụ không bắt buộc trong quá trình sinh đẻ, gia đình sản phụ có thể lựa chọn sử dụng hoặc không.

Ở 1 số bệnh viện như nổi tiếng về chất lượng dịch vụ: Vinmec, Hồng Ngọc, Thu Cúc,...có dịch vụ thai sản trọn gói, trong đó đã có bao gồm gây tê ngoài màng cứng rồi. Chi phí dao động từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, còn tùy thuộc vào thời gian chăm sóc sức khỏe thai nhi và sản phụ trước khi sinh.

Những Ưu điểm Vượt Trội Của Gây Tê Ngoài Màng Cứng

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là làm giảm những cơn đau cho mẹ bầu khi chuyển dạ

Sở dĩ nó còn có tên gọi là phương pháp “đẻ không đau” chính vì phương pháp này giúp cho sản phụ bớt đi gấp nhiều lần cảm giác đau đẻ. Bên cạnh đó, vẫn tránh được những hạn chế của phương pháp gây mê: ức chế cảm giác cả những vùng không cần thiết, khả năng tử vong hoặc trầm cảm sau sinh cao hơn,....

Thuốc tê an toàn với em bé, mẹ bầu hoàn toàn tỉnh táo sau sinh

Chưa có một nghiên cứu, bằng chứng nào chỉ ra được thuốc tê có ảnh hưởng đến em bé sau sinh.

Gây tê vùng chỉ làm giảm cơn đau cho mẹ, nhưng mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, do vậy mẹ hoàn toàn không phải bỏ lỡ thời khắc chào đón con yêu.

Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng trong suốt quá trình sinh nở

Bởi lẽ bác sĩ có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua việc điều chỉnh loại thuốc, liều lượng cũng như cường độ trong suốt quá trình. Đảm bảo sản phụ được “tận hưởng” quá trình sinh nở trong điều kiện tốt nhất.

Giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp trong quá trình chuyển dạ hơn so với phương pháp gây tê tủy sống

Khi gây tê tủy sống hệ giao cảm bị ức chế gây ra tình trạng giãn mạch ngoại vi, hậu quả là khối lượng tuần hoàn và cung lượng tim giảm. ... Ngoài ra, ức chế cơ tim cũng khiến tụt huyết áp. Trong khi đó, gây tê màng cứng có ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối mạch máu, chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến tĩnh mạch và cơ tim.

Hạn chế những nguy cơ xảy ra khi những cơn đau vượt quá sức chịu đựng của sản phụ

Khi sản phụ đau quá mức, có thể dẫn tới kiệt sức, ngất xỉu,...không còn khả năng rặn đẻ. Đặc biệt trong tình trạng cạn nước ối, có thể dẫn tới việc em bé bị ngạt trong bụng mẹ, hoặc những biến chứng khác.

Tác Dụng Phụ Của Gây Tê Ngoài Màng Cứng Mẹ Bầu Cần Biết

Ngoài những ưu điểm vượt trội của mình, thì gây tê ngoài màng cứng giảm đau chuyển dạ còn có một số tác dụng phụ cần lưu ý:

Mẹ bầu cảm thấy khó chịu trước khi tiến hành

Mẹ bầu sẽ phải giữ nguyên một tư thế trong quá trình đặt ống truyền vào khoang ngoài màng cứng (25 - 20 phút)

Đồng thời đợi thêm thời gian thuốc có tác dụng (khoảng từ 5 - 20 phút)

Tụt huyết áp, mạch đập chậm

Đây là biến chứng thường gặp nhất sau khi gây tê ngoài màng cứng. Nguyên nhân là do thuốc tê ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp. Điều này có thể gây buồn nôn, chóng mặt và choáng váng

Bí tiểu giai đoạn sau sinh

Sau gây tê ngoài màng cứng, bệnh nhân sẽ không có cảm giác khi bàng quang căng đầy nước tiểu vì thuốc tê đã tác động đến các dây thần kinh xung quanh gây ra tình trạng bí tiểu ở sản phụ sau sinh. Tuy nhiên, trình trạng này sẽ chấm dứt khi hết thuốc tê.

Đau đầu dữ dội

Tình trạng này xảy ra khi lớp màng cứng của sản phụ vô tình bị thủng, rách trong quá trình bác sĩ gây tê. Tình trạng này sẽ được khắc phục theo thời gian khi lỗ thủng được bịt kín dần bởi cơ thế tự bảo vệ của con người. Ngoài ra, đây cũng là biến chứng rất hiếm gặp, xác suất chỉ từ 0.2% - 1%.

Nhiễm trùng, tụ máu ngoài màng cứng, co giật, tổn thương thần kinh, thậm chỉ tử vong

Đây đều là những biến chứng cực kỳ hiếm gặp, xảy ra trong trường hợp tay nghề của bác sĩ gây tê không đảm bảo. Thực tế, tỷ lệ sản phụ có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn từ phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh con chỉ từ 0,001% - 0,004%, một tỷ lệ rất nhỏ.

Những Trường Hợp Chống Chỉ Định Gây Tê Ngoài Màng Cứng

Những trường hợp chống chỉ định gây tê ngoài màng cứng:

  • Sản phụ mắc bệnh huyết áp thấp.
  • Sản phụ bị rối loạn chảy máu, nhiễm trùng máu
  • Sản phụ bị viêm lỗ chân lông, viêm da có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng da khi thực hiện chọc kim
  • Sản phụ có triệu chứng dị ứng với thuốc tê
  • Sản phụ đã sử dụng thuốc làm loãng máu

Gây tê ngoài màng cứng là biện pháp giảm đau đang được áp dụng hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể gặp, sản phụ và gia đình cần phải xem xét lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo, uy tín để tiến hành phương pháp giảm đau này.

ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG