Đã hoàn thành

Dạy bé 6 – 9 tháng tập nói qua đồ chơi

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Khám phá những loại đồ chơi phù hợp để dạy bé 6 - 9 tháng tập nói.

Độ tuổi thích hợp 6 - 9 tháng
Dụng cụ / Chuẩn bị

Vui lòng xem trong video

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Bé thích chơi những thứ mà người lớn cho đó là “đồ linh tinh” như lõi giấy, giấy nháp, vỏ hộp, lá rau, vỏ quýt…

2
Ở giai đoạn này, bé thích khám phá đồ vật với nhiều chất liệu, màu sắc, hình khối khác nhau. Vì vậy khi chọn đồ chơi cho bé, bạn hãy chọn thật đa dạng, không trùng lặp.

3
Đồ chơi kéo đẩy là một trong những đồ chơi phù hợp với bé ở giai đoạn này. Đó thường là những món đồ có bánh xe để bé dễ dàng di chuyển. Trên đồ chơi có thể gắn một sợi dây để bé kéo đi. Ví dụ: Xe đẩy siêu thị, xe tập đi, ô tô, tàu hỏa, các con vật như gà, vịt, lợn, voi có bánh xe và dây kéo.

4
Đồ chơi pop up: Nghe từ đồ chơi pop up có vẻ xa lạ, nhưng thật ra đây là đồ chơi khá quen thuộc, giúp bé phát triển phản xạ và hiểu về nguyên nhân – kết quả. Đó là các loại đồ chơi khi mình tác động vào bằng cách ấn, xoay, trượt thì các con vật hoặc đồ vật sẽ bật ra hoặc mở ra.

5
Xúc xắc cho bé là đồ chơi không thể thiếu trong giai đoạn này. Phổ biến nhất là các loại xúc xắc bằng tay. Một số loại sẽ tích hợp cùng gặm nướu để bé gặm một cách an toàn. Ngoài ra còn có xúc xắc lăn với hình dạng như một quả tạ, bé có thể lăn được và tạo âm thanh vui tai. Khi mua xúc xắc cho bé mẹ nên lắc thử để xem âm thanh có dễ chịu không, tránh các âm thanh quá to hoặc chói tai gây khó chịu cho bé.

6
Thảm chơi cho bé: Thảm không chỉ giúp bé nằm chơi, ngồi chơi một cách sạch sẽ, tránh bị lạnh trong mùa đông, mà còn là món đồ chơi rất hữu ích. Thảm cho bé thường in nhiều hình ảnh màu sắc, ngộ nghĩnh, thu hút sự chú ý của bé. Một số thảm còn tích hợp cùng các loại đồ chơi treo cao, hoặc có nhạc phát ra khi bé đạp chân hoặc ấn tay.

7
Đồ chơi quay tròn cho bé, còn gọi là spinner: Bạn có thể để bé cầm trên tay hoặc dính lên tường. Đồ chơi này không chỉ thu hút sự chú ý của bé mà còn giúp bé luyện vận động tay tốt.

8
Gương cho bé cũng là món đồ chơi không thể thiếu trong giai đoạn này. Bạn sẽ được chứng kiến những khoảnh khắc bé tự nói chuyện với mình trong gương. Hoặc nếu nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của bạn trong gương, bé cũng sẽ rất thích thú. Những lúc như vậy bạn đừng quên nói lời chào và tỏ ra hào hứng với bé nhé.

9
Đồ chơi theo chủ đề: Đây là loại đồ chơi giúp bạn có thể nói với bé rất nhiều điều. Phổ biến nhất là đồ chơi nấu ăn với nồi niêu xoong chảo, hoặc đồ chơi siêu thị, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi xe cộ cho bé trai…

10
Các loại bóng mềm: Bóng sẽ còn được bé chơi trong nhiều tháng sau nên bạn hãy chuẩn bị cho bé nhiều loại bóng với đa dạng màu sắc nhé.

11
Giấy và vải cũng rất phù hợp bởi chúng có thể tạo các âm thanh sột soạt và gây sự chú ý của bé. Bạn cũng có thể dùng giấy và vải để che mặt khi chơi ú òa cùng bé, hoặc phủ lên các món đồ khi chơi tìm đồ vật bị giấu.

12
Hạt khô đựng trong hộp nhựa: Nếu nhà bạn hay sử dụng các loại hạt để nấu ăn, bạn hãy tận dụng chúng để trò chuyện cùng bé. Lưu ý là hạt cần phải được để trong các loại hộp có nắp vặn chặt để khi bạn lắc hạt không bị rơi ra ngoài. Hạt lạc sẽ có màu sắc và tạo âm thanh khác với hạt đậu nành. Bạn càng cho bé tiếp xúc với nhiều loại hạt khác nhau, trải nghiệm âm thanh của bé sẽ càng phong phú.

13
Sách truyện, đặc biệt là sách vải cũng rất cần thiết. Bạn có thể đọc cho bé nghe nhiều điều thú vị và giúp bé hình thành thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.

14
Lưu ý: Ở giai đoạn này, bạn không nên cho bé xem TV, iPad và các thiết bị điện tử khác.

Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Giới thiệu Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học cung cấp cho bố mẹ những phương pháp, hoạt động, trò chơi để giúp bé tập nói theo từng giai đoạn phát triển, phòng ngừa chứng chậm nói ở trẻ.

Khóa học “Dạy bé tập nói, phòng ngừa chậm nói cho trẻ 0 - 6 tuổi” sẽ cung cấp cho cha mẹ:

  • Sự phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn của bé: 0 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 1 – 2 tuổi, 2 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi
  • Cách trò chuyện cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Ví dụ cụ thể những câu bố mẹ nên nói với bé
  • Các trò chơi/ đồ chơi bố mẹ nên chơi cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Các dấu hiệu cho thấy bố mẹ nên đưa bé đi khám.

Lợi ích của khóa học đối với bé:

  • Phòng ngừa chứng chậm nói: Chứng chậm nói khiến bé dễ cáu gắt vì muốn nhưng không nói ra được nhu cầu của mình; khiến bé giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập; khiến việc học tập của bé sau này trở nên khó khăn hơn.
  • Bé không còn chỉ dựa vào tiếng khóc, mà biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình.
  • Bé học được nhiều từ vựng hơn, vốn từ phong phú hơn, biết diễn đạt, mô tả mọi thứ một cách chính xác hơn.
  • Bé biết cách đặt câu hỏi, từ đó có cơ hội khám phá thế giới, tăng khả năng học hỏi.
  • Bé giao tiếp xã hội tốt hơn, đặt nền tảng vững chắc cho việc đi học sau này.
  • Bé dễ dàng làm quen, kết bạn thông qua ngôn ngữ, từ đó hòa nhập với môi trường xung quanh.  
  • Giúp bé cải thiện trí thông minh, óc tưởng tượng, sự sáng tạo và năng lực học tập. Chỉ số thông minh IQ không cố định mà có thể được tạo ra nhờ những kích thích từ môi trường xung quanh, trong đó có ngôn ngữ.

Lợi ích của khóa học đối với cha mẹ:

  • Giúp cha mẹ và con cái có nhiều thời gian bên nhau, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, đó là nền tảng cho các cuộc trò chuyện sau này, đồng thời giúp tình cảm gắn bó hơn.
  • Thông qua giao tiếp, cha mẹ hiểu con mình hơn về nhiều mặt như sở thích, tính cách, năng lực… của con. Từ đó có định hướng giúp con phát triển tốt hơn.
  • Cha mẹ học cách lắng nghe con nhiều hơn.
  • Bằng những lời nói tích cực, cha mẹ truyền tới con cái những năng lượng tốt, sự động viên, khích lệ; giúp con tự tin và hạnh phúc hơn.

Các bài học khác
6 - 9 tháng