Đã hoàn thành

Khả năng giao tiếp của bé 6 – 9 tháng

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Tìm hiểu kỹ năng giao tiếp một em bé 6 - 9 tháng tuổi có thể đạt được, bé nhà bạn đã đạt được những kỹ năng nào trong số các kỹ năng dưới đây?

Độ tuổi thích hợp 6 - 9 tháng
Dụng cụ / Chuẩn bị

Không yêu cầu

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Dưới đây là các kỹ năng giao tiếp một em bé 9 tháng tuổi có thể đạt được. Các bé 7 – 8 tháng có thể có một vài trong số các kỹ năng này

2
Bé có thể phản hồi các hành động của mẹ như khi mẹ đưa tay ra và nói “mẹ bế con nào”, bé cũng sẽ đưa tay ra và mỉm cười, hoặc khi mẹ nói “nằm kềnh nào con” và đỡ đầu bé, bé biết nằm xuống.

3
Khi nghe thấy ai đó gọi tên mình, bé sẽ dừng lại lắng nghe.

4
Khi bé làm một việc gì đó nhưng người khác nói không được, bé sẽ dừng lại do dự, lưỡng lự.

5
Bé có thể bập bẹ những tổ hợp âm như bata, mama, bata, habu…

6
Bé biết tạo ra âm thanh như hét to để thu hút sự chú ý của người khác.

7
Bé cười nhiều hơn. Bé biết thể hiện sự vui vẻ, hào hứng bằng cách cười giòn tan, cười khúc khích hoặc vận động cơ thể, đung đưa tay chân.

8
Khi nhắc đến tên một người thân trong gia đình đang vắng nhà, bé nhìn quanh để tìm kiếm người đó.

9
Khi nghe người lớn gọi tên một đồ vật quen thuộc, bẽ sẽ hướng mắt về phía đồ vật đó. Ví dụ: Nghe “cái cốc”, bé sẽ nhìn lên bàn nơi thường đặt cốc.

10
Bé hiểu được một số từ ngắn và hành động tương ứng. Ví dụ: xin chào và bai bai tương ứng với hành động vẫy tay, đá bóng là dùng chân đá làm bóng lăn, đội mũ là để mũ lên đầu…

11
Bé thích nghe nhạc và đung đưa cơ thể theo nhạc.

12
Bé khám phá mọi thứ bằng nhiều cách như ngắm nhìn, lắc, ném, đập, gặm, nhai…

13
Khi chăm chú chơi một món đồ chơi nào đó, bé sẽ không để ý tới những việc xảy ra xung quanh như tiếng mẹ gọi.

14
Khi thấy người lớn nói chuyện với nhau, bé có thể “theo dõi” cuộc nói chuyện bằng cách nhìn người A nói, rồi quay sang nhìn người B nói, rồi lại quay lại nhìn người A nói…

15
Bé đặc biệt hứng thú với mọi loại âm thanh, dù là âm thanh quen hay lạ, do bé hay do người khác tạo ra, bé đều sẽ chăm chú lắng nghe. Đôi khi, đang chơi một món đồ, bỗng nghe thấy âm thanh lạ, bé sẽ dừng chơi để lắng nghe.

16
Bé thích liên kết giữa đồ vật trong sách và đồ vật ngoài đời thực. Ví dụ: Khi mẹ cho bé xem sách có hình cái mũ, bé có thể liên kết với cái mũ thật sự của mình. Đây là cơ hội lý tưởng để mẹ nói với bé từ “cái mũ”.

17
Bé biết đòi đồ vật hoặc nhờ người khác lấy đồ vật giúp mình bằng cách hét hoặc gọi để thu hút sự chú ý, rồi nhìn chăm chú hoặc chỉ vào đồ vật và nói ơ ơ, u u… để người lớn đưa cho mình.

Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Giới thiệu Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học cung cấp cho bố mẹ những phương pháp, hoạt động, trò chơi để giúp bé tập nói theo từng giai đoạn phát triển, phòng ngừa chứng chậm nói ở trẻ.

Khóa học “Dạy bé tập nói, phòng ngừa chậm nói cho trẻ 0 - 6 tuổi” sẽ cung cấp cho cha mẹ:

  • Sự phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn của bé: 0 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 1 – 2 tuổi, 2 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi
  • Cách trò chuyện cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Ví dụ cụ thể những câu bố mẹ nên nói với bé
  • Các trò chơi/ đồ chơi bố mẹ nên chơi cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Các dấu hiệu cho thấy bố mẹ nên đưa bé đi khám.

Lợi ích của khóa học đối với bé:

  • Phòng ngừa chứng chậm nói: Chứng chậm nói khiến bé dễ cáu gắt vì muốn nhưng không nói ra được nhu cầu của mình; khiến bé giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập; khiến việc học tập của bé sau này trở nên khó khăn hơn.
  • Bé không còn chỉ dựa vào tiếng khóc, mà biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình.
  • Bé học được nhiều từ vựng hơn, vốn từ phong phú hơn, biết diễn đạt, mô tả mọi thứ một cách chính xác hơn.
  • Bé biết cách đặt câu hỏi, từ đó có cơ hội khám phá thế giới, tăng khả năng học hỏi.
  • Bé giao tiếp xã hội tốt hơn, đặt nền tảng vững chắc cho việc đi học sau này.
  • Bé dễ dàng làm quen, kết bạn thông qua ngôn ngữ, từ đó hòa nhập với môi trường xung quanh.  
  • Giúp bé cải thiện trí thông minh, óc tưởng tượng, sự sáng tạo và năng lực học tập. Chỉ số thông minh IQ không cố định mà có thể được tạo ra nhờ những kích thích từ môi trường xung quanh, trong đó có ngôn ngữ.

Lợi ích của khóa học đối với cha mẹ:

  • Giúp cha mẹ và con cái có nhiều thời gian bên nhau, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, đó là nền tảng cho các cuộc trò chuyện sau này, đồng thời giúp tình cảm gắn bó hơn.
  • Thông qua giao tiếp, cha mẹ hiểu con mình hơn về nhiều mặt như sở thích, tính cách, năng lực… của con. Từ đó có định hướng giúp con phát triển tốt hơn.
  • Cha mẹ học cách lắng nghe con nhiều hơn.
  • Bằng những lời nói tích cực, cha mẹ truyền tới con cái những năng lượng tốt, sự động viên, khích lệ; giúp con tự tin và hạnh phúc hơn.

Các bài học khác
6 - 9 tháng