Mẹ mang thai lên bao nhiêu cân là đủ để mẹ khỏe con phát triển tốt

4.6/5 (249 đánh giá)

Với mẹ bầu, tăng cân được xem là biểu hiện tích cực để thấy được sự phát triển của em bé trong bụng. Nhưng mẹ mang thai lên bao nhiêu cân là đủ? Làm thế nào để đảm bảo được cân nặng trong suốt giai đoạn mang thai? Mẹ hãy tham khảo nội dung bài viết ngày hôm nay ngay nhé!

Mẹ mang thai lên bao nhiêu cân là đủ để mẹ khỏe con phát triển tốt

Mang thai lên bao nhiêu cân là đủ? Đây chắc chắn là câu hỏi hay gặp nhất với đa số bà bầu. Tăng cân là một trong những thay đổi không thể tránh khỏi trong quá trình thai nghén của mẹ. Với mỗi cơ địa khác nhau, chỉ số cân nặng của mẹ tăng lên cũng khác nhau. Cân nặng khi mang bầu không chỉ cho thấy sức khỏe của mẹ, mà còn phản ánh quá trình phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân khiến mẹ tăng cân khi mang thai

Cơ thể người phụ nữ mang thai tăng cân là do:

  • Tăng cường trữ nước và các chất lỏng bên trong cơ thể
  • Quá trình tuần hoàn máu tăng lên
  • Bầu ngực của mẹ lớn hơn, trọng lượng tăng
  • Tử cung co giãn, kích cỡ tử cung lớn hơn
  • Túi nước ối và nhau thai xuất hiện

Việc tăng hay giảm cân ở mẹ bầu là biểu hiện rất bình thường, nhất là với những mẹ mang thai 3 tháng đầu, mẹ thậm chí còn bị sụt cân. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý theo dõi cân nặng của mình trong suốt giai đoạn thai kỳ. Việc mẹ tăng cân quá nhanh, quá đột ngột trong thời gian ngắn có thể là biểu hiện của một vài biến chứng thai nghén nguy hiểm.

Mang thai lên bao nhiêu cân là đủ?

Hẳn là không ít mẹ bầu đã nghe đến cụm từ: chỉ số BMI. Dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI trước khi có thai mà mẹ được khuyến nghị mức tăng cân như sau:

Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Với mẹ bầu có thể trạng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9)

Nếu chỉ số BMI của mẹ ở mức từ 18,5-24,9 thì mẹ đang có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Vậy nếu mẹ có thể trạng bình thường thì khi mang thai lên bao nhiêu cân là đủ? Ở thể trạng này, mức tăng cân chuẩn của mẹ trong khoảng từ 10-12kg. Mức tăng cụ thể của bà bầu theo từng tháng như sau:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ tăng 1kg
  • Giai đoạn 3 tháng giữa mẹ tăng từ 4-5kg
  • Giai đoạn 3 tháng cuối mẹ tăng từ 5-6kg

Mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu mình không tăng cân khi mang thai 3 tháng đầu. Có rất nhiều bà bầu gặp phải tình trạng ốm nghén, buồn nôn, chán ăn khiến cân nặng của mẹ thậm chí còn giảm đi. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi mẹ bước sang giai đoạn sau của thai kỳ. Dưới đây là bảng dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú mà mẹ cần biết.

Với mẹ bầu có thể trạng gầy (BMI < 18,5)

Chỉ số BMI < 18,5 cho thấy mẹ bầu đang ở thể trạng gầy. Cân nặng của mẹ khi mang thai cần tăng bằng 25% so với cân nặng trước có bầu.

Lấy ví dụ như mẹ nặng 45kg có chiều cao là 1m58, chỉ số BMI của mẹ là 18. Mẹ có thể trạng gầy, vì thế mà cân nặng mẹ cần tăng khi mang thai là 45kg x 25% = 11,3 kg.

Với mẹ bầu có thể trạng thừa cân (BMI ≥ 23)

Với những mẹ có chỉ số BMI cao hơn 23, mức tăng cân hợp lý là tăng 15% so với cân nặng trước khi mang thai. 

Ví dụ như mẹ bầu nặng 55kg, chiều cao 1m50, tính ra chỉ số BMI của mẹ là 24,5. Dựa trên chỉ số BMI thì cân nặng mẹ cần tăng được tính theo công thức là 55kg x 15% = 8,2kg.

Không có một định mức chính xác về việc mẹ mang thai lên bao nhiêu cân là đủ. Bởi thể trạng của mỗi mẹ là khác nhau, không phải mẹ bầu nào cũng giống mẹ bầu nào và không phải giai đoạn thai kỳ nào cũng giống nhau. Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu tăng quá nhiều cân rất dễ dẫn bị tiểu đường, tiền sản giật, tăng tỷ lệ sinh non. Ngược lại, mẹ bầu nếu tăng cân quá ít khiến thai nhi không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng, thai chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng.

Những lưu ý về cân nặng của mẹ bầu

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ cần đều đặn kiểm tra cân nặng hàng tháng. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu tăng giảm bất thường, mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để đảm bảo cân nặng khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết với mẹ bầu. Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất bột, chất đạm, chất béo và nhóm vitamin. Theo đó, mẹ nên:

  • Tăng cường chất xơ tự nhiên từ rau xanh và quả chín. Sử dụng nhiều rau trong bữa ăn hàng ngày còn giúp mẹ hấp thu được nhiều vitamin, khoáng chất.
  • Ăn các thực phẩm có lợi như trứng, váng sữa, sữa, sữa chua để bổ sung canxi
  • Gan, rau có màu xanh thẫm, súp lơ, các loại đậu… có chứa rất nhiều axit folic, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh của bé.
  • Các loại thực phẩm như cá, gà, thịt bò rất tốt cho quá trình tạo cơ, xương và tạo máu
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày (tương đương khoảng từ 6-8 cốc), mẹ uống nước làm nhiều bữa nhỏ, tránh uống dồn trong 1 lúc. 
  • Mẹ có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ để tăng cường dưỡng chất. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
  • Một điều nữa mà mẹ bầu cần lưu tâm đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẹ tuyệt đối không được ăn đồ ăn chưa chín, đồ ăn hết hạn hoặc không rõ nguồn gốc. 

Chế độ sinh hoạt

Những thay đổi trong giai đoạn thai kỳ sẽ khiến sinh hoạt của mẹ có phần bị xáo trộn. Vì thế, mẹ nên dành ra nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn. Mẹ nên chọn những việc phù hợp với khả năng của mình, tránh làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thêm vào đó, bà bầu cần đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, đừng bỏ qua giấc ngủ trưa mẹ nhé vì nó rất hữu ích trong việc phục hồi cơ thể.

Vận động nhẹ nhàng là một trong những cách làm khoa học giúp mẹ khỏe mạnh lại vẫn đảm bảo việc tăng cân đúng chuẩn. Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà mẹ có thể chọn những hoạt động vừa sức, tránh ngồi thụ động 1 chỗ. Mẹ có thể tham khảo các bài tập thiền, yoga của Mamibabi mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho mẹ, tạo điều kiện thuận lợi để em bé phát triển toàn diện. 

Những chia sẻ ở trên mong rằng đã phần nào giải đáp được thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu là mang thai lên bao nhiêu cân là đủ. Khi mang thai, mẹ phải “ăn cho 2 người” nhưng điều đó không đồng nghĩa là mẹ phải “ăn gấp đôi”. Tùy vào từng thể trạng cơ thể mà mẹ có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Mẹ cũng đừng quên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có được chế độ phù hợp, đảm bảo sức khỏe mẹ nhé!

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG