Đã hoàn thành

Dạy bé 12 – 18 tháng tập nói qua trò chơi

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Hướng dẫn bố mẹ và bé các trò chơi đơn giản để tập nói cho bé từ giai đoạn 12 - 18 tháng

Độ tuổi thích hợp 12 - 18 tháng
Dụng cụ / Chuẩn bị

Không bắt buộc, vui lòng xem thêm trong bài về dạy bé 12 - 18 tháng tập nói qua đồ chơi

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Bé thích chơi các trò chơi truyền thống như trốn tìm, chi chi chành chành, đập tay, tập tầm vông, kéo cưa lừa xẻ…

2
Bé thích chơi xếp đồ chơi vào đầy hộp, rồi lại đổ hết ra; bé có thể xếp vào rồi đổ ra nhiều lần mà không chán

3
Bé thích tô màu, vẽ nguệch ngoạc lên giấy và các bề mặt khác

4
Bé thích đẩy và kéo các loại đồ chơi đi quanh nhà, hoặc quanh người lớn nhằm gây sự chú ý

5
Bé thích được người lớn giao nhiệm vụ và hoàn thành. Ví dụ: cho hết đồ chơi vào hộp sau khi chơi, hoặc cho tất cả búp bê lên ghế

6
Bé thích đẩy ghế của mình vào một chỗ yêu thích rồi ngồi lên ghế chơi, hoặc đứng lên ghế để với lấy các thứ ở trên cao, hoặc với lấy tay nắm cửa để mở cửa ra giống như người lớn

7
Bé thích bước đi trên cầu thang có lan can để bám vào, hoặc có người lớn nắm tay và đem lại cho bé cảm giác an toàn

8
Bé thích đá bóng, nhưng vì khả năng chạy và giữ thăng bằng còn hạn chế nên thường bé sẽ đi tới chỗ bóng và chạm chân vào bóng, đôi khi bé có thể đá trượt.

9
Bé thích tháo rời rồi lại lắp ghép các miếng đồ chơi lại, hoặc xếp chồng đồ vật lên nhau

10
Bé thích mọi người chơi cùng mình.

11
Bé thích chơi các trò nguyên nhân – kết quả, ví dụ như đập chuột, tức là dùng búa đồ chơi gõ vào đầu chuột và thấy chuột thụt xuống, hoặc là bật công tắt đèn rồi thấy đèn sáng lên… tất cả các trò chơi đó đều cho bé thấy rằng hành động của mình có khả năng tạo ra một điều gì đó thú vị.

12
Nghịch nước cũng là trò bé rất thích ở giai đoạn này, đặc biệt trong mùa hè, bạn có thể cho bé chơi nhiều trò với nước. Ví dụ cho vịt đồ chơi vào chậu nước, hoặc câu cá đồ chơi trong chậu nước. Khi đó bạn có thể nói chuyện với bé những từ miêu tả âm thanh liên quan đến nước. Ví dụ: Mẹ đổ ào nước vào chậu này, hoặc nước chảy tí tách con này… Khi chơi với nước mẹ cũng có thể dạy cho bé các trạng thái như nổi hay chìm. Ví dụ bạn vịt nổi trên mặt nước, hoặc cái khăn chìm xuống nước này.

13
Giống như các giai đoạn trước, bé đặc biệt thích các đồ chơi tạo ra âm thanh như hộp nhạc, đàn đồ chơi, động vật chút chít… Tuy vậy với các món đồ tạo ra âm thanh quá to hoặc quá chói tai, chát chúa thì bố mẹ không nên cho bé nghe vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới thính giác và cả tinh thần của bé. Trước khi cho bé chơi bất cứ đồ chơi nào phát ra âm thanh bố mẹ đều cần nghe thử.

14
So với những giai đoạn trước, ở giai đoạn này, bé có một điểm khác biệt lớn, đó là rất thích giúp người lớn làm việc nhà như lau nhà, quét nhà, nhặt rau…, nói đúng hơn là bé thích bắt chước người lớn. Có những khi bé đòi giúp, nếu người lớn không đồng ý bé sẽ khóc.

15
Bé thích chơi các đồ chơi mô phỏng, chơi giả vờ như điện thoại để nghe, nồi niêu để nấu ăn, đeo tai nghe giống bác sĩ hoặc bán bánh cho bố mẹ.

16
Bé thích đọc sách và thích lật giở các trang sách, có khi chưa đọc hết trang này bé đã lật sang trang tiếp theo.

17
Bé thích nghe các bài hát, thơ, vè, đồng dao. Không chỉ thích nghe, bé còn thích xem bạn diễn theo các bài đó. Vì vậy khi đọc bạn có thể diễn cho bé xem và khuyến khích bé diễn theo bạn. Ví dụ: Khi hát “2 bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”, bạn giơ 2 tay mình lên múa, sau đó bạn cầm 2 tay của bé giơ lên như thể bé đang múa… dần dần, bé sẽ tự diễn được theo bạn.

Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Giới thiệu Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học cung cấp cho bố mẹ những phương pháp, hoạt động, trò chơi để giúp bé tập nói theo từng giai đoạn phát triển, phòng ngừa chứng chậm nói ở trẻ.

Khóa học “Dạy bé tập nói, phòng ngừa chậm nói cho trẻ 0 - 6 tuổi” sẽ cung cấp cho cha mẹ:

  • Sự phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn của bé: 0 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 1 – 2 tuổi, 2 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi
  • Cách trò chuyện cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Ví dụ cụ thể những câu bố mẹ nên nói với bé
  • Các trò chơi/ đồ chơi bố mẹ nên chơi cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Các dấu hiệu cho thấy bố mẹ nên đưa bé đi khám.

Lợi ích của khóa học đối với bé:

  • Phòng ngừa chứng chậm nói: Chứng chậm nói khiến bé dễ cáu gắt vì muốn nhưng không nói ra được nhu cầu của mình; khiến bé giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập; khiến việc học tập của bé sau này trở nên khó khăn hơn.
  • Bé không còn chỉ dựa vào tiếng khóc, mà biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình.
  • Bé học được nhiều từ vựng hơn, vốn từ phong phú hơn, biết diễn đạt, mô tả mọi thứ một cách chính xác hơn.
  • Bé biết cách đặt câu hỏi, từ đó có cơ hội khám phá thế giới, tăng khả năng học hỏi.
  • Bé giao tiếp xã hội tốt hơn, đặt nền tảng vững chắc cho việc đi học sau này.
  • Bé dễ dàng làm quen, kết bạn thông qua ngôn ngữ, từ đó hòa nhập với môi trường xung quanh.  
  • Giúp bé cải thiện trí thông minh, óc tưởng tượng, sự sáng tạo và năng lực học tập. Chỉ số thông minh IQ không cố định mà có thể được tạo ra nhờ những kích thích từ môi trường xung quanh, trong đó có ngôn ngữ.

Lợi ích của khóa học đối với cha mẹ:

  • Giúp cha mẹ và con cái có nhiều thời gian bên nhau, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, đó là nền tảng cho các cuộc trò chuyện sau này, đồng thời giúp tình cảm gắn bó hơn.
  • Thông qua giao tiếp, cha mẹ hiểu con mình hơn về nhiều mặt như sở thích, tính cách, năng lực… của con. Từ đó có định hướng giúp con phát triển tốt hơn.
  • Cha mẹ học cách lắng nghe con nhiều hơn.
  • Bằng những lời nói tích cực, cha mẹ truyền tới con cái những năng lượng tốt, sự động viên, khích lệ; giúp con tự tin và hạnh phúc hơn.

Các bài học khác
12 - 18 tháng