Thai giáo cảm xúc là gì? 

Thai giáo là nuôi dưỡng và giáo dục thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. Thai giáo cảm xúc là phương pháp thai giáo bằng cách điều chỉnh cảm xúc của người mẹ. Để việc thai giáo đạt kết quả tốt nhất, mẹ nên phát triển các cảm xúc tích cực, hạn chế các cảm xúc tiêu cực. Nhờ đó, thai nhi sẽ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Bé sẽ luôn vui vẻ, dễ chịu, an tâm khi ở trong bụng mẹ. Sau khi ra đời, bé sẽ khỏe mạnh, dễ nuôi và thích nghi tốt với môi trường sống.

thai giáo cảm xúc

Các cảm xúc tích cực mẹ nên duy trì và phát triển là: vui vẻ, thoải mái, phấn khởi, an tâm, hạnh phúc…

Các cảm xúc tiêu cực mẹ nên hạn chế là: Lo lắng, bồn chồn, tủi thân, giận dữ, bức xúc, thất vọng, hận thù…

Cảm xúc không phải thứ có thể dễ dàng diễn ra theo ý muốn con người. Vì vậy, trong thời gian mang thai, mẹ cần luyện tập một số kỹ năng điều khiển và thay đổi cảm xúc. Nhờ đó việc thai giáo cảm xúc sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thai giáo cảm xúc có vai trò gì đối với mẹ bầu và thai nhi?

Thai giáo cảm xúc là hình thức thai giáo đơn giản, dễ làm nhưng đem lại hiệu quả lớn với cả mẹ và bé trong thời gian mang thai. Thai giáo cảm xúc biến thời gian mang thai của mẹ thành “hành trình sẻ chia” đầy ý nghĩa. Trong hành trình này, bé sẽ thấu hiểu và sẻ chia với mẹ mọi xúc cảm hàng ngày.

Thai giáo cảm xúc đối với mẹ

+ Thai giáo cảm xúc giúp mẹ biết tiết chế cảm xúc xấu, phát triển cảm xúc tốt. Nhờ đó, mẹ sẽ có thêm nhiều phút giây bình yên, hạnh phúc, vui vẻ

+ Mẹ sẵn lòng trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh để nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết

+ Mẹ dễ vượt qua các khó khăn, biến cố trong thời gian mang thai hơn

+ Mẹ không chỉ thực hành mà còn giới thiệu phương pháp thai giáo cảm xúc với nhiều mẹ bầu khác

Thai giáo cảm xúc đối với bé

Không chỉ mẹ, bé cũng nhận được nhiều lợi ích từ việc thai giáo cảm xúc trong thời gian nằm trong bụng mẹ. Cuốn sách “Mẹ Nhật thai giáo” của tác giả Akira Ikegawa viết: “Tùy theo tâm trạng của mẹ mà cơ thể sẽ tiết ra các loại hormone khác nhau, chẳng hạn như lúc hạnh phúc thì cơ thể sẽ tiết ra dopamine, lúc sợ hãi là adrenaline, lúc được âu yếm là gonadotropin. Các hormone này sẽ đi qua dây rốn truyền vào máu em bé”. Qua đó có thể thấy, về mặt khoa học, cảm xúc của mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến em bé.

Các hormone hạnh phúc sẽ giúp em bé cảm thấy an toàn, thoải mái, dễ chịu, an tâm khi ở trong bụng mẹ. Nhờ đó, bé sẵn sàng “mở lòng” và đón nhận nguồn dinh dưỡng quý giá từ mẹ. Đồng thời, bé hào hứng với việc tiếp nhận những điều mới lạ từ thế giới xung quanh. Não bộ và các giác quan khác của bé cũng được phát triển tốt hơn.

Ngược lại, các “hormone buồn bã” nếu sản sinh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Sự phát triển của bé ở trong bụng mẹ trở nên khó khăn hơn. Bé nhận biết được những thay đổi tiêu cực từ “môi trường bụng mẹ” và cảm thấy “khó ở”. Sau khi sinh ra, những em bé này thường có cảm xúc hoặc tính cách gần giống người mẹ trong thời gian mang thai như buồn bã, trầm lắng, nhăn nhó, cáu kỉnh. Nặng hơn, một số bé có thể mắc các chứng rối loạn hành vi, tự kỷ, trầm cảm, tăng động, kém nhận biết…

Thai giáo cảm xúc cần được thực hành từ tháng thứ mấy?

Thai giáo cảm xúc là kỹ năng thai giáo đơn giản nhưng quan trọng nhất, bởi cảm xúc là thứ luôn tồn tại trong mỗi con người. Vì vậy, ngay khi biết mình mang thai, tức là từ tháng thứ 1 hoặc 2, mẹ nên tiến hành thai giáo cảm xúc. Đồng thời, mẹ nên chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là chồng về phương pháp này để nhận được sự giúp đỡ và đồng hành.

thai giáo cảm xúc

Với các kỹ năng khác như thai giáo âm nhạc, thai giáo ánh sáng, thai giáo vận động; mẹ cần dựa vào từng giai đoạn phát triển của bé để có hành động phù hợp. Nhưng thai giáo cảm xúc không như vậy. Việc thai giáo cảm xúc không phụ thuộc vào sự phát triển của bé ở từng thời kỳ. Mẹ nên thai giáo cảm xúc sớm nhất có thể để tạo “môi trường nước ối” tốt lành nhất cho bé; truyền tới bé những cảm xúc tươi đẹp và biến bụng mẹ thành “căn phòng dễ chịu” cho bé.

Nếu đã cài đặt ứng dụng Thai giáo tối giản kiểu Nhật Mamibabi, mẹ sẽ thấy ở ngày thứ 11 của thai kỳ, Mamibabi đã đề cập tới khái niệm “thai giáo cảm xúc”. Nhờ đó, các mẹ sớm được tiếp cận với phương pháp này, hiểu được lợi ích và thực hành sớm cùng con.

Trong suốt 280 ngày mang thai của mẹ, Mamibabi cung cấp các bài tập giúp việc thai giáo cảm xúc dễ dàng hơn như: Ngồi thiền, tưởng tượng, xem tranh, vẽ tranh, nghe nhạc…

Thai giáo cảm xúc theo lời khuyên của chuyên gia

Tháng 2/2016, chương trình Sống khỏe của VTV đã đề cập tới vai trò của thai giáo cảm xúc đối với mẹ và bé. Trong chương trình, bà Lưu Minh Hường, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu giáp dục trẻ thông minh sớm VSK đã chia sẻ: “ Khoa học đã chứng minh rằng tính cách của mỗi con người được quy định trong gen. Tuy nhiên, quá trình mã hóa gen bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, tâm lý, thái độ, niềm tin của người mẹ. Do đó, trong quá trình thai giáo, điều quan trọng đầu tiên là người mẹ cần giữ được tâm tĩnh, tránh căng thẳng, bức xúc. Nếu không, trẻ có thể bị sinh non, nhẹ cân; thậm chí mắc một số chứng bệnh về tâm lý như rối loạn cảm xúc. Người mẹ bị căng thẳng trong giai đoạn tuần thứ 7 - 10 của thai kỳ có thể sinh ra các em bé bị sứt môi, hở hàm ếch.

thai giáo cảm xúc

Trong những tháng đầu tiên mang thai, chúng ta không nên làm quá nhiều việc bởi điều này có thể gây nguy hiểm. Nhưng có một điều tất cả các cha mẹ đều làm được, đó là giữ gìn cảm xúc tích cực, yêu đời, chia sẻ những phút giây hạnh phúc với nhau, khám phá những không gian mới, tìm hiểu những vấn đề trước đây mình chưa tìm hiểu, miễn sao giữ được cảm xúc tích cực cho người mẹ. Chồng có thể giúp vợ tìm hiểu kiến thức, massage cho vợ, kích hoạt thai nhi. Bố có thể hoàn toàn tham gia vào quá trình thai giáo.

Nhiều khi những xung đột ko đến từ người chồng hay công việc mà đến từ chính những mối quan hệ trong gia đình. Mọi người nên ngồi xuống trò chuyện phân tích để hiểu rằng người mẹ cần giữ đc tinh thần, trạng thái cảm xúc tốt”

Bạn có thể xem các clip về thai giáo cảm xúc của VTV tại link dưới đây:

Tâm trạng người mẹ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Thực hành thai giáo bằng cảm xúc tích cực

Thai giáo cảm xúc bằng những cách nào?

Âm nhạc

Âm nhạc là một trong những cách thai giáo cảm xúc hiệu quả nhất. Việc nghe nhạc trong 9 tháng mang thai đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Mẹ nên nghe các bản nhạc dịu dàng, êm ái, ca từ tích cực để tinh thần được thư giãn, thoải mái nhất. Đồng thời, nhạc thai giáo giúp mẹ giảm các triệu chứng ốm nghén; giảm cảm xúc nóng nực, bực bội, khó chịu thường gặp phải khi mang thai.

Trong 3 tháng đầu, nhạc thai giáo giúp tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự hình thành của bé và giảm các nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Trong 3 tháng giữa, nhạc thai giáo giúp các giác quan và não bộ của bé phát triển tốt hơn.

Trong 3 tháng cuối, nhạc thai giáo thúc đẩy khả năng vận động của bé, giúp bé làm quen với các âm thanh quen thuộc và không quá bỡ ngỡ khi chào đời.

Truyện thai giáo

Những cuốn truyện hay, giàu tính nhân văn rất hữu ích cho mẹ trong quá trình thai giáo cảm xúc. Mẹ có thể đọc đa dạng thể loại truyện như truyện cười, tiểu thuyết, truyện cổ tích… miễn sao tất cả đều có nội dung tích cực.

Việc đọc truyện thai giáo giúp mẹ có những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn và tạm “quên” đi các triệu chứng ốm nghén mệt mỏi. Truyện thai giáo cũng giúp mẹ biết thêm được nhiều câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống để sau này kể cho bé yêu nghe. Mẹ cũng có thể đọc những tập truyện tranh đã gắn liền với tuổi thơ của mình, chắc chắn nhiều kỷ niệm đáng yêu sẽ hiện về cho xem.

Mẹ có thể tham khảo thêm nhiều truyện thai giáo thú vị tại mục Truyện thai giáo của Mamibabi nhé.

Viết nhật ký thai kỳ

Đây là một cách thai giáo cảm xúc rất hữu ích và… dễ thương, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng sẵn sàng vì tâm lý… ngại viết. Viết nhật ký giúp mẹ lưu lại tất cả các cảm xúc vui buồn của mình trong quá trình mang thai.

Với những kỷ niệm vui, khi viết lại, mẹ sẽ càng thêm yêu thương, trân trọng; thậm chí còn bật cười khi nghĩ đến.

Với những kỷ niệm buồn, nếu viết ra, mẹ có thể cảm thấy nhẹ lòng hơn. Mẹ cũng có thể cảm thấy bình tĩnh và dần cân bằng lại cảm xúc tốt hơn. Nhiều ngày sau, khi đọc lại, có thể mẹ sẽ nghĩ “Ồ chuyện này nhỏ nhặt thật, vậy mà mình đã buồn đến thế sao”.

Mẹ có thể chia nhật ký thành hai cột vui và buồn. Khi nhìn vào, nếu thấy chữ viết ở cột buồn nhiều hơn cột vui, mẹ hãy áp dụng các phương pháp cân bằng và điều chỉnh cảm xúc nhé. Mẹ cũng có thể tâm sự cùng bố và những người xung quanh để tìm sự giúp đỡ.

Mỹ thuật

Tiếp xúc với mỹ thuật cũng là một trong những cách thai giáo cảm xúc hiệu quả. Mỹ thuật không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn mà còn phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp và phát huy tính sáng tạo. Bé yêu sau khi sinh ra cũng có cái nhìn đẹp đẽ về cuộc sống. biết cảm nhận những điều tốt đẹp bình dị diễn ra mỗi ngày, có cơ hội phát triển tốt hơn trong lĩnh vực mỹ thuật.

Để mỹ thuật trở thành một phần của thai giáo cảm xúc, mẹ có thể:

+ Xem những bức tranh đẹp, tránh những bức tranh buồn bã, u sầu

+ Vẽ tranh theo chủ đề hoặc vẽ tĩnh vật, vẽ cảnh đẹp mình nhìn thấy

+ Nếu không vẽ, có thể tô màu và sử dụng các màu sắc mình yêu thích, giúp tâm trạng vui vẻ hơn

+ Xem trang tại các sự kiện, phòng tranh, triển lãm

Trò chuyện

Theo phương pháp thai giáo của người Nhật Bản, trò chuyện cùng thai nhi là một cách thai giáo cảm xúc tốt. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ; cảm thấy an toàn và tích cực “tương tác” với bố mẹ ở những tháng sau. Những lời nói tích cực cũng “truyền năng lượng” giúp nước ối của người mẹ có chất lượng tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Bố mẹ có thể trò chuyện hàng ngày với con về nhiều chủ đề:

+ Bố mẹ yêu con như thế nào

+ Các thành viên khác trong gia đình mong chờ con thế nào

+ Cuộc sống vui vẻ của gia đình

+ Những người bạn tốt của bố mẹ

+ Dự định của bố mẹ và tương lai tốt đẹp của gia đình

+ Những nơi bố mẹ muốn đưa con tới du lịch

Vì vậy, khi thai giáo cảm xúc, bố mẹ đừng quên trò chuyện với bé mỗi ngày. Việc này sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình hơn; giúp bé phát triển tốt và mẹ có tâm trạng vui khi mang bầu.

Vận động

Vận động hợp lý, phù hợp với sức khỏe là một cách thai giáo cảm xúc hiệu quả cho mẹ bầu. Vận động giúp mẹ khỏe mạnh, tránh thừa cân, cảm thấy sảng khoái, ăn ngon miệng, giảm ốm nghén. Đồng thời, vận động giúp cơ thể tiết ra “hormone hạnh phúc” để mẹ thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Thời gian vận động tốt nhất cho mẹ bầu là buổi chiều tối ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát… Mẹ cũng có thể vận động vào buổi sáng ở những nơi không khí trong lành; nhưng tránh dậy quá sớm gây thiếu ngủ; hoặc tránh sáng sớm mùa đông còn nhiều sương lạnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Các hình thức vận động mẹ bầu có thể thực hành là đi bộ, bơi lội, thiền, yoga, tập thể dục bà bầu. Mẹ nên vận động cùng các mẹ bầu khác để có tâm trạng vui vẻ và có sự sẻ chia. Mẹ cũng có thể vừa trò chuyện vừa tập cùng bố để tình cảm thêm gắn kết.

Thai giáo cảm xúc: Vai trò của bố

“Con là con chung, không phải của riêng mẹ”, chắc hẳn nhiều ông bố cũng đã từng nghe đến câu nói này. Điều đó nói tới vai trò không-thể-thay-thế của bố đối với con. Bố đóng vai trò rất quan trọng trong việc thai giáo cảm xúc của mẹ và bé. Sự quan tâm và yêu thương của bố giúp mẹ có một thai kỳ hạnh phúc và sinh con thuận lợi hơn. Đồng thời, bố sẽ giúp bé trong bụng mẹ cảm thấy được yêu thương và chở che. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự quan tâm của bố giúp bé trở nên thông minh hơn sau khi ra đời.

Trong thời gian mang thai, người mẹ có thể chán nản, buồn bã, áp lực, căng thẳng vì những lý do rất nhỏ nhặt, hoặc đôi khi… không vì lý do gì. Bố hãy bình tĩnh, nhẫn nại, lắng nghe và chia sẻ cùng mẹ nhé.

Bố cũng nên dành nhiều thời gian hơn để ở bên và quan tâm tới mẹ, cùng mẹ đi dạo, ngắm cảnh, trò chuyện, đi chơi, xem phim… giúp mẹ có cảm giác an tâm và tin tưởng trong suốt thai kỳ.

Bố không nên để mẹ đơn độc trong việc thai giáo. Bố hãy cùng mẹ tìm hiểu các phương pháp thai giáo nổi tiếng, đọc sách thai giáo, mua truyện thai giáo, và tiến hành thai giáo cho bé yêu ngay khi có thể.

Thai giáo cảm xúc: Vai trò của các thành viên khác trong gia đình

Ông bà: Trong nhiều gia đình, vợ chồng thường sống cùng bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ. Khi vợ mang thai, chồng nên chủ động nói với bố mẹ về việc nên giúp đỡ vợ việc nhà, đặc biệt là những việc nặng nhọc như bê vác, sắp xếp đồ đạc. Những việc thường tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn như dọn dẹp, cọ nhà vệ sinh, lau bếp… cũng nên hạn chế để vợ làm, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Khi xảy ra hiểu lầm hay mâu thuẫn trong gia đình, chồng cũng nên chủ động nói chuyện với mọi người và hóa giải mâu thuẫn; tránh việc vợ buồn bã, tủi thân trong thời gian mang thai.

Con lớn: Nếu vợ đang mang thai con sau, chồng và các thành viên khác trong gia đình nên giúp đỡ vợ việc chăm sóc bé lớn. Nếu bé có thể hiểu được lời người lớn, bố và ông bà nên nói với bé về việc mẹ đang có em bé nên sức khỏe suy giảm, một số việc mẹ không làm được như bế con, đưa đón con đi học, tới khu vui chơi đông đúc… Nhưng mẹ vẫn rất yêu thương con, có thể cùng con làm nhiều việc nhẹ nhàng như chơi đồ hàng cùng con, học cùng con, vẽ tranh cùng con…

Người giúp việc: Khi vợ mang thai, chồng nên nói với người giúp việc về khẩu vị và sức khỏe của vợ để người giúp việc thay đổi cho phù hợp. Nên tránh những món ăn vợ sợ, và nấu thêm các món vợ thèm hoặc những món tốt cho em bé. Chồng và bố mẹ cũng nên nói với người giúp việc về những điều cần lưu ý khi chăm sóc bà bầu. Nhờ đó, vợ sẽ được chăm sóc tốt nhất trong giai đoạn mang thai. 

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG