Dinh dưỡng cho bà bầu béo phì: Những điều cần lưu ý

5/5 (460 đánh giá)

Theo thống kê tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Việt Nam khoảng 6-10%. Đặc biệt béo phì khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà mẹ, gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Dinh dưỡng cho bà bầu béo phì như thế nào cho hợp lý?

Dinh dưỡng cho bà bầu béo phì: Những điều cần lưu ý

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã trên 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.

Béo phì khi mang thai

Thừa cân, béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức trong cơ thể, nó có thể gây ra suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Chỉ số cơ thể (BMI) bằng cân nặng chia cho chiều cao bình phương được sử dụng để xác định người thừa cân và béo phì. Theo WHO khi BMI lớn hơn hoặc bằng 25 gọi là thừa cân, BMI lớn hơn hoặc bằng 30 gọi là béo phì.

Phụ nữ mang thai bị béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng do thai nghén cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường. Không những thế khi mang thai nếu chế độ ăn không được kiểm soát nhất là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ gây tăng cân nhanh. Mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ....

Ảnh hưởng của béo phì khi mang thai

Nguy cơ khi phụ nữ béo phì mang thai ảnh hưởng tới mẹ và bé:

  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh, tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh khi mẹ béo phì rất cao. Những dị tật thường gặp như dị tật ống thần kinh.
  • Nguy cơ sảy thai.
  • Trẻ sinh non: Do thai to, quá sức chịu đựng của tử cung nên gây chuyển dạ sớm
  • Tử vong sau sinh
  • Dễ bị ngôi thai bất thường, chấn thương sản khoa khi sinh, sinh khó do phần mềm của mẹ quá nhiều. Bé sinh ra có sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng sau sinh.
  • Trẻ dễ mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2, bệnh lý tim mạch và béo phì.
  • Mẹ bị tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường thai kỳ.

Dinh dưỡng cho bà bầu béo phì

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện những hậu quả do thừa cân béo phì gây ra mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

  • Nên ăn những thức ăn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Trái cây ít ngọt, rau củ, gạo lứt, các loại ngũ cốc, những thực phẩm ít béo sữa chua, sữa không béo, ít đường.
  • Tăng cường ăn những thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá nạc, các loại đậu...
  • Nên bổ sung nhiều acid folic để hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh. Những thực phẩm nhiều acid folic như: Rau bina, súp lơ, trứng... Ngoài ra có thể bổ sung bằng viên uống tổng hợp.
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và không được bỏ bữa. Mỗi bữa hạn chế lượng tinh bột và chất béo.
  • Giảm các thực phẩm có chứa nhiều chất béo no như đồ chiên xào, rán, mỡ động vật, bơ. Thay vào đó sử dụng chất béo không no như dầu oliu.
  • Giảm ăn thức ăn có chứa nhiều đường như: Bánh kẹo, quả ngọt, đồ uống có ga, đồ uống đóng chai chứa hương liệu, nước ép hoa quả ngọt...
  • Không uống rượu, bia, đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá. Hạn chế cà phê, nước chè...

Uống rượu, bia, đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

  • Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế ăn mặn, giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Lượng natri đưa vào cơ thể khoảng <6g/ ngày.
  • Phụ nữ béo phì khi mang thai cần ăn hạn chế các thực phẩm nhiều mỡ, đường và hạn chế muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất.

Ngoài áp dụng chế độ ăn uống hợp lý mẹ bầu thường xuyên tập thể dục nếu không có chông chỉ định giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, hạn chế tăng cân, giảm nguy cơ biến chứng do béo phì gây ra. Mẹ bầu có thể vận động bằng phương pháp như đi bộ, tập yoga...

Những lưu ý khi điều trị béo phì khi mang thai

  • Ở phụ nữ béo phì sau khi xác định có thai nên đi khám sản khoa và dinh dưỡng để lên kế hoạch chăm sóc đặc biệt, lên kế hoạch chế độ dinh dưỡng.
  • Giám sát kỹ các chỉ số đường huyết, huyết áp, chức năng gan thận trong suốt thai kỳ.
  • Thời gian 3 tháng đầu có nguy cơ say thai, sản phụ có thể được kê sử dụng các loại thuốc dưỡng thai, chống co thắt.
  • Thời kỳ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật nên sản phụ cần theo dõi thường xuyên. Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý.

Một chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu hạn chế được tăng cân trong thai kỳ, hạn chế những biến chứng cho cả mẹ và bé. Ngoài ra thai phụ cần thường xuyên khám thai định kỳ để kiểm soát những bệnh lý trong suốt thời kỳ mang thai.

Nguồn: vinmec.com

---

Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
BÀI MỚI ĐĂNG