Thai giáo tháng thứ 1: Cảm ơn và chào mừng bé yêu
Thai giáo 3 tháng đầu là nền tảng để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh cùng nhiều trải nghiệm thú vị.
Tháng thứ 1, phôi thai đã “làm tổ” và có kích cỡ nhỏ xíu như một hạt đậu, chưa rõ hình người. Mẹ sẽ gặp một số thay đổi như: ra máu báo, tâm trạng bất ổn, mệt mỏi, buồn nôn, ngực đau và nhạy cảm… Trong tháng thứ 1, mẹ có thể thai giáo cho bé bằng các cách sau:
- Nhất định phải làm - Nói lời cảm ơn và chào mừng bé: Việc này vừa là thai giáo cảm xúc, vừa là thai giáo ngôn ngữ. Mẹ hãy nói với bé niềm vui và hạnh phúc của mình. Mẹ đừng quên nói lời cảm ơn vì bé đã chọn bố mẹ để đồng hành. Bất cứ lời nói yêu thương nào của chúng ta cũng sẽ được “gửi gắm” vào vũ trụ và tạo ra nguồn năng lượng tích cực dành cho bé.
- Lên kế hoạch ăn uống: Đây là thai giáo dinh dưỡng và là hình thức thai giáo quan trọng nhất trong suốt thai kỳ. Mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình bằng cách: ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; tăng cường ăn món ngon bà bầu; hạn chế đồ ăn chứa đường, đồ ăn công nghiệp chứa chất hóa học, nước có gas; không sử dụng chất kích thích…
- Tìm hiểu các mốc khám thai quan trọng: Việc này không chỉ cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé, mà còn là một hình thức thai giáo trí tuệ hiệu quả. Khi tìm hiểu các mốc khám thai quan trọng, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về sự phát triển của thai nhi, sự thay đổi của mẹ bầu, các bệnh thường gặp… Điều này cũng sẽ giúp mẹ tự tin hơn trong suốt hành trình thai nghén của mình.
Thai giáo tháng thứ 2: Lên list nhạc thai giáo thật “xịn”
Vào tháng thứ 2, mũi, miệng, tai, xương, chi và nhiều bộ phận khác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển. Mẹ vẫn có thể gặp các triệu chứng như ốm nghén, ợ nóng, mệt mỏi, buồn ngủ…
Trong tháng này, mẹ có thể thai giáo cho bé bằng các phương pháp sau:
- Nhất định phải làm - Nghe nhạc thai giáo: Hẳn mẹ đã biết đến những tác dụng tuyệt diệu của thai giáo âm nhạc đối với thai nhi đúng không? Có những em bé thậm chí đã trở thành thần đồng nhờ được nghe nhạc từ khi còn trong bụng mẹ. Để việc thai giáo âm nhạc thuận lợi, mẹ hãy chuẩn bị sẵn cho bé yêu một danh sách các bản nhạc thai giáo thật hay mẹ nhé!
- Trò chuyện với bé: Thai giáo ngôn ngữ giúp thai nhi phát triển tốt hơn về cả não bộ và thính giác. Tất cả các tài liệu thai giáo uy tín đều nhắc tới phương pháp này. Bất cứ khi nào rảnh, mẹ hãy trò chuyện với thai nhi về những việc diễn ra trong ngày, về tình yêu mẹ dành cho bé.
- Ăn nhiều rau củ quả: Thai giáo dinh dưỡng tiếp tục là điều mẹ cần lưu ý trong tháng này. Việc ốm nghén có thể khiến mẹ chán ăn hoặc táo bón, mẹ hãy thêm nhiều rau củ quả vào chế độ ăn nhé!
Thai giáo tháng thứ 3: Ngắm những bức tranh đẹp
Vào tháng thứ 3, thai nhi đã có thể lăn lộn trong bụng mẹ và “mọc” các ngón tay, ngón chân, hình thành bộ phận sinh dục. Trong tháng này, cơ thể mẹ sẽ có một số thay đổi rõ rệt hơn như tăng tiết dịch âm đạo, nám da, bụng có đường kẻ dọc màu nâu, ngực sậm màu và nhô ra hơn…
Trong tháng thứ 3, mẹ có thể thai giáo cho bé bằng các hình thức dưới đây:
- Nhất định phải làm - Cùng bé ngắm ảnh đẹp: Đây vừa là thai giáo cảm xúc, vừa là thai giáo mỹ thuật. Tốt nhất, mẹ hãy cùng bé ngắm ảnh những em bé đáng yêu. Việc này sẽ giúp thai nhi ra đời có nhiều điểm xinh xắn giống như những bức tranh mẹ đã ngắm.
- Mỗi ngày một kiến thức: Thai giáo trí tuệ là hình thức thai giáo rất được mẹ Do Thái ưa chuộng. Phương pháp này giúp sinh ra những em bé tài năng và thông minh vượt trội. Trong thời gian mang bầu, mẹ hãy cùng bé tìm hiểu mỗi ngày một kiến thức về các lĩnh vực như: mang bầu, chăm sóc bé sơ sinh, làm đẹp bà bầu…
- Tưởng tượng những điều tốt đẹp: Nếu đã từng đọc cuốn “Mẹ Nhật thai giáo”, mẹ sẽ thấy thai giáo tưởng tượng được nhắc đến nhiều lần. Phương pháp này giúp mẹ có tâm trạng tốt, giảm căng thẳng và giúp thai nhi cảm thấy bình an, phát triển khỏe mạnh. Mẹ có thể tưởng tượng: những người bạn đáng mến, thiên nhiên tươi đẹp, những món ăn ngon hoặc bất cứ điều gì khiến mẹ vui.
Thai giáo tháng thứ 4: Hát cho con nghe mỗi ngày
Vậy là giai đoạn nhạy cảm nhất đã qua, tam cá nguyệt thứ 2 đã đến. 3 tháng giữa là giai đoạn khỏe mạnh và nhiều năng lượng nhất đối với đa số mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ vẫn có thể gặp một số triệu chứng như tiểu đau, sưng lợi, rạn da…
Vào tháng thứ 4, bé đã có thể nghe được những âm thanh bên ngoài. Đây là một “cột mốc” đáng nhớ để mẹ thai giáo thính giác cho bé.
- Nhất định phải làm - Hát cho bé nghe: Đây là hình thức thai giáo âm nhạc + thai giáo cảm xúc + thai giáo ngôn ngữ tuyệt vời. Giáo sư, Tiến sỹ âm nhạc học Trần Văn Khê cho biết lời hát của mẹ, đặc biệt là hát ru có tác dụng diệu kỳ đối với thai nhi. Không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, lời ca của mẹ còn giúp bé thông minh và có năng khiếu âm nhạc khi sinh ra.
- Tập một môn thể thao yêu thích: Thai giáo vận động sẽ tốt cho cả thể chất và tinh thần của mẹ và bé. Trong tháng này, mẹ có thể chọn một bộ môn để tập như đi bộ, bơi lội, yoga… Mẹ lưu ý nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
- Mẹ tả con nghe: 4 tháng là thời điểm thai nhi đang phát triển về cả não bộ và thính giác. Miêu tả cho bé nghe là hình thức thai giáo ngôn ngữ + thai giáo trí tuệ. Khi ăn hoa quả, mẹ hãy nói cho con nghe quả cam có màu, mùi, vị như thế nào… Điều này sẽ giúp bé phát triển tốt và gắn kết với mẹ nhiều hơn.
Thai giáo tháng thứ 5: Thời điểm “vàng” để thai giáo vận động
Điểm nổi bật của tháng thứ 5 là những cú đá “ra trò” của bé. Bé sẽ trở nên năng động và hoạt bát hơn rất nhiều. Vì vậy mẹ có thể cảm thấy “vui mà mệt” hơn một chút.
Dưới đây là cách thai giáo tháng thứ 5 cho mẹ và bé:
- Nhất định phải làm - Chơi trò cú đá: Đây là hình thức thai giáo vận động, còn gọi là thai giáo xúc giác. Sau khi bé đạp, mẹ hãy dùng 2 đầu ngón tay ấn vào đúng vị trí bé vừa đạp rồi thả tay ra. Mẹ hãy đợi một lúc nhé, bé sẽ đạp lại để “đáp lời” mẹ. Nếu bé vẫn đạp vào vị trí cũ, mẹ hãy ấn tay vào vị trí khác gần đó để bé đạp vào vị trí mới. Cách thai giáo vận động này sẽ giúp bé thông minh, hoạt bát và nhanh nhạy hơn. Mẹ thực hành cùng bé mỗi tuần 1 – 2 lần mẹ nhé!
- Đi du lịch: Đi du lịch là hình thức thai giáo vận động + thai giáo cảm xúc rất có ích cho cả gia đình. Trong tháng thứ 5, bụng của mẹ chưa quá to, việc đi du lịch sẽ dễ dàng hơn những tháng sau. Mẹ hãy chọn những địa điểm du lịch không quá xa, an toàn, nhẹ nhàng mẹ nhé!
- Chơi cùng các con số: Đây là hình thức thai giáo trí tuệ rất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Mẹ hãy chọn chơi các trò như Sudoku, 2048, 0hh1 mẹ nhé... Chúng sẽ giúp bé yêu thông minh hơn và có xu hướng yêu thích Toán học sau khi ra đời.
Thai giáo tháng thứ 6: Thai giáo tốt = học tiền sản
Trong tháng này, bé sẽ có dấu vân tay và vân chân hệt như người trưởng thành. Ngoài các triệu chứng cũ, mẹ có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như bốc hỏa, chuột rút, chóng mặt, ham muốn tình dục… Khi thai giáo cho bé, mẹ nên chọn các hình thức giúp “xoa dịu” tâm trạng của mình.
- Nhất định phải làm – Học tiền sản: Đây là hình thức thai giáo tri thức rất cần thiết cho cả mẹ và bé. Tại lớp tiền sản, mẹ sẽ được học thai giáo miễn phí, cách rặn đẻ dễ dàng, chăm sóc bé khoa học… Tại đây, mẹ cũng sẽ được gặp gỡ cộng đồng các mẹ bầu giống như mình. Chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ và có động lực hơn trên hành trình làm mẹ của mình.
- Thai giáo Haptonomy: Đây là hình thức thai giáo xúc giác của phương Tây do một nhà khoa học người Hà Lan sáng tạo. Mẹ hãy đặt một tay lên bụng trong vài phút, giữ nguyên ở một ví trí. Bé sẽ dần dịch chuyển và “nằm gọn” trong tay mẹ. Sau đó, mẹ từ từ di chuyển tay mình sang một vị trí khác. Mẹ hãy chờ vài phút nhé, bé yêu cũng sẽ dịch chuyển cùng bàn tay mẹ đó ạ!
- Vẽ tranh cho bé: Đây là hình thức thai giáo mỹ thuật + thai giáo cảm xúc dễ làm và thú vị. Mỗi ngày, mẹ hãy vẽ tranh về một chủ đề khác nhau. Mẹ nên vẽ những bức tranh tươi sáng, đáng yêu với những chủ đề tích cực như: Thiên nhiên, bữa ăn ngon, gia đình, trẻ em, hoa lá...
Thai giáo tháng thứ 7: Chơi trò đèn pin
Vậy là 3 tháng cuối cùng đã đến rồi. Trong tháng này, bé có thể mở mắt và nhắm mắt linh hoạt. Bé cũng dần mập mạp, đáng yêu và bớt nhăn nheo hơn. Bé lớn lên sẽ làm mẹ cảm thấy nặng nề hơn, kèm theo đó là đau thần kinh tọa, đau xương chậu, táo bón, rỉ máu… Để giúp bé phát triển tốt và hạn chế các triệu chứng trên, mẹ hãy thai giáo cho bé mỗi ngày nhé:
- Nhất định phải làm - Chơi trò đèn pin: Đây là hình thức thai giáo ánh sáng hiệu quả. Trò chơi này giúp bé phát triển thị giác, não bộ; cải thiện sự tập trung và nhận biết. Mẹ hãy dùng một chiếc đèn pin nhỏ, ánh sáng nhẹ chiếu vào bụng mình và đợi một lúc. Bé sẽ đạp vào vị trí mẹ đã chiếu đèn. Để tiếp tục, mẹ hãy chiếu đèn vào một vị trí mới gần vị trí cũ và chờ bé đạp tiếp nhé.
- Đọc sách truyện thai giáo: Đọc sách truyện là hình thức thai giáo tri thức mẹ nên duy trì trong suốt thai kỳ của mình. Ở thời điểm này, những sách mẹ nên đọc là sách thai giáo, sách chăm sóc trẻ sơ sinh, sách nuôi dạy con, sách “Hạt giống tâm hồn”…
- Đi dạo mỗi ngày: Đi dạo chính là thai giáo vận động. Đi dạo với tần suất hợp lý đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ như: Giảm căng thẳng, đẻ dễ hơn, tránh béo phì… Mỗi ngày, mẹ hãy cùng bé đi dạo 15 – 30 phút ở những nơi có không khí trong lành và không quá ồn ào mẹ nhé!
Thai giáo tháng thứ 8: Mua đồ sơ sinh
Các cơ quan trong cơ thể bé đang trong giai đoạn “nước rút” để trở thành một em bé hoàn chỉnh. Trong tháng này, ngoài cảm giác mệt mỏi, mẹ có thể sẽ có chút lo lắng và hoang mang. Để giải tỏa những điều này, mẹ hãy thai giáo cho bé theo những cách dưới đây:
- Nhất định phải làm - Mua đồ sơ sinh: Đây là việc mẹ cần hoàn thành trong tháng này, đề phòng trường hợp sinh sớm. Mua đồ cho bé cũng chính là một cách thai giáo cảm xúc thú vị, mẹ sẽ cảm thấy như bé đang đến rất gần mình.
- Gặp gỡ bạn bè: Mẹ hãy tranh thủ gặp gỡ và “tám” chuyện cùng bạn bè trước khi sinh nhé. Hãy nói những câu chuyện tích cực, vui vẻ vì bé yêu cũng đang lắng nghe những điều mẹ nói đó ạ. Đây chính là hình thức thai giáo ngôn ngữ + thai giáo cảm xúc một cách không chủ đích nhưng lại rất hiệu quả với bé. Mẹ cũng có thể “tranh thủ” học hỏi kinh nghiệm thai giáo từ những người bạn đã sinh con.
- Nghe nhạc nước ngoài: Trong tháng này, bên cạnh nhạc Việt, mẹ hãy nghe thêm nhạc nước ngoài để giúp bé yêu sớm được làm quen với ngôn ngữ mới. Điều này sẽ giúp bé nhanh chóng thích nghi và học ngoại ngữ tốt hơn khi trưởng thành.
Thai giáo tháng thứ 9: Nghỉ ngơi, nghỉ ngơi và nghỉ ngơi
“Ngày trọng đại” của mẹ và bé đang đến rất gần rồi. Bé yêu đã trở thành một em bé hoàn chỉnh và rất sẵn sàng đến bên mẹ. Mẹ luôn cần duy trì việc thai giáo mỗi ngày mẹ nhé!
- Nhất định phải làm - Nghỉ ngơi: Nữ tác giả Barbara Berger từng chia sẻ: “Hãy ngồi im lặng và không làm gì cả. Hãy cho mình một món quà, cho phép nó xảy ra”. Và đây chính là thời điểm thích hợp nhất để mẹ tự tặng cho mình một món quà mang tên “nghỉ ngơi”. Đây là cách thai giáo cảm xúc rất cần thiết với cả mẹ và bé yêu.
- Tưởng tượng cảnh “mẹ tròn con vuông”: Thai giáo tưởng tượng là hình thức rất được người Nhật ưa chuộng. Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ hãy thường xuyên nghĩ đến hình ảnh: sinh con dễ dàng, khuôn mặt của con, niềm hạnh phúc của cả gia đình… Những ý nghĩ này nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tâm trí mẹ sẽ trở thành hiện thực.
- Động viên con yêu: Đây là hình thức thai giáo ngôn ngữ + thai giáo cảm xúc rất cần trong những tuần cuối thai kỳ. Mỗi ngày, mẹ hãy dành ít nhất 5 phút để nói lời động viên và cảm ơn con vì đã đồng hành cùng mẹ suốt 9 tháng qua.
Để thai giáo dễ dàng hơn, mẹ có thể tham gia các khóa học thai giáo online có sẵn. Trước khi lựa chọn, mẹ hãy dành thời gian tham khảo các bài review thai giáo Bibabo, Mamibabi hoặc Thai giáo từ trái tim để xem khóa học nào phù hợp với mình nhất.
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv