Nhờ thai giáo trở thành nhân tài âm nhạc: GS. Trần Văn Khê

5/5 (224 đánh giá)

Theo lời giáo sư Trần Văn Khê, việc thai giáo từ gia đình đã giúp ông đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp của mình. Ông được coi là một “hiện tượng” của âm nhạc cổ truyền với nhiều giải thưởng và đóng góp to lớn không chỉ cho Việt Nam mà còn cho Thế giới. Mamibabi xin được chia sẻ đôi nét về Giáo sư Trần Văn Khê và “bí quyết” thai giáo đặc biệt từ gia đình ông. 

Nhờ thai giáo trở thành nhân tài âm nhạc: GS. Trần Văn Khê

Đôi nét về Giáo Sư Trần Văn Khê

Giáo sư Trần Văn Khê (24/7/1921 – 24/6/2015), nghệ danh Hải Minh, là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là Tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt đầu tiên tại Pháp và từng là Giáo sư tại Đại học Sorbonne, Pháp. Ông cũng là thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO.

Lên 6 tuổi Giáo sư Trần Văn Khê đã biết đàn kìm, 8 tuổi biết đàn cò, 12 tuổi biết đàn tranh, 14 tuổi biết đánh trống nhạc. Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và có công quảng bá âm nhạc Việt Nam ra thế giới.

Ông là người tâm huyết với lĩnh vực thai giáo tại Việt Nam, đặc biệt là hình thức thai giáo bằng âm nhạc. Ông cũng là cố vấn chuyên môn của cuốn sách “Thai giáo – Phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ” do Tiến sĩ Phạm Thị Thúy làm chủ biên.

Giáo sư Trần Văn Khê đã được thai giáo như thế nào?

Giáo sư Trần Văn Khê được sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều là nhạc sĩ. Không chỉ mẹ ông mà nhiều thành viên trong gia đình đều đóng góp vào việc thai giáo khi ông còn trong bụng mẹ; tiêu biểu nhất là cậu Năm – người đã được Giáo sư Trần Văn Khê nhiều lần nhắc đến trong những chia sẻ của mình.

Dưới đây là những cách thai giáo rất đặc biệt của gia đình Giáo sư:

Thai giáo cảm xúc

  • Khi mang thai, mẹ của Giáo sư Trần Văn Khê sống tại nhà của ông nội Giáo sư. Phía sau nhà là một lò lợn. 3 giờ sáng hàng ngày, khi hàng xóm mổ lợn, bà thường bị thức giấc vì tiếng lợn kêu và khó ngủ trở lại. Cậu Năm đã xin phép ông nội của Giáo sư Trần Văn Khê để đưa mẹ của Giáo sư về sống tại khu vườn yên tĩnh của gia đình. Cậu Năm rất thích đá gà, nhưng khi mẹ của Giáo sư tới sống, cậu Năm đã dẹp tất cả chuồng gà và không bao giờ tổ chức đá gà tại nhà như trước nữa. Điều này giúp không gian nghỉ ngơi của mẹ Giáo sư yên tĩnh và thanh lành hơn.

Đây chính là hình thức thai giáo cảm xúc: Chuẩn bị nơi ở gọn gàng, sạch sẽ và lý tưởng nhất cho người mẹ. Nhờ đó cả mẹ và thai nhi đều có những trải nghiệm dễ chịu trong thai kỳ.

Thai giáo mỹ thuật

  • Cậu Năm cho trồng hai thứ hoa Vạn Thọ và Móng Tay với mong muốn đứa bé ra đời sẽ sống lâu và biết đàn hay. Hàng ngày, mẹ của Giáo sư có thể tự do ngắm hoa, nghe tiếng chim hót và trò chuyện vui vẻ cùng bà con lối xóm. Bà không bao giờ nghe tiếng cãi nhau, quát tháo hay giận dữ.

Mẹ của Giáo sư Trần Văn Khê đã áp dụng đồng thời thai giáo cảm xúc, thai giáo mỹ thuật và thai giáo ngôn ngữ. Việc ngắm hoa hàng ngày là thai giáo mỹ thuật. Trò chuyện cùng bà con lối xóm là thai giáo ngôn ngữ. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ là thai giáo cảm xúc. Qua đó thấy rằng, thai giáo thực chất là những việc làm rất gần gũi trong đời sống hàng ngày, không phải là những kiến thức cao siêu.

Thai giáo tri thức

  • Mẹ của giáo sư cũng thường dành thời gian đọc sách. Cậu Năm chọn cho bà những cuốn sách có tính giáo dục cao như “Cổ học tinh hoa”, “Luận ngữ”, “Nhị thập tứ hiếu”, “Gia huấn ca”…

Đọc sách là thai giáo tri thức. Điều này giúp người mẹ có thêm kiến thức trong thời gian mang thai, đồng thời giúp thai nhi thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai giáo âm nhạc

  • Mỗi ngày, cậu Năm mang sáo đến thổi những bản nhạc truyền thống của ca nhạc tài tử miền Nam cho mẹ của giáo sư Trần Văn Khê nghe. Thỉnh thoảng, cậu nói với bào thai: “Bé ơi, cậu thổi cho con nghe bài Lý Bốn Mùa nghen”

Thổi sáo và trò chuyện chính là thai giáo âm nhạc và thai giáo ngôn ngữ. Đây là 2 hình thức thai giáo đặc biệt quan trọng với sự phát triển của thai nhi.

Thai giáo trí tuệ

  • Cậu Năm thỉnh thoảng đọc thơ Đường cho mẹ của Giáo sư Trần Văn Khê nghe. Dần dần, bà đã thuộc những bài thơ hay và thường ngâm những bài thơ đó cho đứa con trong bụng nghe.

Việc học những bài thơ đường của mẹ giáo sư Trần Văn Khê chính là thai giáo trí tuệ. Và khi ngâm những bài thơ đó, bà đang thực hành thai giáo ngôn ngữ cho thai nhi của mình. Điều ảnh góp công lớn vào khả năng cảm thụ nghệ thuật của thai nhi sau khi ra đời.

thai giáo trí tuệ

Thai giáo liên tưởng

  • Cậu Năm không cho mẹ của Giáo sư Trần Văn Khê đi xem hát Bội, còn gọi là hát tuồng, bởi loại hình nghệ thuật này có những vai tướng nét mặt vằn vện hung dữ. Trong phòng ngủ của mẹ Giáo sư, cậu Năm cho treo bộ tranh Tố Nữ có hình 4 cô gái xinh đẹp đang dạo đàn.

Những việc làm này chính là điển hình của thai giáo liên tưởng và thai giáo mỹ thuật. Thai giáo liên tưởng là từ sự việc này nghĩ đến sự việc khác. Vì vậy, khi mang thai, người mẹ không nên nhìn những dung mạo hung dữ để tránh ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của mình và hình tướng của thai nhi. Việc ngắm nhìn những bức tranh xinh đẹp và dịu dàng như tranh Tố Nữ chính là thai giáo mỹ thuật. Điều này giúp mẹ và bé có những giây phút dễ chịu, thoải mái. Thai nhi sinh ra sẽ có xu hướng yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật.

Thai giáo xúc giác

  • Mợ Năm từng làm việc trong nhà hộ sinh. Hàng ngày, mợ theo dõi sự phát triển của Giáo sư Trần Văn Khê trong bụng mẹ. Mỗi khi thấy thai nhi đạp, mợ vuốt ve và nói: “Con ơi, đừng đạp mạnh má đau nghe con”. Mợ Năm cũng khuyên mẹ của Giáo sư nên vừa vuốt ve ngoài bụng, vừa trò chuyện với con.

Vuốt ve, ôm ấp thai nhi trong bụng mẹ chính là hình thức thai giáo xúc giác dễ làm và hiệu quả nhất. Việc này kết hợp với trò chuyện – thai giáo ngôn ngữ sẽ đem lại những tác dụng tuyệt vời. Thai nhi sẽ cảm thấy mình đang được ôm ấp, che chở, yêu thương. Những em bé này khi trưởng thành thường có chỉ số cảm xúc EQ cao, biết cách lắng nghe và bộc lộ tình cảm với những người xung quanh.

Thai giáo dinh dưỡng

  • Khi có thai, nếu mẹ của Giáo sư Trần Văn Khê thèm món gì, cậu mợ Năm sẽ cho bà ăn ngay món đó.

Đây chính là hình thức thai giáo dinh dưỡng kết hợp thai giáo cảm xúc. Người mẹ vừa được ăn các món ngon giàu dưỡng chất, vừa cảm thấy hạnh phúc vì mình được yêu thương và quan tâm. Điều này rất tốt cho sự phát triển cả thể chất và tâm lý của thai nhi.

thai giáo dinh dưỡng

  • Trong 9 tháng nằm trong bụng mẹ, Giáo sư Trần Văn Khê thường xuyên được nghe tiếng đàn ca của mọi người trong gia đình: cậu Năm thổi sáo, ông chơi đàn Tỳ Bà, cô Ba chơi đàn Tranh, ba của Giáo sư chơi đàn Kìm.

Hình thức thai giáo âm nhạc “đồng lòng nhất trí” của cả đại gia đình đã giúp Giáo sư Trần Văn Khê thấm nhuần các giai điệu âm nhạc dân tộc. Giáo sư từng tâm sự: “Tôi nghĩ mình rất may mắn vì đã được cả gia đình thực hiện việc thai giáo. Mặc dù ngày đó mọi người không đọc sách vở về môn này nhưng đã làm những điều rất phù hợp với phương pháp thai giáo hiện nay”.

Tài liệu thai giáo hay nhất cho mẹ

Khác với thời đại của Giáo sư Trần Văn Khê, giờ đây, việc thai giáo của các mẹ bầu đã trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ sự hỗ trợ của các chương trình học thai giáo miễn phí, các kinh nghiệm thai giáo trên mạng, các khóa học thai giáo online… Các tài liệu thai giáo hiện đại đem tới nhiều phương pháp thai giáo mới như: Phương pháp thai giáo Taegyo của Hàn Quốc, thai giáo kiểu Nhật, thai giáp Haptonomy của phương Tây, thai giáo kiểu Do Thái… Nhờ đó mẹ có thể tự lo lựa chọn cách thức thai giáo cho bé phù hợp nhất.

Một trong những khóa học thai giáo nổi tiếng nhất hiện nay là Mamibabi. Đây là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Thai giáo cơ bản
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG