Hiện tượng đau bụng khi mang thai hầu hết phụ nữ mang thai nào cũng biết và có thể đã gặp phải nhưng không phải ai cũng biết đó là đau bụng sinh lý hay bệnh lý để kịp thời tìm đến bác sỹ điều trị.
Đau bụng khi mang thai là triệu chứng mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Hiện tượng đau bụng của bà bầu có thể là do những thay đổi sinh lý trong giai đoạn mang thai, nhưng đó cũng rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý khác. Do đó mẹ bầu cần phải nắm được đặc tính cũng như mức độ của cơn đau để biết lúc nào nên cần đến gặp bác sỹ.
Hiện tượng đau bụng là một trong số những triệu chứng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng khi mang thai, điển hình có thể kể ra như:
Những cơn đau được cho là bình thường khi liên quan đến việc vận động, di chuyển nhiều. Mẹ còn sẽ thấy đau bụng khi ho, khi đứng dậy hay những khi ngồi xổm… Mẹ cảm nhận được các cơn đau bụng lâm râm thường trực hoặc có thể là những cơn nhói ở bẹn hay phần bụng dưới. Khi thai nhi phát triển lớn hơn, cơn đau bụng còn kéo qua một hoặc cả hai bên bụng của mẹ. Thường thì những cơn đau lâm râm sẽ xuất hiện nhiều khi mẹ mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu, thậm chí với 1 số mẹ những cơn đau này có thể kéo dài suốt thai kỳ. Những cơn đau sẽ không tăng lên và có xu hướng giảm đi khi mẹ nằm nghỉ ngơi.
Vì thế mà ngay khi gặp những cơn đau bụng lâm râm, mẹ nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi. Trong giai đoạn mang thai, mẹ cũng nên tránh những vận động mạnh hay các hoạt động mang vác đồ nặng từ 5kg trở lên. Triệu chứng đau lâm râm của bà bầu sẽ nhanh hết, mẹ sẽ không cần phải dùng đến thuốc giảm đau.
Khi các cơn đau bụng có dấu hiệu ngày càng tăng lên hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường thì mẹ cần chú ý đi thăm khám ngay. Các triệu chứng đi kèm các cơn đau bụng khi mang thai mà mẹ cần phải để ý như:
Những cơn đau bụng đi kèm với những triệu chứng kể trên rất có thể là cảnh báo dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ. Bên cạnh lý do đau bụng liên quan đến sản phụ khoa thì đau bụng khi mang thai còn dễ gặp khi mẹ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, viêm ruột thừa, sỏi thận… Với mẹ mang thai trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, đau bụng kèm ra máu kéo dài vài giờ đến vài ngày có thể dẫn đến sảy thai. Riêng với mẹ bầu đang mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, nếu mẹ bị đau bụng cùng các dấu hiệu như gia tăng dịch âm đạo, dịch có lẫn máu, cơn gò xuất hiện nhiều… thì ngay lập tức mẹ nên đến bác sĩ để được thăm khám. Bởi rất có thể đó là những dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm, mẹ cần phải đi khám ngay để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.
Đau bụng khi mang thai tuy là hiện tượng bình thường của bà bầu nhưng không phải vì thế mà mẹ chủ quan khi bị đau bụng. Những cơn đau sinh lý thông thường sẽ hết sau vài ngày và sau khi mẹ nghỉ ngơi thư giãn. Nhưng chúng rất có thể là cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ nên chú ý và đi thăm khám kịp thời ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường.