[Tổng hợp] Thai giáo: Kiến thức mới nhất sau hơn 3600 năm

4.5/5 (149 đánh giá)

Thai giáo xuất hiện từ hơn 3600 năm trước tại Trung Quốc và dần lan rộng ra nhiều quốc gia khác. Tới nay, thai giáo đã đem lại những lợi ích diệu kỳ cho hàng triệu bà mẹ và trẻ em trên toàn thế giới. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ những kiến thức mới nhất về thai giáo sau hơn 3600 năm hình thành và phát triển. 

[Tổng hợp] Thai giáo: Kiến thức mới nhất sau hơn 3600 năm

Thai giáo là gì?

Từ điển tiếng Việt hiện nay chưa có định nghĩa về thai giáo bởi đây là khái niệm mới xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Thai giáo được bắt nguồn từ “Taijiao” của Trung Quốc. “Taijiao” – “thai giáo” trong tiếng Trung được định nghĩa như sau: “Thai giáo là một cách tiếp cận truyền thống nhằm tăng cường sự phát triển của thai nhi thông qua sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ.”

Thai giáo có từ hơn 3600 năm trước tại Trung Quốc. Đây được coi là một phần của "văn hóa sản khoa" tại đất nước này. Thai giáo cho thấy sức khỏe thể chất và tâm lý người mẹ cũng như môi trường bên ngoài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mà còn đến cả trẻ sơ sinh, nghĩa là sau khi thai nhi được ra đời.

Theo thời gian, thai giáo Trung Quốc lan dần ra nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài định nghĩa trên, thai giáo còn được hiểu rộng hơn theo nhiều cách khác nhau.

Một số khái niệm phổ biến nhất về thai giáo là gì?

  • Thai giáo là quá trình giáo dục bằng nhiều biện pháp, được thực hiện từ lúc người mẹ mang thai. Điều này nhằm mục đích “khai mở” các tiềm năng của thai nhi về cả thể lực và trí tuệ để bé phát triển tốt nhất sau khi ra đời
  • Thai giáo là giáo dưỡng thai nhi. Việc này gồm 2 yếu tố chính là nuôi dưỡng và giáo dục. Nuôi dưỡng để thai nhi luôn khỏe mạnh, từ đó tạo nền tảng tốt để giáo dục thai nhi thuận lợi hơn. Khoa học đã chứng minh thai nhi có thể hiểu và đón nhận những cảm xúc và thông điệp mà người mẹ truyền tới
  • Thai giáo là quá trình người mẹ điều chỉnh đời sống cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Từ đó mẹ tạo ra môi trường sống lành mạnh nhất, đồng thời hạn chế những tác động xấu tới thai nhi. Đời sống bên trong bao gồm đồ ăn thức uống, tinh thần… Đời sống bên ngoài bao gồm nơi ở, những người tiếp xúc, những nơi thường đến…
  • Thai giáo là một hình thức giáo dục sớm. Trước đây, giáo dục sớm chỉ được hiểu là giáo dục em bé khi đã ra đời, trong các độ tuổi 0 – 1, 1 – 2, 2 – 3. Nhưng giờ đây, thai giáo sẽ giúp thai nhi được giáo dục sớm ngay trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ.

Trên đây là những định nghĩa phổ biến nhất về thai giáo là gì tại Việt Nam. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này thông qua các tài liệu thai giáo hoặc các khóa học thai giáo online.

Lợi ích của thai giáo

Không chỉ thai giáo Trung Quốc mà phương pháp thai giáo Taegyo của Hàn Quốc, thai giáo Shichida của Nhật Bản, thai giáo Haptonomy của phương Tây cũng đã chỉ ra vô vàn lợi ích từ thai giáo: 

Lợi ích của thai giáo đối với bé  

  • Bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Trong bụng mẹ, bé có khả năng thấu cảm và phản ứng lại với âm thanh bên ngoài. Khi ra đời, bé nhanh chóng phân biệt được ngôn ngữ quen và lạ. Bé đồng thời dễ dàng tiếp thu lời nói của người lớn và nhanh biết nói hơn
  • Bé phản xạ tốt và nhanh nhạy hơn. Trong bụng mẹ, bé tỏ ra “hiếu động” trước âm thanh, ánh sáng của môi trường bên ngoài. Khi ra đời, thời điểm bé biết “hóng hớt” thường sớm hơn các bé cùng tháng tuổi
  • Bé được thai giáo thường thông minh hơn, chỉ số IQ của bé tăng lên nhờ được tương tác và giáo dục bởi bố mẹ ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Ngoài chỉ số thông minh IQ, chỉ số cảm xúc EQ của bé cũng được cải thiện rõ rệt. Bé có khả năng nhận thức tốt, biết điều tiết cảm xúc và phản ứng hợp lý khi trưởng thành
  • Bé được gắn kết với bố mẹ nhiều hơn và sâu hơn ngay từ khi còn là bào thai. Điều này giúp bé được lớn lên trong bình an và hạnh phúc. Đó chính là nền tảng nuôi dưỡng nhân cách cao đẹp và trí tuệ lớn lao
  • Bé có xu hướng yêu thích, quan tâm và tài năng trong các lĩnh vực nghệ thuật khi trưởng thành

Lợi ích của thai giáo đối với bố mẹ

  • Mẹ được tương tác với bé nhiều hơn, trải nghiệm những phúc giây hạnh phúc khi làm mẹ, tránh căng thẳng mệt mỏi và trầm cảm khi mang bầu
  • Mẹ hạn chế phần nào các triệu chứng không mong muốn trong thời gian mang bầu như ốm nghén, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt…
  • Thai giáo giúp bố dành nhiều thời gian hơn để thấu hiểu và chăm sóc mẹ và bé. Đây là nền tảng của một gia đình đầm ấm và một em bé hạnh phúc
  • Bố mẹ được chuẩn bị tinh thần làm cha mẹ từ sớm. Nhờ đó khi bé ra đời, bố mẹ tự tin hơn, không bỡ ngỡ hoặc “bị sốc” vì sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình. Những bố mẹ thai giáo sớm cho con thường có kiến thức, kỹ năng, thái độ và bản lĩnh vững vàng trên hành trình nuôi dạy con của mình

thai giáo mang lại nhiều lợi ích cho bố mẹ

Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Nên thai giáo từ tháng thứ mấy?

Bố mẹ nên thai giáo cho bé sớm nhất có thể, ngay khi biết tin mẹ có bầu. Tuy vậy, trong giai đoạn 3 tháng đầu, bố mẹ chỉ nên áp dụng các phương pháp thai giáo nhẹ nhàng và an toàn như thiền, tưởng tượng, nghe nhạc…

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, tùy vào sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, bố mẹ cần linh động thay đổi cách thức thai giáo cho phù hợp. Tốt nhất, bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ và kinh nghiệm thai giáo của những người đi trước.

Các phương pháp thai giáo hiệu quả

 Có 2 phương pháp thai giáo cho bé hiệu quả là trực tiếp và gián tiếp

  • Thai giáo trực tiếp là mẹ tác động thẳng lên bé không qua bất cứ khâu trung gian nào. Điển hình của hình thức này là thai giáo ánh sáng, thai giáo âm thanh và thai giáo vận động
  • Thai giáo gián tiếp là bé được nhận lợi ích thông qua “khâu trung gian” là mẹ. Các phương pháp thai giáo gián tiếp tiêu biểu là thai giáo dinh dưỡng (bé nhận dưỡng chất từ thức ăn qua dây rốn, nước ối) và thai giáo tinh thần (bé cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc qua cảm xúc của mẹ)

Trên đây là 2 phương pháp thai giáo cơ bản cho bé. Bố mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp này thông qua các bài học thai giáo miễn phí của Mamibabi và nhiều ứng dụng thai giáo khác.

Học thai giáo miễn phí: 5 cách thai giáo qua giác quan giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

Thai giáo cho bé qua thính giác

Tai của thai nhi bắt đầu hình thành vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ. 32 tuần, bé nghe được những âm thanh bên ngoài như tiếng trò chuyện, tiếng nhạc, tiếng sấm, tiếng chuông cửa… Đây cũng là thời điểm mẹ có thể cảm nhận thai nhi “giật mình” khi đột ngột nghe những âm thanh lớn.

Mẹ nên thai giáo cho bé qua thính giác ngay khi biết mình mang thai. Âm thanh sẽ đem tới những tác dụng diệu kỳ đối với sự phát triển của thai nhi:

  • Nói chuyện với mẹ bầu một cách nhỏ nhẹ, ân cần, dễ chịu; tránh to tiếng, cãi vã hoặc nói lời khó nghe. Đây là điều các bố cần đặc biệt lưu ý để việc thai giáo cho bé đạt hiệu quả tốt nhất
  • Mẹ và thai nhi nên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với tiết tấu vừa phải và ca từ tích cực. Không nên nghe nhạc quá to, ồn ào, dồn dập… Mẹ không nên áp tai nghe vào bụng mà hãy bật nhạc với âm lượng vừa phải để cả mình và thai nhi đều nghe được. Mỗi ngày mẹ có thể cùng bé nghe nhạc 2 lần, mỗi lần 5 – 10 phút
  • Trò chuyện với thai nhi mỗi ngày để bé phát triển toàn diện về trí não, thính giác. Điều này giúp thai nhi thông minh hơn và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Bố mẹ cũng nên tâm sự với thai nhi về những việc diễn ra trong đời sống hàng ngày
  • Bố mẹ nên nói với thai nhi về sự kỳ vọng của mình. Ví dụ: Nếu bé đang “ngôi ngược”, bố mẹ có thể bảo bé hãy dần xoay mình để có tư thế thuận lợi nhất cho việc chào đời. Đây là phương pháp đã được nhắc tới nhiều lần trong cuốn sách “Mẹ Nhật thai giáo” của tác giả Akira Ikegawa
  • Bố mẹ nên đọc truyện thai giáo cho thai nhi nghe mỗi ngày vào một khung giờ cố định. Nên chọn những câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu, ý nghĩa như truyện thiếu nhi.

thai giáo cho bé qua thính giác

Thai giáo cho bé qua thị giác

Mắt thai nhi bắt đầu hình thành vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ. Tới 18 tuần, mắt thai nhi vẫn đóng nhưng võng mạc đã cảm nhận được ánh sáng chiếu vào bụng mẹ hoặc lướt qua người mẹ. 33 tuần, mắt thai nhi nhìn được những hình ảnh lờ mờ, chưa rõ nét. 37 tuần, khi một nguồn sáng chiếu vào bụng mẹ, thai nhi có thể xoay đầu về hướng ánh sáng để phản ứng lại hoặc tỏ sự thích thú của mình

Mẹ nên thai giáo cho bé qua thị giác trong 3 tháng cuối bởi đây là lúc thị giác thai nhi phát triển tốt, lý tưởng nhất là từ tuần thứ 28 của thai kỳ:

  • Mẹ cùng bé chơi trò chơi đèn pin. Đây chính là phương pháp thai giáo ánh sáng Mamibabi đã nhiều lần giới thiệu: Mẹ dùng đèn pin nhỏ, ánh sáng nhẹ chiếu vào bụng và đợi một lúc để bé phản ứng lại bằng cách đạp vào bụng mẹ tại vị trí chiếu đèn. Sau đó, mẹ dần thay đổi vị trí chiếu đèn để thu hút sự chú ý của bé, bé sẽ đạp vào vị trí mới. Mỗi tuần, mẹ nên chơi trò này cùng bé 1 lần, mỗi lần khoảng 3 – 5 phút. Không nên chơi lâu vì bé sẽ mệt và ảnh hưởng không tốt tới thị giác
  • Mẹ có thể đi dạo ở những nơi không khí trong lành, thoáng mát, nhiều ánh nắng dễ chịu. Bé sẽ cảm nhận được ánh sáng tự nhiên qua lớp bụng mẹ. Mẹ cũng nên ôm ấp và trò chuyện để bé cảm nhận được tình yêu thương của mình. 

Thai giáo cho bé qua xúc giác

8 tuần, phôi thai đã có sự nhạy cảm nhất định khi được tác động. 32 tuần, thai nhi gần như một con người hoàn chỉnh. Bé có thể cảm nhận được nóng lạnh và cơn đau. Dù từ 8 tuần xúc giác của thai nhi đã có sự nhạy cảm nhưng bố mẹ chỉ nên thai giáo xúc giác trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ:

Thai giáo 3 tháng đầu: Bố mẹ chỉ nên âu yếm và trò chuyện với bé. Cụ thể, bố hoặc mẹ ôm lấy bụng bầu, không di chuyển tay hoặc tác động lực, sau đó nói những lời yêu thương với bé. Nhờ đó, bé cảm nhận được tình yêu thương bố mẹ dành cho mình

Thai giáo 3 tháng giữa: Đây là thời điểm lý tưởng nhất để thai giáo xúc giác.

  • Bố mẹ có thể massage, xoa bụng mỗi ngày 3 – 5 phút
  • Cùng bé chơi trò chơi cú đá hoặc ấn thả bằng cách ấn nhẹ ngón tay vào đúng vị trí bé vừa đạp rồi thả tay ra, và chờ đợi bé đạp lại
  • Trò chơi kiến bò: Mẹ nhẹ nhàng di chuyển các đầu ngón tay trên bụng như thể một đàn kiến đang bò.
  • Thai giáo Haptonomy: Mẹ đặt một tay lên bụng và giữ nguyên ở một ví trí nhất định trong vài phút. Bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp và “xê dịch” về phía tay mẹ. Sau đó, mẹ dần di chuyển tay sang một ví trị khác, bé sẽ “đi” theo bàn tay của mẹ. Mẹ có thể cùng bé chơi trò chơi này trong khoảng 5 - 10 phút mỗi lần. 

Thai giáo 3 tháng cuối: Bố mẹ vẫn có thể chơi cùng bé các trò chơi trên, ngoại trừ việc xoa bụng và massage. Massage trong giai đoạn này có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc biến chứng.

Thai giáo cho bé qua khứu giác

9 – 10 tuần, khoang mũi của thai nhi bắt đầu hình thành. Đến 28 tuần, khứu giác của thai nhi phát triển gần như hoàn thiện. Bé có thể cảm nhận và phản ứng lại với mùi nước ối của mẹ. Khi mẹ ăn những thực phẩm lạ, mẹ bị ốm hoặc bị căng thẳng, trầm cảm, mùi vị của nước ối sẽ thay đổi. Thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được điều này và cảm thấy “khó chịu” cùng mẹ.

Dưới đây là các cách thai giáo khứu giác mẹ có thể áp dụng:

  • Mẹ nên sử dụng các mùi hương tự nhiên như mùi cỏ cây hoa lá hoặc tinh dầu cho bà bầu. Các sản phẩm này vừa giúp thư giãn, ngủ tốt; vừa giúp bé được tiếp xúc với những mùi hương an toàn. Đây là cách thai giáo khứu giác tốt nhất đối với thai nhi
  • Nếu không bị sợ mùi thức ăn khi có bầu, mẹ có thể thai giáo cho bé qua khứu giác bằng cách cùng bé ngửi mùi những món ăn yêu thích. Điều này không chỉ giúp mẹ ăn ngon miệng hơn, mà còn giúp khứu giác của bé phát triển tốt hơn và được kết nối với mẹ nhiều hơn.

Thai giáo cho bé qua vị giác

14 tuần, vị giác của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển. 16 tuần, thai nhi có gai lưỡi và cảm nhận được mùi vị. Bé cũng đã phân biệt được các vị khác nhau qua nước ối. Mẹ có thể thai giáo qua vị giác bằng cách:   

  • Mẹ nên ăn những món ăn mình yêu thích có mùi vị thơm ngon và dễ chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm tính và sở thích ăn uống của bé khi lớn lên
  • Mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm như rau củ quả, nước ép trái cây, sinh tố, các món cháo, súp… bổ dưỡng cho bà bầu

Trên đây là những kiến thức mới nhất về thai giáo để bé khỏe mạnh và thông minh. Để việc thai giáo dễ dàng hơn, bố mẹ hãy cài đặt ứng dụng Mamibabi ngay hôm nay nhé. Mamibabi có sẵn rất nhiều nhạc thai giáo, truyện thai giáo, sách thai giáo để bố mẹ cùng bé trải nghiệm mỗi ngày.

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Thai giáo cơ bản
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG