Mời các mom cùng nghe chia sẻ kinh nghiệm thai giáo ở Việt Nam từ xưa đến nay. Không chỉ bây giờ, từ xưa những vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã rất trú trọng đến việc giáo dưỡng thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Thai giáo là quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ khi chuẩn bị mang thai, điều chỉnh hoàn cảnh môi trường trong và ngoài cơ thể người mẹ, tiến hành dạy dỗ và giáo dục thai nhi một cách chủ động, tích cực, giúp thai nhi phát triển toàn diện và đầy đủ cả thế chất và tinh thần, trí tuệ và nhân cách.
"GIA HUẤN CA" xưa đã chỉ bảo về Thai giáo:
"Khi thai sản quan phòng gìn giữ
Học cổ nhân huấn tử trong thai
Dâm thanh nhớ để ngoài tai
Ác ngôn chớ chút động lòng sởn sơ.
Từ xuất nhập, khởi cư, hành động
Có lễ nghi nghiêm trọng đoan trinh
Đứng ngồi chính đại quang minh
Cho bằng phẳng thế, chớ nghiêng lệch mình."
Theo Danh y Tuệ Tĩnh, "Âm dương hòa hợp thì muôn vật sinh, tinh huyết giao cảm thì thai nghén lành. Phàm động vật lúc mới thai nghén cũng giống như thực vật kết hột, cốt được yên lặng ôn hòa thì mới thành được quả, nếu bị rét, nắng, gió sương lay chuyển thì không khỏi điều tàn.
Trong vạn vật thời chỉ có loài người được bẩm thụ chánh khí của trời đất, gồm cơ trí muốn vật vượt sáng suốt của trăm loài, cho nên, lúc sinh đẻ, nuôi nấng, so với mọi loài vật đều khác xa. Lấy lai lịch loài người mà nói, thì phép dưỡng thai rất quan trọng, thời kỳ mang thai là rất quan hệ, vì có tổ tiên mới sinh ra con cháu, có con cháu mới nối dõi tổ tiên. Cho nên, trong lúc thai nghén cần và phải giữ gìn điều dưỡng, không nên xem thường".
1. Ý: nên vui vẻ, kiêng lo nghĩ
2. Cơ thể: nên vận động, kiêng ở dưng (nhàn rỗi)
3. Lòng: nên tiết độ, kiêng thèm muốn
4. Ở: nên mát mẻ, kiêng nóng bức
5. Ăn: nên ấm áp, kiêng nguội lạnh
6. Mặc: nên thích ứng thời tiết, kiêng quá lạnh, quá nóng
7. Gân cốt: nên thường vận động, kiêng đứng lâu
8. Thân thể: nên điều hòa hơi thở, kiêng ngồi lâu
9. Chân: nên đi bách bộ, kiêng đi lâu
10. Lưng: nên trăn trở, kiêng nằm lâu
11. Nằm: nên ốn định, kiêng nghiêng lệch
12. Ngồi: nên ngay ngắn, kiêng xiêu vẹo
13. Đứng: nên thẳng hàng, kiêng co chân
14. Nói: nên hiền lành, kiêng quỷ quyệt
15. Mắt: nên trông cây tốt, kiêng xấu xa, ô uế
16. Tai: nên nghe chuyện tốt lành, tránh nghe tiếng thô bỉ, dâm tà.
Tuân thủ, không làm trái những điều trên sẽ sinh con ngoan, tài giỏi hơn người.
"Những phương pháp tốt khi sinh đẻ là một phần trong pho Lãn Ông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông. Trong lời nói đầu, Hải Thượng Lãn Ông ghi: "Quy luật sinh hóa của thiên nhiên rất mầu nhiệm, âm dương bốn mùa sinh trưởng hóa sinh, huống gì đối với con người há không có sự nuôi dưỡng chu đáo hay sao?
Và ông đưa ra vài điều khuyên dạy:
• Có thai và sinh đẻ là hiện tượng tự nhiên bình thường của phụ nữ, nếu thai phụ khỏe mạnh, khí huyết sung túc, tinh thần đầy đủ, thư thái thì việc sinh đẻ tự nhiên như người ngủ tỉnh dậy, thai có xu thế tự nhiên tìm đường ra. Nếu thai yếu thì nên bổ khí dưỡng huyết. Khi sinh đẻ cần được bà đỡ lành nghề, sản phụ không nên rặn sớm quá.
• Khi sắp sinh, sản phụ cần an tâm định chí, thoải mái tự nhiên, gắng chịu đau. Bình thường thì đến thời điểm chín muồi thì tự nhiên để như người đi đại tiện, như quả chín tự nhiên rụng.
- Khi sắp đẻ không nên nằm co mà ngủ, nên gượng dậy đi lại trong phòng.
- Sắp đẻ chớ nên bói toán, cầu cúng mà hoang mang.
Hải Thượng Lãn Ông, còn chỉ ra 7 nguyên nhân làm khó đẻ:
1. Vì nhàn rỗi quá làm cho khí huyết kém lưu thông. Thường thấy phụ nữ nông thôn lao động chân tay lại dễ đẻ.
2. Vì bồi dưỡng quá thừa thãi. Thường thấy phụ nữ ăn uống, sinh hoạt bình thường lại dễ đẻ.
3. Vì dâm dục làm thai động hao tổn khi huyết. Thường 3 tháng đầu, 3 tháng cuối dễ bị ảnh hưởng hơn.
4. Vì lo sợ hoang mang
5. Vì nhút nhát, nhất là ở sản phụ đẻ con so hay sản phụ tuổi cao.
6. Vì quá sợ hoảng hốt, vội rặn sớm thai ra không bình thường.
7. Vì đuối sức rặn sớm quá.
Những bài viết hay Tham luận trong các Hội thảo của các chuyên gia về Thai giáo ở Việt Nam hiện nay thường nêu ra 14 kỹ năng, chia thành 5 bài học.
1. Ru và hát
2. Nựng nịu
3. Dỗ dành
4. Xoa bụng bằng ngón tay yêu thương
5. Nghe nhạc thích hợp, du dương, êm ái
6. Đọc văn thơ và nói những lời trìu mến
7. Nghĩ đến thai nhi một cách trân trọng, chờ mong
8. Để ý đến tư thế đi, đứng, nằm, ngồi
9. Kể chuyện vui tươi
10. Hội bạn bè nâng niu người mẹ và thai nhi
11. Xem và bình phẩm tranh ảnh nghệ thuật
12. Quan tâm, săn sóc người mẹ
13. Tạo không khí tốt đẹp trong gia đình
14. Cả nhà cùng yêu thương và chăm sóc cho người mẹ
1. Thính giác: nên nghe nhạc du dương và nhạc thiên nhiên như tiếng nước chảy, tiếng chim hót, lời nói dịu dàng trong gia đình.
2. Thị giác: nên xem những cảnh đẹp, tranh đẹp, hình ảnh những người mẹ yêu thương con
3. Khứu giác: nên tìm những mùi hương mình thích, mùi hương hoa cỏ
4. Xúc giác: nên xoa nhẹ lên bụng.
5. Vị giác: nên ăn uống những món nào mình thích.
Nói chung, nên có một tâm lý lạc quan, xem thai nhi là món quà quý giá mà cả gia đình đang mong chờ đón nhận. Người mẹ cần luôn vui vẻ lạc quan và tránh những cảm xúc tiêu cực vì khoa học đã chứng minh cơ thể người mẹ sẽ tiết ra rất nhiều chất Adrenaline khi tức giận, chất Cholamine khi sợ hãi, chất Endorphin khi người mẹ hạnh phúc, và những chất đó đều ảnh hưởng đến trẻ thông qua cuống rốn của thai nhi.
Bài viết của Phạm Thị Thúy - Thạc sĩ xã hội học
---
Mamibabi là phần mềm Thai giáo trên điện thoại chuyên sâu nhất, nội dung phong phú nhất. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải app Mamibabi tại đây: http://onelink.to/jfhnzv