Quan hệ khi mang thai - Đọc một lần giải tỏa mọi băn khoăn

4.6/5 (250 đánh giá)

Quan hệ khi mang thai có gì mà khiến cả chị em, anh em đều lo lắng? Có bầu có nên quan hệ không? Tư thế quan hệ khi mang thai như thế nào để vừa an toàn mà 2 vợ chồng vẫn "sướng"? Mọi câu hỏi của bạn về quan hệ khi mang thai sẽ được Mamibabi giải đáp ngay sau đây nhé.

Quan hệ khi mang thai - Đọc một lần giải tỏa mọi băn khoăn

Có bầu quan hệ được không?

Câu trả lời ngắn là: CÓ. Lo lắng quan hệ khi mang thai dẫn đến ảnh hưởng tới thai nhi, lo ngại đứa con trong bụng sẽ bị "động" khi "bố đòi vào thăm con" dẫn đến nhiều băn khoăn của mẹ bầu. Trên thực tế, nước ối, màng ối đã bảo vệ cơ thể thai nhi ở trong tử cung. Em bé hoàn toàn được bảo vệ khi người mẹ quan hệ tình dục. Cơ quan sinh dục của người đàn ông cũng không thể "chạm tới" em bé được và tinh dịch cũng không thể xâm nhập do đã có một nút nhầy ngay cổ tử cung, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Vì vậy, ngay tối nay, mẹ có thể yên tâm rủ chồng "hành sự" mà không phải quá lo lắng nữa nhé.

Khi nào cần hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai?

Quan hệ tình khi mang thai là an toàn, tuy nhiên, vẫn cần hạn chế nếu mẹ có những biểu hiện sau:

  • Đã từng bị sảy thai trong 3 tháng đầu
  • Đã từng sinh non
  • Hở eo cổ tử cung
  • Sinh đôi, sinh ba... đa thai
  • Tiền sản giật: phù, cao huyết áp...
  • Cổ tử cung ngắn
  • Vỡ ối
  • Thai phụ hoặc bạn tình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, Herpes,...
  • Nhau thai bám thấp hoặc nhau tiền đạo
  • Có các dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau quặn bụng từng cơn,...

Quan hệ khi mang thai có dẫn đến sảy thai không?

Kèm theo lo lắng về có bầu quan hệ đến tháng thứ mấy, thì thắc mắc về Quan hệ khi mang thai dẫn có dẫn đến sảy thai không luôn thường trực trong đầu nhiều mẹ. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy chưa có kết luận nào về việc quan hệ khi mang thai dẫn đến sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sảy thai phần lớn bắt nguồn từ những rối loạn trong sự phát triển của bào thai hay bất thường cấu trúc của nhiễm sắc thể.

Quan hệ khi mang thai có khiến sinh non không?

Nhiều mẹ cho rằng các cơn co bóp tử cung khi cực khoái gây chuyển dạ sớm, tuy nhiên điều này không thể xảy ra vì các cơn co này rất nhẹ, không đủ để kích thích quá trình chuyển dạ, không thể gây sinh non. Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 90 thai phụ cuối thai kỳ về đời sống tình dục. Hơn 50% thai phụ có quan hệ tình dục sau 37 tuần. Quan hệ tình dục ở giai đoạn này không những không gây khởi phát chuyển dạ mà còn làm trì hoãn chuyển dạ vài ngày, không có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ khi quan hệ tình dục ở tuổi thai này.

Quan hệ khi mang thai có lợi ích gì?

Ngược lại với những lo lắng của mẹ, quan hệ khi mang thai lại mang tới khá nhiều lợi ích cho bà bầu, cho chồng và cả em bé. Hãy cùng điểm qua nhé:

Quan hệ khi mang thai sướng cho vợ

Hưng phấn khi yêu giúp bà bầu giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống. Và khi loại bỏ được sự mệt mỏi, ức chế thì thai nhi cũng phát triển tốt hơn. 

Quan hệ khi mang thai sướng cho chồng

Việc bắt chồng phải nhịn quan hệ 9 tháng 10 ngày và sau đó là khoảng thời gian ở cữ không khác gì cực hình với các đức ông chồng. Việc kiêng khem này gây ra nhiều ức chế, khó chịu, rất dễ dẫn đến việc người đàn ông "đi ăn chả" ở ngoài. Quan hệ khi mang thai đều đặn giúp chồng cũng được hưởng nhiều lợi ích, không chỉ có mẹ bầu nhé.

Quan hệ khi mang thai tốt cho thai nhi

Chắc chắn rằng khi được quan hệ hợp lý, cảm xúc của mẹ bầu sẽ tốt, từ đó mang lại sự phát triển tích cực cho thai nhi. Đây chính là thai giáo cảm xúc, một hoạt động thai giáo bị động.

 

có thai có nên quan hệ không? Quan hệ khi mang thai thế nào an toàn?

Những thay đổi trong thai kỳ ảnh hưởng đến quan hệ tình dục khi mang thai như thế nào?

Thay đổi lớn nhất là về ham muốn quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, những thay đổi về kích thước cơ thể, kích thước bụng bầu cũng khiến bạn và ông xã khó khăn với các tư thế quan hệ khi mang bầu. Sự thay đổi này thường khác nhau qua các thời kỳ:

3 tháng đầu của thai kỳ

Tuy kích thước cơ thể vẫn chưa thay đổi nhiều nhưng giai đoạn này mẹ bầu thường ốm nghén và thay đổi hóc môn nên dẫn đến giảm ham muốn quan hệ.

Giải pháp:

  • Đợi qua cơn ốm nghén
  • Không nên cố ép mình quan hệ
  • Đảm bảo không gian thoải mái hoặc tạo không gian mới để tăng ham muốn
  • Chú ý chọn tư thế quan hệ khi mang thai một cách thích hợp

3 tháng giữa của thai kỳ

Nhu cầu tình dục thường tăng cao do lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục tăng lên, vú phát triển và dịch âm đạo tăng tiết

Giải pháp:

  • Không nên quan hệ quá nhiều sẽ dẫn đến mệt mỏi
  • Chú ý chọn tư thế quan hệ khi mang thai khiến bạn thoải mái nhất

3 tháng cuối của thai kỳ

Bụng đã phát triển khá to gây khó khăn cho việc quan hệ tình dục.

Giải pháp: 

  • Vợ chồng nên lựa chọn những tư thế quan hệ khi mang thai phù hợp để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
  • Không cố gắng quan hệ nếu sức khỏe không cho phép

Tư thế quan hệ khi mang thai

Mẹ ở trên, bố thăm con từ dưới

tư thế quan hệ khi mang thai - mẹ ở trên, bố ở dưới

Ở tư thế này, mẹ có thể chủ động kiểm soát cử động và độ sâu của dương vật xâm nhập vào âm đạo.

Bố thăm con từ phía sau

quan hệ khi mang thai tư thế bố thăm con từ phía sau

Tư thế này không gây áp lực lên cơ thể mẹ bầu, rất an toàn cho thai nhi.

Tư thế bố thăm con bằng cái muỗng

quan hệ khi mang thai tư thế bố thăm con bằng cái muỗng

Tư thế này mang lại cảm giác mới lạ cho mẹ do có những sự tiếp xúc khác lạ từ cơ thể và dương vật của chồng.

Một vài tư thế khác:

  • Tư thế truyền thống: thích hợp khi mẹ đang giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, lúc này bụng của mẹ chưa to hẳn nên sẽ không gây khó chịu cho mẹ. Nhất là khi nếu mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi thì tư thế sẽ giúp mẹ thoải mái hơn.
  • Tư thế chữ V (tư thế góc vuông): khá phù hợp khi mẹ mang thai ở giai đoạn giữa của thai kỳ. Tư thế này cũng không hề tạo áp lực đến thai nhi nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Mẹ bầu nên quan hệ vào giai đoạn nào của thai kỳ?

Nhu cầu quan hệ tình dục của mỗi người phụ nữ là hoàn toàn khác nhau. Nhiều người thường nghĩ việc quan hệ trong 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng trên thực tế thì điều này không hẳn đúng. Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ dễ gặp phải những cơn ốm nghén, đây cũng là thời điểm cơ thể mẹ bắt đầu thích nghi với những thay đổi nên rất dễ bị mệt mỏi, khó chịu. Chính điều này khiến ham muốn của mẹ bầu giảm xuống và mẹ cũng không còn hứng thú cho “chuyện ấy”.

Nhưng với 1 số mẹ bầu, thời gian đầu mang thai với sự thay đổi nội tiết tố lại là xúc tác khiến nhu cầu quan hệ tăng lên. Nhất là khi ở giai đoạn đầu, bụng của mẹ chưa có nhiều thay đổi nên chuyện yêu cũng không gặp cản trở quả nhiều. Nhìn chung, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ ngay khi mang thai thời gian đầu.

Nhưng khi ở giai đoạn 3 tháng cuối thì mẹ cần phải chú ý hơn khi quan hệ. Thai nhi phát triển lớn hơn kéo theo việc bụng mẹ ngày một to hơn. Bên cạnh việc cảm thấy mệt mỏi, vận động khó khăn hơn thì việc quan hệ còn có thể gây kích thích co bóp tử cung, gây sinh non. Do đó mà để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, càng về cuối thai kỳ, các cặp vợ chồng nên hạn chế tần suất quan hệ. 

Bà bầu có nên quan hệ bằng miệng hay không?

Thay vì hình thức quan hệ truyền thống, quan hệ bằng miệng (oral sex) cũng là sự lựa chọn phù hợp với bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau trước khi chọn hình thức oral sex.

  • Tuyệt đối không thổi khí vào âm đạo: khi quan hệ bằng miệng, mẹ đừng để chồng thổi vào âm đạo của mình. Hành động tưởng chừng đơn giản này có thể làm tắc mạch máu, trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi
  • Không quan hệ khi bị lở miệng: vết lở do virus Herpes gây ra hoàn toàn có thể lây qua cho mẹ bầu khi quan hệ bằng miệng. Bệnh lý gây ra bởi virus Herpes không chỉ là bệnh nan y mà còn để lại nhiều biến chứng khó lường cho mẹ khi sinh em bé.

Quan hệ khi mang thai cần lưu ý điều gì?

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, các cặp vợ chồng cần lưu ý một số vấn đề như sau khi quan hệ tình dục:

  • Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, đồng thời cũng ngăn vi khuẩn có hại xâm nhập vào tử cung của người mẹ.
  • Quan hệ nhẹ nhàng và nên chọn những tư thế ảnh hưởng đến bụng của người mẹ, nhất là khi em bé lớn thêm. 
  • Khi quan hệ tránh để bà bầu nằm ngửa hoặc nằm ngửa quá lâu, nhất là từ tháng thứ 5 trở đi.
  • Hạn chế quan hệ khi gần đến ngày sinh nở, tránh bị nhiễm trùng âm đạo

Khi nào thì mẹ bầu cần đến bác sĩ?

Một số mẹ sẽ bị chuột rút sau khi quan hệ, nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, bởi điều này là hoàn toàn bình thường. Mẹ nên dành thời gian sau đó để nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục sức khỏe và tuyệt đối tránh hoạt động quá nhiều ngay sau đó. 

Tuy nhiên, nếu triệu chứng này không biến mất và vẫn tiếp tục, mẹ bầu bị đau nhiều hay bị chảy máu sau khi quan hệ thì mẹ hãy đến bác sĩ để được chăm sóc ngay nhé. Mẹ đừng ngại chia sẻ, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia về những thắc mắc hay vấn đề mà mình đang gặp phải. Nhất là khi bạn đang cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của em bé trong bụng sau khi quan hệ. 

Chắc hẳn là đến đây thì mẹ bầu đã có câu trả lời cho câu hỏi có thai có nên quan hệ không. Trước khi quan hệ, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ những điều nên hay không nên. Ngoài ra, để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé, các cặp vợ chồng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất. 

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG